Dửng dưng, lãnh đạm, nhẫn tâm (merciless) là những tính từ nghịch nghĩa với tâm tình thương xót, nhân từ, khoan dung (merciful). Thánh kinh cho ta nhiều thí dụ: (1) dửng dưng đối với người bị đánh đập và bị cướp,
Dẫn vào
Dửng dưng, lãnh đạm, nhẫn tâm (merciless) là những tính từ nghịch nghĩa với tâm tình thương xót, nhân từ, khoan dung (merciful). Thánh kinh cho ta nhiều thí dụ: (1) dửng dưng đối với người bị đánh đập và bị cướp, thầy tư tế rồi thầy Lêvi đã “đi tránh qua một bên”;[i] (2) người phú hộ chẳng hề quan tâm đến Lazarô nghèo khó đang đói gần chết ngay trước cửa nhà mình….[ii] Thầy tư tế, thầy Lêvi, người phú hộ đã làm điều trái ngược với tình yêu thương, sự cảm thông “chậm bất bình và rất mực khoan nhân” của lòng Chúa thương xót.[iii]
Hỡi con, hãy chuyên cần viết lên từng câu Ta đã nói với con về Lòng Thương Xót của Ta, bởi vì nhờ đó mà rất nhiều linh hồn sẽ được ơn ích vì biết chạy đến với Ta.[iv]
Lần này, bài viết xin được nhắc đến sự xuất hiện một lần của từ merciless và ba lần của từ merciful trong thông điệp.[v]
Một lần sử dụng từ merciless
Trong tiếng Anh, merciless có thể được dùng làm tính từ hoặc làm danh từ và có thể có một trong những nghĩa sau: (1) tính từ: nhẫn tâm, tàn nhẫn, thiếu thương xót, thiếu nhân từ, thiếu khoan dung, thiếu từ bi…; (2) danh từ: những kẻ nhẫn tâm, những kẻ tàn nhẫn, những kẻ thiếu thương xót, những kẻ thiếu nhân từ, những kẻ thiếu khoan dung, những kẻ thiếu từ bi…
1. APV II 3,17
· It is sufficient to recall the parable of the prodigal son,[vi] or the parable of the Good Samaritan,[vii] but also—by contrast—the parable of the merciless servant.[viii] (II 3,17)
· Il suffit de rappeler la parabole de l’enfant prodigue [ix], ou encore celle du bon samaritain [x], mais aussi – par contraste – la parabole du serviteur sans pitié [xi]. (II 3,17)
· Chỉ cần nhắc lại dụ ngôn người con hoang đàng[xii] hoặc dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu,[xiii] nhưng cũng có thể nhớ lại dụ ngôn trái nghịch về người tôi tớ ác nghiệt nữa.[xiv] (II 3,17)
Ba lần sử dụng từ merciful
Trong tiếng Anh, merciful có thể được dùng làm tính từ hoặc làm danh từ.[xv] Vì thế, trong tiếng Việt từ merciful cũng có thể có nhiều nghĩa: (1) tính từ: thương xót, nhân từ, khoan dung, từ bi…; (2) danh từ: những ai xót thương người, những ai thương xót người, những ai nhân từ, những ai khoan dung, những ai từ bi….
1. APV V 8,25
· Demonstrating from the very start what the “human heart” is capable of (“to be merciful”), do not these words from the Sermon on the Mount reveal in the same perspective the deep mystery of God: that inscrutable unity of Father, Son and Holy Spirit, in which love, containing justice, sets in motion mercy, which in its turn reveals the perfection of justice? (V 8,25)
· Et ces paroles du Sermon sur la montagne, qui font voir dès le point de départ les possibilités du “cœur humain” (“être miséricordieux”), ne révèlent-elles pas, dans la même perspective, la profondeur du mystère de Dieu: l’inscrutable unité du Père, du Fils et de l’Esprit Saint, en qui l’amour, contenant la justice, donne naissance à la miséricorde qui, à son tour, révèle la perfection de la justice? (V 8,25)
· Khi cho thấy ngay từ đầu là “lòng dạ con người” có khả năng (“biết thương xót”), những lời của Bài giảng Trên Núi lại chẳng mạc khải trong cùng một viễn cảnh chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa: sự duy nhất khôn lường của Cha, Con và Thánh Thần, nơi tình thương kiềm chế sự công bằng và làm nảy sinh lòng thương xót để rồi đến lượt mình lòng thương xót mạc khải sự hoàn hảo của đức công bằng sao? (V 8,25)
2. APV V 8,30
· In His resurrection Christ has revealed the God of merciful love, precisely because He accepted the cross as the way to the resurrection. (V 8,30)
· Dans sa résurrection, le Christ a révélé le Dieu de l’amour miséricordieux justement parce qu’il a accepté la croix comme chemin vers la résurrection. (V 8,30)
· Trong cuộc Phục Sinh của mình, Đức Kitô đã mạc khải Thiên Chúa của tình thương xót chính là bởi vì Người đã chấp nhận thập tự giá làm đường đưa tới sự sống lại. (V 8,30)
3. APV V 9,15
· It was precisely this “merciful” love, which is manifested above all in contact with moral and physical evil, that the heart of her who was the Mother of the crucified and risen One shared in singularly and exceptionally—that Mary shared in. (V 9,15)
· A cet amour “miséricordieux”, qui se manifeste surtout au contact du mal physique et moral, le cœur de celle qui fut la Mère du Crucifié et du Ressuscité participait d’une manière unique et exceptionnelle – Marie y participait. (V 9,15)
· Tấm lòng của người là Mẹ Đấng bị đóng đinh và sống lại đã dự phần cách độc đáo và phi thường vào chính tình “thương xót” được biểu hiện trên hết tất cả khi tiếp xúc với sự dữ thể lý và luân lý; Mẹ đã tham dự vào tình thương xót này. (V 9,15)
Để kết
Tuy có thể có nhiều lầm lỗi, đã từng ứng xử như thầy tư tế, thầy Lêvi, như người phú hộ… và như thế là trái ngược với tình yêu thương, sự cảm thông “chậm bất bình và rất mực khoan nhân” của lòng Chúa thương xót, chúng ta vẫn luôn được mời gọi tín thác vào tình thương của Thiên Chúa: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa”.
Như vậy, chúng ta cũng cần quyết tâm sẽ không dửng dưng, lãnh đạm, không quan tâm, hay nhẫn tâm… nhưng trái lại, được mời gọi tỏ lòng thương xót với người đau khổ.
Không bao giờ chúng ta được để cho con tim mình bị những quyền lợi và những mối bận tâm của mình phủ lấp đến độ không nghe được tiếng kêu của người nghèo. Tâm hồn khiêm tốn và kinh nghiệm bản thân về đau khổ sẽ có thể thức tỉnh nơi chúng ta ý thức về sự thương xót và cảm thông.[xvi]
[i] X. Lc 10,30-32.
[ii] X. Lc 16,19.
[iii] X. Bênêđictô XVI, Sứ điệp Mùa Chay 2012 (Vatican, 03-11-2011).
[iv] “Nhân loại sẽ không tìm thấy được sự bình an cho đến khi hết lòng quay về Lòng Thương Xót của Chúa” (x. Faustina, Nhật ký…04-7-1937, 132).
[v] Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót sử dụng một lần từ merciless và 29 lần từ merciful.
[vi] Lk 15:11-32.
[vii] Lk 10:30-37.
[viii] Mt 18:23-35.
[ix] Lc 15,11-32.
[x] Lc 10,30-37.
[xi] Mt 18,23-35.
[xii] Lc 15,11-32.
[xiii] Lc 10,30-37.
[xiv] Mt 18,23-35.
[xv] X. Bài 3.
[xvi] Bênêđictô XVI, Sứ điệp Mùa Chay 2012 (Vatican, 03-11-2011).
Tác giả bài viết: Lm. G. Tạ Huy Hoàng