Mười Sứ Điệp Đức Mẹ La Vang

Mười Sứ Điệp Đức Mẹ La Vang

Tháng Mân Côi - Mar 24/03/2014

Khi chúng ta chạy đến cùng Đức Mẹ, việc trước tiên Đức Mẹ dạy là hãy đến đây cầu nguyện. Cha ông chúng ta trong những ngày chịu bắt bớ, đã cùng nhau cầu nguyện, kết hiệp liên lỉ với Chúa;

Dựa vào những dữ kiện được rao truyền về Đức Mẹ đã hiện ra cách đây 200 năm tại vùng rừng núi hẻo lánh La Vang, nơi ẩn lánh của những người Công Giáo Việt Nam đang "chịu khốn nạn vì Đạo ngay", dựa vào những lời kinh của ông bà ta ngày xưa cầu nguyện cùng Đức Mẹ La Vang, và cách ông bà ta hiểu biết và sống sứ điệp ấy, và để mời gọi người Việt Nam Công Giáo hôm nay tích cực thánh hóa bản thân, phục vụ Xã hội và Giáo Hội, tôi xin giới thiệu bản kinh cầu nguyện cùng Đức Mẹ La Vang, và tóm lược 10 Sứ Điệp của Mẹ:

 1. BÍ QUYẾT CẦU NGUYỆN

Khi chúng ta chạy đến cùng Đức Mẹ, việc trước tiên Đức Mẹ dạy là hãy đến đây cầu nguyện. Cha ông chúng ta trong những ngày chịu bắt bớ, đã cùng nhau cầu nguyện, kết hiệp liên lỉ với Chúa; và trong bầu khí cầu nguyện đó, Đức Mẹ đã đến cầu nguyện với họ, khích lệ họ. Trong kinh cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang, cha ông chúng ta đã đọc:

 "Cho con một dạ kính tin

 

Kính thờ một Chúa hết tình thảo ngay,

Này con quỳ gối cúi đầu

Trước bàn thờ Mẹ xiết bao ước nguyền."

Nguy hiểm lớn nhất là chúng ta quên cầu nguyện, đôi khi vì quá ham hoạt động, hoặc vì quá lo vận động, mưu mô quyền thế. Cầu nguyện là thể hiện cuộc sống Thiên Chúa Ba Ngôi ban cho chúng ta trong Phép Rửa Tội; cầu nguyện là nuôi dưỡng lòng yêu thương người bên cạnh mình. Cầu nguyện đạt đến mức độ khi tham dự Thánh Lễ. Tất cả chúng ta cùng Mẹ Ma-ri-a dâng Chúa Giê-su lên Thiên Chúa để được gặp gỡ Chúa Cha, gặp gỡ cộng đoàn con người trong sự sống Chúa Thánh Thần.

Năm 1961, khi Nhà Thờ La Vang được nâng lên bậc Vương Cung Thánh Đường, bề trên giáo phận Huế đã tổ chức chầu Mình Thánh suốt ngày tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang trước hết là Trung tâm cầu nguyện. Cầu nguyện là nguồn sức mạnh mãnh liệt nhất trên trần gian này, đưa chúng ta đến gần bên Chúa, nối kết chúng ta với mọi người. Chuyên tâm cầu nguyện, tham dự các phép Bí Tích đó là Sứ Điệp đầu tiên của Mẹ La Vang.

Cầu nguyện – nghề của tôi. Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Máy móc tự động có thể làm hơn con.

– Thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động.

– Con hãy cầu nguyện luôn bất cứ ở đâu. Chúa Giê-su đã nói: "Hãy cầu nguyện không ngừng."

– Chúa dạy đọc kinh để giúp con cầu nguyện, nhưng viêc chính là gặp gỡ, nói chuyện giữa Cha và con: "Khi con cầu nguyện đừng lo phải nói gì ! Hãy vào phòng đóng kín cửa, cầu nguyện với Cha của con cách kín đáo, và Cha con thấy mọi sự sẽ nghe lời con." Không cần hình thức, chỉ cần tâm tình phụ tử.

– Con tìm bạn để an ủi, nâng đỡ con khỏi cô đơn. Sao con không tìm người bạn không bao giờ phản bội con, và có thể ở với con liên lỉ bất cứ lúc nào ?

– Con ngạc nhiên vì sao nhiều người mất ơn Chúa gọi, mất Đức Tin, phản bội Hội Thánh ? Trong bao nhiêu lý do, luôn luôn có một lý do chính họ bỏ cầu nguyện từ lâu.

"Người ta sống không chỉ nhờ bánh, mà còn nhờ Lời Chúa", Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện. Nếu không con không có sự sống Thần Linh. ( Đường Hy Vọng, trích chương 7 – Cầu Nguyện )

 2. TINH THẦN THƠ ẤU

Đức Gio-an Phao-lô II đã tuyên bố Thánh Nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su là Tiến Sĩ Hội Thánh vì linh đạo tinh thần thơ ấu rất được mến mộ trong thời đại này. Linh đạo đó thấm nhuần cuộc sống đạo của cha ông chúng ta, đặc biệt trong những ngày tháng gặp thử thách:

 "Lạy ơn Đức Mẹ La Vang

Xin nghe con mọn thở than mấy lời."

Sống tinh thần khiêm tốn để nhận biết Thiên Chúa là Chúa và là Cha của mình. Mẹ Ma-ri-a là gương mẫu về tinh thần khiêm hạ này:

 

"Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin vâng !”

"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì chẳng được vào"

– Người mồ côi được sung túc phú quý là người hạnh phúc, nhưng không phải là người con hạnh phúc. Nghèo khó mấy mà có cha yêu, mẹ mến là người con hạnh phúc. Con có ý thức con là đứa con vô cùng hạnh phúc vì làm con Chúa Cha, con Mẹ Ma-ri-a không ?

– Bé con lầm lẫn bao nhiêu lần, cha mẹ cứ thương và biết đứa bé không có lòng xấu. Nó dốc lòng mãi mà sa ngã mãi. Không hề gì ! Miễn là em thiện chí. Mặc dù cha mẹ biết nó yếu đuối chưa đổi được. "Con đừng dại nữa nghe con !" – "Có" – "Triệu lần không ?" – "Có". Chúa chỉ cần thiện chí của con. Ơn Chúa sẽ giúp con.

– Con mệt mỏi, con cầm trí lâu không được, con chán nản. Miễn con yêu mến Chúa là đủ. Một đứa bé chơi trước mặt cha mẹ, ngồi trên chân cha mẹ, hay nhìn cha mẹ, hoặc ngủ ngon lành, cha mẹ cũng sung sướng nâng niu nó.

– Tâm hồn trẻ thơ ở đây không phải là thơ ngây. Nhưng là yêu thương không giới hạn, phó thác cho cha mẹ tất cả, cha mẹ bảo gì, làm tất cả, theo cha mẹ, bỏ tất cả, tin tưởng cha mẹ hơn tất cả. Hùng dũng, vững vàng, xứng đạo làm con của người Ki-tô hữu.

– Những công tác lớn lao nhất của con nào đáng gì đối với Chúa toàn năng, thế mà cả những việc nhỏ mọn nhất của con cũng có thể là những kỳ quan, vì Chúa thấy lòng con. Chúa yêu thương con, như lòng cha mẹ hạnh phúc khi thấy đứa bé bước một bước, bập bẹ một tiếng.

– Nghe nói phó thác tất cả trong tay Chúa, con đừng lo sợ. Không khó đâu ! Mặc dù con không biết Chúa Ki-tô đưa con đi đâu, Ngài dành những gì bất ngờ cho con, chỉ tin Chúa là Cha của con, chừng ấy đủ rồi. Đường Hy Vọng, trích chương 30 – Đứa con hạnh phúc )

( Lc 18, 17 ). Điều kiện vào Nước Trời: trở nên như trẻ thơ. ( Lc 1, 38 ). "Phận nữ tì hèn mọn, Người đoái thương nhìn tôi” ( Lc 1, 38 ). Và Chúa Ki-tô đã không làm gì khác ngoài việc thực hiện ý Cha Ngài; Ngài dạy dỗ chúng ta

ĐHY Fx. Nguyễn Văn Thuận

(còn tiếp)