Nói về nhiếp ảnh người ta nghĩ ngay là Nhìn. Là mắt. Như vậy điều kiện để có một tấm ảnh đúng là: Mắt nhìn + Hiểu biết về nhiếp ảnh = Bấm đúng lúc. Cho ta 1 tác phẩm.
Tìm Hiểu thêm về nhiếp ảnh nghệ thuật.
Nói về nhiếp ảnh người ta nghĩ ngay là Nhìn. Là mắt. Như vậy điều kiện để có một tấm ảnh đúng là:
Mắt nhìn + Hiểu biết về nhiếp ảnh = Bấm đúng lúc. Cho ta 1 tác phẩm.
-Mắt nhìn cho ta thấy ánh sáng, bóng tối, mầu sắc, cây cỏ lá hoa, rừng núi, sông biển và mây nước v…v…
-Hiểu biết về nhiếp ảnh là học về phương pháp chụp ảnh gồm lý thuyết và thực hành.
Cả hai phần trên cộng lại mới đưa đến cho ta là bấm đúng lúc. Nên người ta thường nói là ngón tay bấm là cặp mắt nhìn.
Nhiều bộ phận để cấu tạo thành máy ảnh, nhưng nút bấm mới là chính, nó đưa ra cho ta một tấm ảnh. Có nghĩa là không bấm là không có ảnh. Còn tấm ảnh đúng sai là ở bấm đúng lúc hay không.
Bấm đúng lúc là như thế nào?
Bấm đúng lúc là cô ấy chợt mĩm cười. Bà ấy vừa chợt khóc. Và cô bé ấy nhìn tôi kìa. Và bà ấy vừa lộ nét ghen trên khuôn mặt, đám mây vừa bay tới, chiếc xe vừa lao tới, Con chim lao tới và chụp con mồi.v…v…
Nhận định đúng về nhiếp ảnh để không làm sai ảnh. Nhiếp ảnh có hai phẩn. Phần 1 là ảnh Tài Liệu. Phần 2 là ảnh Nghệ Thuật. Chúng ta phải biết rõ hai phần ấy, để không bị lẫn lộn giữa 1 và 2. Xin xem bài viết về Sáng tạo Nghệ Thuật nhiếp ảnh và Hội Họa Khác nhau như thế nào?.
Ánh sáng và mầu sắc ở Nhiếp ảnh có những người vẫn hay lẫn lộn ánh sáng và mầu sắc giữa phần 1 và phần 2.
Nói đúng ra ánh sáng và mầu sắc nguyên thủy của phần 1 là ánh sáng trung trực, mầu sắc trung trực, ánh sáng mầu sắc như thế nào thì để như thế đó. Ví dụ: Các hãng bán và chế tạo Máy ảnh và ống kính. Họ test máy và ống kính để biết máy có tốt hay không ống kính có đúng với hình ảnh hay không? Và hình căn cước da ông ấy mầu đen thì đừng sửa cho nó hơi sang sáng. Còn ánh sáng và mầu sắc ở phần 2 người Nghệ Sĩ tạo ra theo cảm xúc của mình, đó là ánh sáng và mầu sắc Nghệ Thuật.
Còn như thế nào là đúng ánh sáng và mầu sắc? Ánh sáng đúng hay sai người ta có thể thẩm định được chỉ ở phần 1 mà thôi. Còn phần 2 ánh sáng và mầu sắc tùy theo sự đặt để của người Nghệ Sĩ để đem đến sự cảm nhận theo chủ đề. Vì có sự lẫn lộn giữa phần 1 và phần 2 Cho nên khi xem ảnh có người không hiểu thì lại chỉ trích. Thế nào là đúng ánh sáng và mầu sắc của hình Nghệ Thuật? Nó chỉ đúng theo chủ đề của ảnh.
Các bạn cứ thử xem phim trong rạp chiếu bóng sẽ hiểu. Trong những cảnh trong phim hình ảnh rất là đẹp. cảnh ánh sáng mầu sắc qúa tuyệt vời, nhưng ngoài đời thì chắc chắn ánh sáng và mầu sắc đó là không có thật. Nhưng với những cảnh đó, đã đưa người ta có cảm xúc mạnh. Nào là cảnh rùng rợn, cảnh thần tiên.v…v…
Sáng tạo Nghệ Thuật là sự tìm tòi mới lạ. Đôi khi sự mới lạ đó không dễ chịu để cho người khác chấp nhận, và cũng tùy theo sự hiểu biết của từng người để đưa đến sự chấp nhận hay chống đối. Người làm Nghệ Thuật phải biết điều đó.
Nghệ Thuật là hướng dẫn chứ không phải Nghệ Thuật là chạy theo thị hiếu của quần chúng.
Sau đây là những hình ảnh được ghép lại với nhau để trở thành 1 tác phẩm. Các bạn có thể làm mọi cách với sáng kiến của các bạn. Với những hình ảnh ví dụ dưới đây.
Hình 1
Có nhiều người hỏi tôi anh là Họa Sĩ và cũng là nhiếp ảnh thì anh cho biết sự khác biệt sáng tạo giữa nhiếp ảnh và hội họa. Tôi xin trả lời theo theo sự hiểu biết của tôi, và những kinh nghiệm đã trải qua với tôi giữa hai nghành, mà tôi đã học và nhiều năm đã làm.
Sáng tạo trong Nhiếp Ảnh cũng như sáng tạo trong Hội Họa đều giống nhau.
Người Họa Sĩ sáng tạo tranh Nghệ Thuật bằng sơn dầu, cọ vẽ, vải bố, dầu cá. v..v..
Người Nhiếp Ảnh sáng tạo một bức ảnh Nghệ Thuật bằng máy ảnh Digital, ống kính, kính lộc và Programm Photoshop.
Còn tranh hoặc ảnh có Nghệ Thuật hay không còn tùy vào mắt nhìn và khối óc, tài năng cùng với kiến thức rộng của người Nghệ Sĩ đó.
Còn phần trên đã ghi chỉ là dụng cụ để giúp người Nghệ Sĩ sáng tạo mà thôi.
Một tác phẩm Nghệ Thuật được đánh gía cao thường là tác phẩm có tính cách sáng tạo. Và người nghệ sĩ sáng tạo cần có một kiến thức rộng để tác phẩm của mình được tán thưởng và có gía trị hơn.
Óc sáng tạo đòi hỏi ở nhiếp ảnh có khả năng tưởng tượng, cách nhìn bén nhạy, nếu không sẽ không có được những tác phẩm độc đáo, vì hình ảnh chỉ thoáng qua trong giây lát mà thôi.
Ở Hội Họa đòi hỏi người nghệ sĩ có khả năng ghi nhận thật bén nhạy, người nghệ sĩ có được cảm giác chân thật và băt buộc phải phối hợp mầu sắc thật gọn gàng nhanh chóng, nhờ vậy mới ghi lại được những giờ của ánh sáng và những năm tháng ngày và mùa.
Người nghệ sĩ cần có một tâm hồn nhậy cảm và trái tim rung động trước mọi cảnh vật.
Nghệ Thuật là hài hòa, hài hòa là làm sao cho giống nhau những gì trái ngược và những gì tương tự ở sắc độ, ở sắc loại, ở đường nét, xét theo chủ sắc của tranh, ảnh và tùy theo tác động của ánh sáng để đạt tới sự hòa hợp vui tươi, yên tĩnh hay buồn bã,
-Như những sắc độ trái ngược là sáng và tối.
-Những sắc loại trái ngược mầu chính và mầu bổ túc.
-Những đường nét trái ngược đường thẳng và đường góc thẳng.
-Sắc độ vui dùng chủ sắc sáng.
-Sắc lọai vui dùng chủ sắc nóng.
-Đường nét vui dùng những đường chạy lên trên đường chân trời.
-Sắc độ yên tĩnh, sáng và tối bằng nhau.
-Đường nét yên tĩnh, đường ngang bằng đường chân trời.
-Sắc độ buồn bã dùng chủ sắc tối.
-Sắc loại buồn bã dùng chủ sắc lạnh.
-Đường nét buồn bã dùng đường ngã nghiêng.
Người Họa Sĩ dùng thủ pháp của mình bằng những đường cọ vẽ và trình độ pha mầu sắc để đạt được những yếu tố trên, để người thưởng thức cảm nhận được.
Người Nhiếp Ảnh phụ thêm bằng Photoshop để chỉnh đổi lại ánh sáng mầu sắc theo những yếu tố trên để người thưởng thức tán thưởng và cảm nhận được.
Kiến thức rộng giúp cho người nghệ sĩ am tường mọi thứ, mọi vật để đạt để hay dùng Photoshop không bị trái ngược, có đôi khi trái ngược một cách phi lý mà người ta thường nói là tác giả không am tường mọi việc.
Hiện nay có người không đồng ý về vấn đề dùng Photoshop cho nhiếp ảnh Digital.
Theo tôi ngày xưa người dùng máy chụp Film35mm người làm nghệ thuật phải dùng phòng tối để rửa Film và cắt ráp, sửa chữa cho ánh sáng theo ý mình.
Ngày nay dùng máy ảnh Digital thì dùng Photoshop để chỉnh hình ảnh ánh sáng cắt ráp theo ý mình đó là chuyện thường. Một tấm ảnh nghệ thuật là nghệ thuật, chứ không ai đòi hỏi là có làm Photoshop hay không có làm. Hay đã ráp nối sửa chữa trong phòng tối. Và cũng xin đừng có lẫn lộn chụp ảnh nghệ thuật với những hình ghi nhận, tài liệu, báo chí, tin tức bằng hình ảnh. Nếu là hình ghi nhận, tài liệu, báo chí, tin tức bằng hình ảnh. Xin đừng sử dụng Photoshop.
Ai cũng có một cặp mắt giống nhau, nhưng cái nhìn khác nhau. khác nhau ở sự nhận thức. Nhận thức nhiều hay ít còn ở kiến thức rộng và sự học hỏi về chuyên môn nữa. Một người có hiểu biết về nhiếp ảnh hay hội họa nhìn cảnh vật khác với người bình thường, hoặc nhìn tranh ảnh cũng khác với người bình thường, vì họ nhìn thấy có nhiều cái hay cái lạ và những điều thích thú trong tranh ảnh mà người thường chỉ nhìn thấy đẹp xấu trong ý thích cảm nhận của mình mà thôi. Khi đứng trước một cảnh vật, đôi khi người bình thường không thấy cái hay cái đẹp trong đó và cho là xấu, nhưng có người lại chụp lia chụp lịa. Tại sao? Vì họ nhìn được cái xấu cái đẹp người ta gọi là cái nhìn khám phá, để đưa ra một tác phẩm.
Có nhiều người mới học chụp ảnh xin cùng đi chụp ảnh với tôi, Họ nói đi từ sáng đến giờ mà chỉ có chụp được vài hình đẹp mà thôi, vì không tìm thấy cảnh vật đẹp, còn tôi sao mà chụp lia chụp lịa chụp nhiều thế? Bộ thấy không tốn Film nên chụp như vậy. Khi về nhà đưa lên máy để xem, thì vài tấm đẹp mà họ nghĩ là đẹp rồi cũng không đẹp, nhìn thấy tùm lum đủ thứ nằm trong đó. Còn tôi, họ nói nhìn thấy một bãi cỏ mà ông ấy vẫn chụp, như thế mà bây giờ thì thấy cọng cỏ đọng sương với ánh sáng lóng lánh và lại đẹp, lạ thật. Và cũng có người nói: Sao cùng cảnh đó hằng năm tôi thấy và chụp ảnh nó, mà sao hình không đẹp giống ông ấy? Lại có người hỏi tôi, anh chụp máy nào mà đẹp thế? Để tránh những sai lầm đó. Trước khi chụp mình phải biết chụp cái gì? Chủ đề gì? Góc độ nào chụp tốt nhất. Lấy cái gì, cần loại bỏ những gì. Lúc đầu mới tập chụp còn bối rối khi đứng trước một cảnh vật, nhưng từ từ sẽ quen và làm theo sự phản xạ nhuần nhuyễn có khi trong một nháy mắt là xong. Điều quan trọng là chế ngự được máy ảnh của mình để sử dụng nó cho chính xác.
Cần sự học hỏi để bổ túc thêm những gì mình đã biết. Sự học là vô tận không bao giờ hết. Và đừng nghĩ và ỷ là mình biết rồi, không chịu học thêm, và đừng đổ lỗi cho kỷ thuật mới. lỗi là mình không chiu khó học.
Nguyễn Sơn.
Một bài viết ngắn gọn của Nhạc Sĩ Phan Ni Tấn đã cho chúng ta một ý niệm về người Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh
Thiên nhiên, con người, tình yêu, hạnh phúc và khổ đau, cái đẹp và cái xấu…mọi góc cạnh mọi ngóc ngách của cuộc sống muôn mầu muôn vẻ ở quanh ta được chụp bằng đôi mắt bén nhạy, ghi lại bằng tâm hồn nhạy cảm và trái tim rung động của người nghệ sĩ sau ống kính. Những hình ảnh chụp ấy, những khoảnh khắc ấy, có khi thành thiên thu, đọng lại rất lâu trong lòng người, một bức ảnh `´nói‘ nhiều hơn sách báo trong sách. Xin hãy lắng mình để nghe các bức ảnh nói với ta điều gì.
Nguyễn Sơn Germany.