Chúa Nhật Tuần XVII Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật Tuần XVII Mùa Thường Niên Năm A

SUY NIỆM - Jul 26/07/2020

Chúa Nhật Tuần XVII Mùa Thường Niên Năm A

Mt 13,44-52

KHO BÁU

 

“Bán tất cả những gì mình có mà mua”. (Mt 13,46)

 

Tin Mừng hôm nay thuật lại ba dụ ngôn mới: dụ ngôn kho báu và dụ ngôn ngọc quý rất gần giống nhau, còn dụ ngôn chiếc lưới rất gần với dụ ngôn người gieo giống và dụ ngôn cỏ lùng.

Hai dụ ngôn này được biệt phân rất rõ nét với các dụ ngôn trước đó. Các dụ ngôn trước liên quan đến việc loan báo Nước Trời và sự phát triển thần kỳ của nó. Các dụ ngôn đó chủ yếu là thể văn "miêu tả". Còn Dụ ngôn kho báu và dụ ngôn ngọc quý là những "lời khuyến dụ" được gởi đến cho từng cá nhân, mang tính khẩn trương và quyết liệt, nhằm biến đổi đời sống.

Dụ ngôn "kho báu giấu ở thửa ruộng" và "viên ngọc quí" diễn tả sự cao trọng, sự vô giá của Nước Trời, mà không có cái gì, không có vàng bạc hay tài năng nào sánh được. "Kho báo" và 'viên ngọc quý" ở đây là chính Đức Giêsu Kitô, Ngài là đối tượng lớn nhất, là niềm vui, là hạnh phúc để chúng ta tìm kiếm và sở hữu. Không có gì đẹp hơn, bởi được tìm biết Đức Kitô, có Ngài chúng ta có tất cả! Nói như Thánh Phaolô hôm nay là: trong Người, chúng ta "những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh", trở nên giống với hình ảnh Chúa Con, trở nên giống Đức Kitô. Như thế, lời mời gọi nên thánh chính là trở nên giống Đức Kitô, sống theo Đức Kitô.

Nếu chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa mời gọi chúng ta vào vương quốc của Ngài và Đức Giêsu là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến đó, lúc đó việc chúng ta kết hiệp với Đức Kitô là ngay tức khắc, không thể nào chần chừ được nữa. Vì thế, việc chúng ta từ bỏ mọi sự cho điều cốt yếu duy nhất này, là chuyện dể hiểu. Với sự hiện diện của Đức Kitô, Nước Trời có mặt ở đây rồi. Kho báu hay ngọc quý này ở trong tầm tay của chúng ta. Việc từ bỏ mọi sự để sở hữu cho được kho báu hay ngọc quý này là niềm vui lớn lao, niềm vui của sự tự do vì được giải thoát khỏi những điều bất tất.

Dụ ngôn "Kho báu chôn trong ruộng" và "Viên ngọc quí" diễn tả sự cao trọng, sự vô giá của Nước Trời, không có cái gì, không có vàng bạc hay tài năng nào sánh được. "Kho báu" và "Viên ngọc quý" ở đây, là chính Đức Giêsu Kitô, Ngài là đối tượng lớn nhất, là niềm vui, là hạnh phúc để chúng ta tìm kiếm và sở hữu. Không có gì đẹp hơn là tìm biết Đức Kitô. Có Ngài, chúng ta có tất cả! Nói như Thánh Phaolô hôm nay là: trong Người, chúng ta "những người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh", trở nên giống với hình ảnh Chúa Con, trở nên giống Đức Kitô. Như thế, lời mời gọi nên thánh, chính là trở nên giống Đức Kitô, sống theo Đức Kitô, là đạt đến Nước Trời.

Nước Trời đòi buộc phải hy sinh, một khi đã khám phá ra, phải bán tất cả những gì mình có. Đây là một chọn lựa dứt khoát, quyết liệt, không dễ dàng. Sự từ bỏ theo Chúa Giêsu, chính là thái độ dấn thân vì Nước Trời. Tìm thấy Nước Trời, thấy được giá trị cao quí của Nước Trời, cho nên mới can đảm hy sinh từ bỏ tất cả để có được. Người nông dân bán tất cả để mua cho được mảnh ruộng có kho báu; vị thương gia bán tất cả tài sản để mua cho bằng được viên ngọc quý, là hình ảnh nói lên việc phải dứt khoát chọn lựa Nước Trời.

Nước Trời được ví như viên ngọc quý, khi tìm thấy, người ta bán mọi sự để mua được viên ngọc đó. Ngọc quý là chính ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại. Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một hạ thân cứu độ chúng sinh. Viên Ngọc quý từ trời ban xuống là Đức Kitô đã hy sinh hiến mình để cứu độ nhân loại. Qua bao đời, có biết bao nhiêu người đã nghe giảng, học biết và tin nhận Chúa Kitô là Con Thiên Chúa giáng trần. Họ đã tìm được viên ngọc qua đời sống đức tin trong Giáo Hội. Cửa Nước Trời đã mở ra thâu nhận những ai muốn kiếm tìm và sống niềm tin. Mọi người đều có thể sở hữu viên ngọc quý của Nước Trời. Viên ngọc của ân sủng, của tin yêu và hy vọng. Chúa Giêsu đã sắm sẵn cho mọi người.

Người đón nhận Nước Trời cũng cần phải từ bỏ nếp sống cũ để sống đời sống mới trong sự kết hợp với Chúa, cũng cần phải dấn thân để chiếm lấy Nước Trời, bởi vì được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích lợi chi. Còn đối với chúng ta thì sao. Liệu chúng ta có dám liều, dám hy sinh tất cả để chiếm lấy Nước Trời? Hay chúng ta lại phản ứng như chàng thanh niên giàu có: chần chừ, so đo tính toán rồi lầm lũi cúi mặt bỏ đi. Anh không dám bán những gì anh sở hữu mà làm phúc bố thí cho người nghèo rồi bước theo Chúa. Anh không dám từ bỏ sự ổn định của cuộc sống hiện tại để đi theo Đấng mà không có lấy được một chỗ tựa đầu. Một cuộc phiêu lưu mạo hiểm hoàn toàn bấp bênh và vô định. Anh sợ rằng mình sẽ mất cả chì lẫn chài, cả vốn lẫn lãi.

Để có Đức Kitô, hay để có được Nước Trời cần phải dứt bỏ tất cả như Chúa Giêsu gọi mời: "Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta" (Mt 16,24)… Và chỗ khác Người nói: "Nếu ngươi muốn được trọn lành, thì hãy đi bán những gì ngươi có mà cho kẻ khó", sau cùng Người thêm: "đoạn hãy đến theo" (Mt 19,21). Không những thế còn phải phấn đấu, "giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy". Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta rằng không thể có được Nước Trời, nếu chúng ta không từ bỏ tất cả những gì chúng ta đang có: vinh quang, giầu có, địa vị và tất cả những sự tìm kiếm khác.

Xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan để chúng ta đi tìm Nước Trời. Vì Nước trời là một kho tàng quý giá, chúng ta phải bằng mọi cách để đổi lấy cho bằng được. Vì nước trời là viên ngọc quý, chúng ta phải trân trọng và bằng mọi giá gìn giữ và bảo vệ. Xin Chúa cho chúng ta luôn biết chọn lựa gia tài vĩnh cửu Nước Trời hơn là những của cải trần gian mau qua. Vì "được lời lãi cả thế gian, chết mất linh hồn nào được ích gì?

Bai2: Tue65 Ma64n & Video: TGPSaigon.net