HỘI TRẠI TNTT GIÁO TỈNH SÀI GÒN : THÁNH LỄ TẠ ƠN

HỘI TRẠI TNTT GIÁO TỈNH SÀI GÒN : THÁNH LỄ TẠ ƠN

Tin Giáo Hội Việt Nam - Aug 05/08/2017

“Hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống đời con …” phải nói là ứng nghiệm với Thánh Lễ tạ ơn nhân dịp Hội Trại Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Tỉnh Sài Gòn năm nay.

Vì lý do không ai muốn đó là Đức Cha Gioan cũng như nhiều Cha trong giáo phận đã đến với Giáo xứ Cẩm Tân để dâng Thánh Lễ tạ ơn với Cha Giuse Vũ Văn Nhuần lần cuối trước khi gửi thân xác nơi cõi tạm. Chính vì thế, Thánh Lễ tạ ơn phải dời lại một chút so với chương trình đã để ra. “Nghĩa tử là nghĩa tận” để rồi Đức Cha cũng như nhiều Cha rất mệt khi dâng 2 Lễ liền nhau. Nếu thiếu sót khi không kể đến nhiều người nữa cũng rất mệt khi trời mưa và đặc biệt đó là Ban Truyền Thông Giáo Phận, anh chị em nhóm quay phim Nguyễn Thương – cộng tác viên với BTT Giáo Phận đã cố gắng bằng mọi cách để truyền trực tiếp nhiều chương trình, Thánh Lễ, Hội Nghị của Giáo Phận Xuân Lộc và của các các giáo phận khác như Vĩnh Long, Buôn Ma Thuột … nữa.

Và Thánh Lễ tạ ơn dù muộn cũng được bắt đầu. Chủ tế Thánh Lễ này là Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân – phụ tá giáo phận Xuân Lộc. Cùng đồng tế với Đức Cha có quý Cha Tuyên Úy Thiếu Nhi Thánh Thể các Giáo Tỉnh và giáo phận …

Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha ngỏ với cộng đoàn : “Cùng với Cha Tuyên Úy, với quý Cha từng là tuyên úy phong trào và các cha đương nhiệm tuyên úy TNTT và đặc biệt Giáo Tỉnh Sài Gòn. Tất cả quý Cha gửi lời đến từng trái tim của các con trong hội trại hôm nay, tình thương mến của Chúa và của riêng mỗi Cha dành cho tất cả các con. Tất cả quý Cha đây muốn cùng với các con để đáp lại Chúa Giêsu có một ước mơ đó là Chúa Giêsu thắp ngọn lửa của tình yêu, của ơn cứu độ cho mặt đất này, cho hành tinh xanh chúng ta đang sống đây, cho mọi người nhất là thiếu nhi nhất là các em là những người bạn của chúng ta.

Vậy Hội Trại này nhằm mục đích nâng tầm con mắt của các con lên cao như tầm Chúa Kitô muốn và mở rộng tầm con mắt các con rộng như tầm Chúa Giê su muốn và ơn cứu độ không phải là ơn trải ra trên mà là trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, chúng ta cùng sốt sắng dâng

Thánh Lễ này để suy niệm Thánh Thể Chúa – Mình và Máu Thánh Chúa là nguồn sống của thiếu nhi Thánh Thể chúng ta. Mình Máu Thành Chúa là nguyên lý khởi đầu và cùng đích của mọi hoạt động của thiếu nhi chúng ta. Chúng ta cùng khiêm tốn xin Chúa tha thứ tội lỗi chúng ta để chúng ta cử hành Thánh Lễ tôn vinh Mình và Máu Thánh Chúa và phúc lành của Mình và Máu Thánh Chúa đến cho mỗi chúng ta”

Trong bài chia sẻ, Đức Cha Gioan nói : “Cha chia sẻ đôi điều trước không khí không phần sôi động của Thiếu Nhi Thánh Thể.

Khi các con tham gia phục vụ trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, chúng ta dừng lại một chút để suy nghĩ ý nghĩa phong trào TNTT là gì ?

Trước hết, một ý tưởng đến trong đầu chúng ta phong trào TNTT này là của Giáo Hội, nhắm đến giáo dục thiếu nhi và người trẻ bước vào đời.

Suy nghĩ TNTT như một phong trào rất đúng, rất đẹp nhưng chưa đủ và thiếu yếu tố lớn làm nên phong trào TNTT của chúng ta. Cần phải nhớ Thánh Thể là then chốt, là nền tảng, là đích đến. Giáo dục là điều đi theo, đi sau, đi liền, chính Chúa Giêsu Thánh Thể là đích đến, nguồn khởi hứng, nguồn sức bậc, nguồn sống của chúng ta và là tác phẩm chúng ta mang đến cho các em của chúng ta : TN TT.

Chúng ta cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa trong tâm tưởng của TNTT, tất cả chúng ta học phép Thánh Thể, Bí Tích Thánh Thể trong Giáo Lý, chúng ta sống với Chúa Giêsu Thánh Thể từ tấm bé. Có khi chưa đủ trí khôn thì bố mẹ chúng ta đã đưa chúng ta đến nhà thờ và chúng ta gần gũi với Chúa Giêsu Thánh Thể hàng ngày, hàng tuần và trải dài nhiều chục năm trong đời chúng ta.

Giờ phút này, chúng ta dành một chút để suy niệm ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể qua Lời Chúa hôm nay để xác tín vào Chúa Giêsu Thánh Thể.

Khi chúng ta mở giáo huấn của Thánh Phaolo, chúng ta ít là gặp 3 điều mà Thánh nhân rao giảng đặc biệt.

Trước hết Ngài nói : Tôi loan truyền Tin Mừng cho anh em, đây là Tin Mừng tôi nhận từ Chúa, là Tin Mừng đích thực. Trong thư gửi tín hữu Galata : Nếu người nào đó rao giảng không phải Tin Mừng tôi rao giảng là người bị chúc dữ. Nói vậy, trong cung cách như thế, Thánh Tông Đồ nhấn mạnh Tin Mừng Ngài rao giảng là Tin Mừng duy nhất mà Ngài rao truyền để cứu độ chúng ta.

Điểm thứ hai là Đức Kitô phục sinh. Chúng tôi rao truyền Đức Kitô phục sinh. Nếu Đức Kitô không phục sinh thì niềm tin chúng ta ra vô ích. Và nếu Chúa Kitô không Phục Sinh mà anh em nghe chúng tôi loan truyền Đức Kitô phục sinh tin theo thì anh em là những người bất hạnh. Nói điều đó, để chúng ta thấy Ngài nói Ngài lấy sinh mạng mà tuyên xưng của Ngài đi rao giảng.

Trong thư thứ hai gửi tín hữu Corinto Ngài nói công khó của Ngài dâng cho Chúa : bao nhiêu lần bị đánh đòn, bao nhiêu lần lênh đênh trên biển tưởng chừng đã chết. Một lần bị ném đá nhưng không chết. Dù đau khổ như vậy nhưng chúng tôi vẫn loan truyền Đức Kitô phục sinh. Chúng tôi lấy tính mạng ra để loan báo Đức Kitô phục sinh. Đức Kitô đã phục sinh cho nên niềm tin của chúng ta là niềm tin Tin Mừng. Khi chúng ta nghe Thánh Nhân nói một cách trang trọng về Bí Tích Thánh Thể. Ngài nói rất trang trọng : “Điều chúng tôi loan truyền cho anh em là điều Đức Kitô đã loan truyền cho chúng tôi. Điều chúng tôi loan truyền cho anh em là Đức Kitô cầm lấy bánh, lấy chén là máu đổ ra cứu chuộc muôn người …”.

Phép Thánh Thể, đặc biệt từ Thánh Phaolo, chúng ta thấy Thánh Phaolo xác tín điều mà ngài loan truyền là từ Chúa Giêsu Kitô chúng tôi truyền cho anh em.

Thánh Sử Macco vừa kể lại cho chúng ta lời xác tín của Thánh Phaolo. Nơi cuối đời của con người, những lời nói ra đó là lời nặng ký, một trong những lời Chúa Giesu nói di chúc truyền lại cho chúng ta, đó là Người nói với các môn đệ của Người : “Hãy chuẩn bị lễ Vượt Qua”. Lễ Vượt Qua của người Do Thái hướng đến Lễ Vượt Qua mà Ngài cử hành và các môn đệ vâng lời Thầy chuẩn bị Lễ Vượt Qua trong dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái để lồng vào khung cảnh là khung cảnh cho Chúa Kitô thực hành Lễ vượt qua của Người. Trước khi bị trao nộp Thầy nói : “Người cầm lấy bánh, lấy chén … đây là chén Máu Thầy … đổ ra cho các con để muôn người được tha tội”.

Thánh Sử Macco vừa kể lại cho chúng ta lời xác tín của Thánh Phaolo. Nơi cuối đời của con người, những lời nói ra đó là lời nặng ký, một trong những lời Chúa Giesu nói di chúc truyền lại cho chúng ta, đó là Người nói với các môn đệ của Người : “Hãy chuẩn bị lễ Vượt Qua”. Lễ Vượt Qua của người Do Thái hướng đến Lễ Vượt Qua mà Ngài cử hành và các môn đệ vâng lời Thầy chuẩn bị Lễ Vượt Qua trong dịp lễ Vượt Qua của người Do Thái để lồng vào khung cảnh là khung cảnh cho Chúa Kitô thực hành Lễ vượt qua của Người. Trước khi bị trao nộp Thầy nói : “Người cầm lấy bánh, lấy chén … đây là chén Máu Thầy … đổ ra cho các con để muôn người được tha tội”.

Thập Giá. Hình tượng đóng đinh là hình tượng chấn động. Nếu chúng ta mở trong lịch sử loài người và lịch sử triết học thì không có hạnh động nào chấn động như hình ảnh Chúa treo trên thập giá. Ở Lão tử, hình ảnh của một con người ngồi trên lưng trâu là ước mơ của con người.

Ở Phật Giáo, chúng ta thấy Đức Phật ngồi trên tòa sen và tìm đến sự thinh lặng, nơi thanh tịnh. So với những hình tượng đó, ta thấy hình tượng đó đẹp nhưng soi với hình tượng Chúa trên thập giá, Chúa đi vào thân phận, đi vào cùng cực của con người, đi vào cái chết của con người.

Chúa chết trên thập giá như lời Ngài nói trong phòng tiệc ly : “Đây là Thân mình Thầy nộp vì các con, vì anh em”. Và các Thánh Giáo Phụ nói : Chúa Giêsu Kitô – con Thiên Chúa làm người – Ngài mang thân phận con người vào Ngài để đến mức để tất cả những gì Ngài mang vào Ngài để Ngài cứu tất cả. Vì vậy, không những Chúa chỉ nhập thể mà lại làm người rốt cùng trong thiên hạ. Những người phàm hèn gần hơn nữa. Mang thân phận tử tội dù Ngài là Đấng Thánh. Chết trong thân phận con người để tất cả những gì là thân phận con người để cứu tất cả. Vậy trong phòng tiệc ly Chúa nói : Thầy đã thực hiện trên đồi Canvê. Chúa còn nói trong phòng Tiệc Ly : “Máu Giao Ước Vĩnh Cửu đổ ra cho các con và cho mọi người được tha tội”. Vì trên đồi Canve lính cầm lưỡi đòng đâm để máu và nước chảy ra. Máu và Nước giao ước mới – Giao Ước Vĩnh Cửu.Chúa đã thiết lập Giao Ước Vĩnh Cửu trên thập giá để cứu độ chúng ta.

Chúa đã thiết lập Giao Ước Vĩnh Cửu trên thập giá để cứu độ chúng ta.

Phòng tiệc ly, Chúa nói : “Đây là chén máu Thầy” nối kết biến cố đồi Canvê và Chúa từ cõi chết đã phục sinh. Nếu Chúa không sống lại thì những gì Chúa hứa rằng ai ăn Mình và Máu Ta sẽ không chết đời đời, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế, nếu Chúa chìm trong cái chết luôn, tất cả những lời đó chỉ là giấc mơ đẹp. Nhưng bây giờ Chúa Kito đã từ cõi chết sống lại và làm cho thật những gì Ngài đã hứa và làm thật những gì Ngài đã hứa bởi vì Ngài chiến thắng sự chết và Ngài nói : Thầy là Đấng Hằng Sống. Ngài sống lại nên Ngài nói : Đây là giao ước Vĩnh cửu thì đó mới là chân lý. Bởi vậy, Chúa Giesu các môn đệ lấy mạng mình làm chứng những gì Chúa thiết lập : Điều chúng tôi tuyền cho anh em …

Thánh Công đồng Vaticanô II dạy cho chúng ta đây là Bí Tích chứa đựng toàn bộ kho tàng Cứu Độ – Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích chứa đựng toàn bộ kho tàng của Giáo Hội. Hội Thánh có gì là có trong Bí Tích Thánh Thể bởi đây chính là Bí Tích mà Chúa Kito hiện diện và sống mãi cho đến tận thế. Qua Ngài, nơi Ngài, Chúa hiện diện trong tất cả mọi người chúng ta. Vì vậy cho nên Thiếu nhi Thánh Thể, phong trào TN TT là con đường, là nghị lực, là đích đến của chúng ta. Làm gì chúng ta cũng quy tụ lại trong Thánh Thể. Lên cấp thiếu nhi, chúng ta cũng quy tụ trong Thánh Thể.

Và chính Thánh Thể là nguồn hy vọng, đích đến của chúng ta.

Cuối cùng, có một chứng từ rất đặc biệt. Ở nước Nhật, người ta kỷ niệm ngày ném bom Hirosima. Đức Giám Mục Hirosima mời mời Đức Cha Giuse của chúng ta sang Nhật để tham dự Thánh Lễ, cử hành biến cố đau thương trái bom nguyên tử ném xuống Hirosima.

Đức Giám Mục Hirosima mời mời Đức Cha Giuse của chúng ta sang Nhật để tham dự Thánh Lễ, cử hành biến cố đau thương trái bom nguyên tử ném xuống Hirosima.

Trong biến cố trái bom ném xuống Hirosima có một câu chuyện do linh mục chứng kiến kể lại rằng. Khi ấy, đang là linh mục Dòng Tên phục vụ trong một nhà thờ ở Hirosima mà một trái bom ném xuống dân thì không sao nhưng cả thành phố thành đống rác rưởi ngổn ngang. Tất cả thấy khủng khiếp

Ngay sau những giây phút đó, chính ngài ra khỏi nhà đi tìm những người bị thương vì chết thì đã an phận, còn bao nhiêu người bị thương trong những căn nhà sụp đổ. Ngài đi tới một căn nhà kia và nghe tiếng rên và Ngài đi vào. Ngài nghe tiếng rên của một em bé gái hơn 10 tuổi đã được xưng tội rước lễ lần đầu, em rên vì đau quá. Cha đến gần Cha đến gần để an ủi em để an ủi em. Cha đến nơi, em là người tân tòng mới nhận Bí Tích Thánh Thể và cha nghĩ rằng khi tới gần em trong cơn đau như thế thì làm cách nào cấp cứu cho con khỏi đau đớn, chúng ta cũng nghĩ vậy. Trong hậu quả khốc liệt của trái bom thì làm sao cấp cứu cho người này. Lần đầu tiên khi mắt em mở nhận ra Cha thì em hỏi Cha : Thưa Cha ! Cha có kiệu Mình Thánh Chúa đến cho con không ? Chúng ta nghe những lời này cảm thấy rợn da gà, lạ lùng vì nhu cầu bản năng sinh tồn thì ai cũng muốn được cứu và thoát chết nhưng cô bé nghĩ rằng đến điều khác, điều mà cho chúng ta thấy đâu là giá trị lớn nhất : Thưa Cha ! Cha có kiệu Mình Thánh Chúa cho con không ?Vì em đó tin rằng Chúa là tất cả, Chúa là trên hết, Chúa là sức mạnh, niềm khát khao của em.

Xin Chúa khơi lên niềm xác tín rằng trong mọi hoạt động PT TNTT Thánh Thể là trước hết để rồi từ đó, chúng ta thấy ánh sáng giáo lý, từ Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta thấy được niềm hy vọng Trời mới, Đất mới đó là nơi mà tất cả chúng ta hy vọng sẽ đến”. Sau bài chia sẻ của Đức Cha, phần giới thiệu Hội Đồng Huynh Trưởng Quốc Gia nhiệm kỳ 2017 – 2020 và Ban Điều Hành Giáo Tỉnh Sài Gòn nhiệm kỳ 2017 – 2010 và xin Đức Cha chuẩn nhận và trao Bổ Nhiệm Thư.

Lời nguyện Hiệp Lễ kết thúc, Cha Vinh Sơn Phaolo Phạm Thế Hòa – Tuyên Úy TNTT Giáo Tỉnh Sài Gòn báo cáo kết quả Hội Trại. Kèm theo lời báo cáo là tâm tình cảm ơn Đức Cha và quý Cha Tổng Tuyên Úy, Cha Xứ Thái Hòa. Gói ghém lời cảm ơn đó bằng những lẵng hoa tươi thắm được tình yêu thương và hiệp nhất. Sau đó, Cha Tuyên úy Giáo Tỉnh Sài Gòn trao kỷ niệm chương Hội Trại cho Cha Đại Diện các Giáo Tỉnh : Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, Nha Trang, Quy Nhơn … cũng như khách mời đến từ Mỹ, Úc, Đức … đại diện cho Liên Đoàn Giáo Phận Quy Nhơn, Huế, Nha Trang, Đà Nẵng …

Đặc biệt nhất là các tham dự viên 9 liên đoàn của Giáo Tỉnh Sài Gòn đều có Kỷ Niệm Chương đánh dấu ngày đặc biệt này. Sau khi ban phép Lành cuối Lễ, Đức Cha Gioan đã tuyên bố bế mạc Hội Trại. “Xin dâng lời cảm tạ …” là tâm tình của Hội Trại dâng lên Chúa trong giờ này, trong ngày này, trong ngày qua và cả cuộc đời của mỗi người.

Hội Trại cũng đã khép lại với biết bao nhiêu niềm vui, niềm hân hoan và luôn xác tín có Chúa Giêsu Thánh Thể ở cùng. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể đến và ở lại với Phong Trào TNTT để Phong Trào này mãi mãi là phong trào nói về Chúa, sống với Chúa và loan báo Tin Mừng cho các bạn thiếu nhi, các bạn trẻ như là một hành trang tốt nhất để các bạn bước vào đời.

Tuệ Mẫn