Ngay từ những số đầu của Tự sắc “Porta Fidei”, Đức Thánh Cha đã nói đến lý do của việc cử hành Năm Đức Tin. Đó là hoàn cảnh của Giáo Hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin sâu rộng
NĂM ĐỨC TIN:
LỜI MỜI GỌI TRUYỀN GIÁO
WGPSG — Năm Đức Tin mới được khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 2012 vừa qua đang là nền tảng và nguồn gợi hứng cho các chương trình và hoạt động của Giáo Hội hiện nay, cho nên cũng phải là nguồn gợi hứng cho buổi học hỏi của chúng ta chiều nay.
I. NĂM ĐỨC TIN VÀ VIỆC TRUYỀN GIÁO
1. Lý do việc cử hành Năm Đức Tin
Ngay từ những số đầu của Tự sắc “Porta Fidei”, Đức Thánh Cha đã nói đến lý do của việc cử hành Năm Đức Tin. Đó là hoàn cảnh của Giáo Hội đang trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin sâu rộng (x. PF 2-3).
Một cái nhìn tổng quát cho thấy thế giới hôm nay đang trải qua một cuộc chuyển mình vô cùng rộng lớn và hết sức sâu đậm, làm rúng động các cơ cấu và giá trị văn hóa, xã hội và ngay cả cơ cấu và giá trị tôn giáo. Chỉ nghĩ đến một số hiện tượng đang được cổ võ trên thế giới hôm nay, chẳng hạn, hiện tượng thế tục hóa đang lan tràn khắp nơi, ngay cả trong hàng ngũ các linh mục tu sĩ, theo đó, chính cuộc sống hay nhiều khía cạnh quan trọng của cuộc sống, không còn được nhìn trong mối tương quan với Thiên Chúa, việc thay đổi ý nghĩa và nội dung của hôn nhân và gia đình, việc xóa bỏ sự khác biệt về phái tính, trào lưu coi thường và phá hoại sự sống, việc đối sử với con người như một đồ vật nằm trong tay một người, một nhóm người nhân danh khoa học. Do đó, thế giới hôm nay đang đánh mất nhiều giá trị căn bản nhất và nền tảng nhất của cuộc đời.
Theo Tự sắc “Porta Fidei”, “các Kitô hữu quan tâm nhiều hơn tới những hậu quả về phương diện xã hội, văn hóa và chính trị của sự dấn thân, cứ tưởng rằng Đức Tin là tiền đề hiển nhiên của đời sống xã hội. Nhưng thực tế cho thấy tiền đề ấy không chỉ không còn được coi là hiển nhiên nữa mà nhiều khi còn bị phủ nhận. Trong khi ngày xưa, người ta có thể nhận thấy được một môi trường văn hóa thống nhất, nhắc đến nội dung Đức Tin và những giá trị chịu ảnh hưởng của Đức Tin, và được nhiều người chấp nhận, ngày nay, nơi nhiều bộ phận của xã hội có lẽ không còn như vậy nữa, do cuộc khủng hoảng sâu đậm về đức Tin đã ảnh hưởng tới nhiều người.” (PF 2).
2. Mục đích của Năm Đức Tin
Để trả lời cho tình trạng khủng hoảng Đức Tin rong Giáo Hội, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã cho cử hành Năm Đức Tin nhắm mục đích canh tân đức tin của mọi thành phần trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể để cho ánh sáng bị che lấp và muối bị lạt” (PF 3). “Cần phải khám phá lại hành trình Đức Tin để làm cho sáng tỏ niềm vui và lòng hăng say, nhiệt tình vì gặp được Chúa Kitô.” (PF 2).
Công việc canh tân Đức Tin có những yếu tố sau đây:
a) Cần phải có một cuộc trở lại chân thật với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại (x. PF 6) để tìm lại được niềm vui và lòng hứng khởi vì được biết Chúa và gặp Chúa (x. PF 2).
b) Cần phải tăng cường việc suy tư để xác tín về Đức Tin, qua việc yêu thích lắng nghe và nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa (x. PF 3), qua việc học hỏi các văn kiện của Công đồng Vaticanô II (x. PF 5) và Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (x. PF 11).
c) Tuyên xưng và cử hành Đức Tin tại các nhà thờ cũng như tại tư gia.
d) Sống Đức Tin, tức là đưa Đức Tin vào cuộc sống theo mẫu gương của những chứng nhân của Đức Tin, bắt đầu từ chính Đức Mẹ, qua các Thánh Tông Đồ, các tín hữu đầu tiên, các Thánh Tử Đạo, những tín hữu, nam cũng như nữ, đã dâng hiến cuộc sống trong đời sống thánh hiến, các tín hữu đã sống Đức Tin trong gia đình, nghề nghiệp… (x. PF 13)
e) Hăng say truyền giảng Tin Mừng (PF 7): truyền đạt Đức Tin cho các thế hệ trẻ và cho anh chị em lương dân.
Xem như thế thì việc truyền giáo không những là một yếu tố của Năm Đức Tin mà còn là điểm tới của tất cả hành trình canh tân Đức Tin: Canh tân Đức Tin để hăng say truyền đạt Đức Tin cho những thế hệ trẻ và cho anh chị em lương dân. Do đó, trong khi chúng ta nỗ lực canh tân Đức Tin, Năm Đức Tin cũng mời gọi chúng ta canh tân tinh thần truyền giáo để ra đi chia sẻ niềm vui Đức Tin với anh chị em lương dân.
II. “TRUYỀN GIÁO”: Ý NGHĨA VÀ THỰC TRẠNG
1. Ý nghĩa
Việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là nhắc lại và xác định cho rõ ý nghĩa và mục đích của việc truyền giáo. Sau công đồng Vaticanô II, có rất nhiều suy tư và ý kiến về việc truyền giáo. Điều này nói lên sự quan trọng của việc truyền giáo vì chiếm được sự quan tâm của nhiều người và cũng nói lên sự phong phú của công việc vì các suy tư nói đến rất nhiều khía cạnh của việc truyền giáo. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh này, việc truyền giáo đã gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người nói đến việc truyền giáo, nhưng mỗi người lại gán cho việc truyền giáo một ý nghĩa khác nhau hay thu hẹp hoặc đồng hóa việc truyền giáo với một khía cạnh của nó. Chẳng hạn, người thì đồng hóa việc truyền giáo với việc phục vụ người nghèo, người khác thì đồng hóa việc truyền giáo với việc đối thoại liên tôn hoặc thu hẹp công việc truyền giáo vào công tác hội nhập văn hóa. Do đó, sự phong phú đã trở thành sự hỗn độn và thoái hóa. Chính vì lý do nói trên, cần phải xác định lại ý nghĩa và mục đích của công việc truyền giáo.
Theo hai văn kiện căn bản về việc truyền giáo của Giáo Hội là sắc lệnh “Tới muôn dân” của công đồng Vaticanô II và thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” của ĐTC Chân Phước Gioan Phaolô II, việc truyền giáo là công tác tông đồ hướng đến anh chị em chưa biết và chưa chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, mà chúng ta thường gọi đơn giản là anh chị em lương dân. Mục đích cụ thể là rao giảng và làm chứng cho Chúa Giêsu và Tin Mừng của Ngài để người ta biết và tin theo Chúa Giêsu và sau đó, qui tụ tất cả thành những cộng đoàn của những người tin vào Chúa. Đó cũng chính là thiết lập các giáo hội địa phương và củng cố để trở thành những giáo hội địa phương trưởng thành (xem sắc lệnh “Tới muôn dân”, số 6, thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế”, số 33-34).
Vì vậy, tiêu chuẩn để xác định việc truyền giáo không phải là tiêu chuẩn kinh tế (người nghèo hay giầu), xã hội (người bị bỏ rơi, bị áp bức), chủng tộc (sắc dân), nhưng là tiêu chuẩn Đức Tin, tức là người chưa tin và chưa chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Người đó có thể giầu hay nghèo, có thể là người bị bỏ rơi, bị áp bức, nhưng cũng có thể là người quyền thế, có thể là người Tầu, Ấn Độ, hoặc là người Phi châu, có thể là người Kinh hay người dân tộc… Vấn đề căn bản là họ chưa biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế.
2. Thực trạng truyền giáo theo số thống kê
Tình trạng truyền giáo hết sức phức tạp, nhưng chỉ nhìn vào một số thống kê cũng tạm đủ cho chứng ta một cái nhìn.
a) Thống kê chung các tôn giáo trên thế giới[1]
Dân số |
2000 |
giữa 2012 |
2025 |
2000 – 2025 |
|
||||
Dân số toàn cầu |
6,085,572,000 |
7,052,132,000 |
8,002,979,000 |
1,917,407,000 |
Dân số kitô |
2,013,132,000 |
2,325,507,000 |
2,727,153,000 |
714,021,000 |
Dân số không kitô |
4,072,440,000 |
4,726,625,000 |
5,275,826,000 |
1,203,386,000 |
|
||||
Công giáo |
1,052,924,000 |
1,187,637,000 |
1,323,199,000 |
270,275,000 |
Hồi giáo |
1,226,046,000 |
1,583,783,000 |
1,951,389,000 |
725,343,000 |
Ấn giáo |
798,610,000 |
969,602,000 |
1,108,202,000 |
309 592,000 |
Không tôn giáo |
764,483,000 |
661,288,000 |
636,826,000 |
-127,657,000 |
Tôn giáo trung quốc |
367,967,000 |
467,216,000 |
479,302,000 |
111,335,000 |
Phật giáo |
366,625,000 |
473,818,000 |
546,590,000 |
179,965,000 |
Đạo truyền thống |
241,554,000 |
264,552,000 |
256,530,000 |
14,976,000 |
Vô thần |
145,375,000 |
136,642,000 |
132,342,000 |
-13,033,000 |
Tôn giáo mới |
101,044,000 |
63,220,000 |
64,108,000 |
-36,936,000 |
Đạo Sikh[2] |
20,484,000 |
24,585,000 |
29,326,000 |
8,842,000 |
Do thái giáo |
14,035,000 |
14,921,000 |
16,004,000 |
1,969,000 |
b) Thống kê Giáo Hội Công Giáo
DÂN SỐ THẾ GIỚI – TÍN HỮU CÔNG GIÁO
Châu lục |
Dân số |
Công giáo |
Tỷ lệ |
Châu Phi |
993.400.000 |
179.480.000 |
18,07 % |
Châu Mỹ |
921.824.000 |
582.012.000 |
63,14 % |
Châu Á |
4.115.586.000 |
125.860.000 |
3,06 % |
Châu Âu |
710.959.000 |
284.030.000 |
39,95 % |
Châu Đại Dương |
35.830.000 |
9.283.000 |
25,93 % |
TC |
6.777.599.000 |
1.180.665.000 |
17,42% |
LINH MỤC
Châu lục |
TC |
Linh mục |
Linh mục |
Châu Phi |
36.766 |
24.863 |
11.903 |
Châu Mỹ |
122.567 |
81.411 |
41.156 |
Châu Á |
55.441 |
32.517 |
22.924 |
Châu Âu |
191.055 |
133.997 |
57.058 |
Châu Đại Dương |
4.764 |
2.754 |
2.010 |
TC |
410.593 |
275.542 |
135.051 |
DÂN SỐ / TÍN HỮU CÔNG GIÁO CHO MỘT LINH MỤC
Châu lục |
Dân số/linh mục |
Tín hữu/linh mục |
Châu Phi |
27.022 |
4.882 |
Châu Mỹ |
7.521 |
4.749 |
Châu Á |
49.402 |
2.270 |
Châu Âu |
3.721 |
1.487 |
Châu Đại Dương |
7.521 |
1.948 |
TC |
13.154 |
2.876 |
TU SĨ NAM NỮ
Châu lục |
Thầy trợ sĩ |
Nữ tu |
Châu Phi |
8.310 |
64.980 |
Châu Mỹ |
16.792 |
198.376 |
Châu Á |
10.050 |
162.261 |
Châu Âu |
17.652 |
294.503 |
Châu Đại Dương |
1.425 |
9.251 |
TC |
54.229 |
729.371 |
GIÁO DÂN TRUYỀN GIÁO VÀ GIÁO LÝ VIÊN
Châu lục |
Giáo Dân Truyền Giáo |
Giáo Lý Viên |
Châu Phi |
5.237 |
426.788 |
Châu Mỹ |
286.063 |
1.842.449 |
Châu Á |
23.545 |
314.907 |
Châu Âu |
5.091 |
551.451 |
Châu Đại Dương |
290 |
15.482 |
TC |
320.226 |
3.151.077 |
III. TINH THẦN VÀ DẤN THÂN TRUYỀN GIÁO HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM
1. Một số ý kiến về dấn thân truyền giáo của Giáo Hội tại Việt Nam
a) Nhận xét của trưởng đoàn phụ trách tôn giáo tỉnh Hòa Bình: Giáo Hội Công Giáo không truyền giáo.
b) Những bài viết trên mạng: Có nhiều bài viết về việc truyền giáo tại Việt Nam được đăng trên mạng và một trong những bài viết đó là bài của phó tế FX Trần Kim Ngọc, OP (VietCatholic News 20/08/2010) có đề tựa: “Thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam?” Đề tài là một câu hỏi, nhưng trong thực chất nội dung là một lời xác quyết. Tác giả đưa ra 5 lý do vì sao thiếu lửa truyền giáo tại Việt Nam: 1) Thiếu nhân lực truyền giáo; 2) Thiếu đào tạo; 3) Thiếu tổ chức; 4) Thiếu mục tiêu; 5) Thiếu cộng tác.
2. Một số sự kiện
a) Số thống kê
Năm |
1970 |
1990 |
1993 |
2004 |
2010 |
Dân số |
31.993.143 |
63.286.000 |
70.257.700 |
82.320.147 |
86.927.700 |
Công giáo |
2.679.776 |
4.341.976 |
4.641.677 |
5.667.428 |
6.187.486 |
Tỷ lệ |
8,37% |
6,86% |
6,60% |
6,88% |
7,11% |
b) Nhiều người còn xa lạ đối với Giáo Hội và các biểu tượng của Giáo Hội
Tại Việt Nam, người công giáo thường sinh hoạt rất sầm uất trong những giáo xứ đông đảo và nếu cứ ở trong các giáo xứ đó, xem ra dưới bầu trời này chỉ có người công giáo. Nhưng nếu chúng ta ra ngoài môi trường giáo xứ hay các cơ cấu của Giáo Hội, còn vô vàn người chẳng biết các linh mục, tu sĩ là ai. Các biểu tượng của mình chẳng có ý nghĩa gì với họ. Mình họ còn chưa biết, nói chi Chúa của mình!
c) Những nỗ lực truyền giáo
Tuy chưa có một tài liệu nghiên cứu quy mô về công cuộc truyền giáo hiện nay tại Việt Nam, những tin tức và mẩu truyện vụn vặt cho thấy là cũng có nhiều cố gắng truyền giáo tại nhiều giáo phận, nhất là những giáo phận miền Cao nguyên nơi có nhiều anh chị em dân tộc, hoặc những nơi xa xôi như Miền Tây. Chúng ta có thể nhắc lại những ghi nhận truyền giáo của cha Piô Ngô Phúc Hậu trong cuốn “Nhật ký truyền giáo” của ngài.
d) Tinh thần và công tác truyền giáo tại các giáo xứ
Nhìn sơ đồ công tác thực hiện Sứ Mệnh loan báo và làm chứng Tin Mừng của thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” (Số 33-34)
Vì tình trạng di chuyển của dân chúng trong thời đại mới này, trong các giáo xứ, nhất là những giáo xứ thành thị, có tất cả 5 nhóm người này và do đó, cần thiết phải thực hiện tất cả 5 loại công tác tông đồ. Tuy nhiên, thường thì các công tác tông đồ tại các giáo xứ và của nhiều dòng tu chỉ gói ghém trong công tác mục vụ. Công tác tân phúc âm hóa và truyền giáo ít khi được nói đến. Ý thức và dấn thân cho công tác tân phúc âm hóa và cho việc truyền giáo tại Việt Nam chắc chắn là có, nhưng xem ra mới chỉ là tinh thần và dấn thân của một số cá nhân hay nhóm các tín hữu chứ chưa phải là tinh thần chung của Giáo Hội Việt Nam.
Như vậy, về tinh thần và nỗ lực truyền giáo tại Việt Nam, chúng ta không thể nói cách đơn giản là “có” hay “không”, mà “có” và “không”, tuy chữ “không” có phần to hơn chữ “có”. Nhưng nếu nói về tinh thần và dấn thân truyền giáo của các giáo xứ và các cộng đoàn dòng tu xem ra chữ “không” lại to hơn nữa.
Nhìn vào Giáo hội tại Việt Nam, chúng ta thấy có một hình ảnh hết sức mâu thuẫn: một đàng đây là một Giáo hội hết sức linh động, đầy sức sống; đàng khác Giáo hội đóng khung trong môi trường của mình. Tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một đập nước. Dưới thung lũng thì đầy nước, nhưng lượng nước lớn lao đó lại bị kìm hãm trong thung lũng, không thể nào tràn lan ra ngoài để tưới mát những vùng đất chung quanh đang khô cằn. Cái gì đang ngăn cản không cho nguồn nước chảy tràn ra ngoài? Đây là câu hỏi cần phải được trả lời. Chúng ta không có thời giờ để phân tích thấu đáo vấn đề, nhưng ít nữa, cần nêu ra vấn đề để mời gọi và thúc đẩy suy tư tìm kiếm của nhiều người.
IV. MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN GIÁO ĐẶC BIỆT TRONG TƯƠNG LAI
Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, có rất nhiều môi trường truyền giáo, nhưng có lẽ cần để ý đặc biệt đến bốn môi trường sau đây. Chúng vừa là thách đồ, vừa là cơ hội cho việc truyền giáo:
b) Dân chúng tại các thành thị
Khi nói đến công tác truyền giáo, người ta thường nói đến “vùng sâu, vùng xa” và nói đến dân nghèo, trẻ em bị bỏ rơi. Dĩ nhhiên đây là một thành phần rất đáng được để ý, nhưng đối tượng cần được chú ý hơn trong công tác truyền giáo có lẽ là những người sống tại các thành thị, nhất là giới trí thức và giầu có. Một đàng vì họ là những người có khả năng chi phối cuộc sống của xã hội, đàng khác, chính những người nghèo và dân sống vùng thôn quê cũng ngước nhìn lên họ với lòng ao ước và thèm khát, muốn bắt chước họ. Chính thông điệp “Sứ mệnh Đấng Cứu Thế” cũng xác định điều này:
“Trong quá khứ, công tác truyền giáo thường được thực hiện nơi những vùng xa xôi hẻo lánh, cách xa những trung tâm sinh hoạt và khó khăn về giao thông, về tiếng nói và về khí hậu. Hôm nay hình ảnh truyền giáo có lẽ đang thay đổi: nơk đáng chú ý có lẽ phải là những thành phố lớn, nơi phát sinh những phong tục và mẫu sống mới, những hình thức văn hóa và truyền thông mới có ảnh hưởng lớn đến dân chúng. Dĩ nhiên “sự lựa chọn những kẻ rốt cùng” không cho phép chúng ta làm ngơ đối với những nhóm người sống bên lề xã hội, nhưng cũng phải nhớ là không thể rao giảng Tin Mừng cho những cá nhân hay nhóm người thấp hèn, nếu bỏ qua những trung tâm nơi phát sinh, có thể nói, một nhân loại mới với những mẫu phát triển mới. Tương lai của các quốc gia trẻ đang thành hình tại các thành phố.” (SMĐCT, số 37).
c) Dân chúng sống trong các tòa nhà cao ốc
Ở nhiều nơi nhưng đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Saigòn và cả Bà Rịa, Vũng Tầu, người ta thấy đang mọc lên đầy dẫy những tòa nhà cao ốc và những khu dân cư dành riêng cho người giầu, những chuyên viên, những thương gia. Đa số những người này là anh chị em lương dân. Đây sẽ là những thế giới riêng biệt và những người sống trong những môi trường này sẽ tách mình khỏi những sinh hoạt và liên hệ bình thường để trở thành những ốc đảo riêng tư. Làm sao để tới được những người trong môi trường này và làm thế nào để có thể đem Tin Mừng của Chúa đến cho họ? Đây là một vấn đề rất lớn của công việc truyền giáo trong tương lai và đòi hỏi một suy tư để tìm câu trả lời thích hợp ngay từ bây giờ.
d) Hiện tượng di dân
Một môi trường mới khác đang trở thành một thách đố lớn lao cho công tác truyền giáo là môi trường của hiện tượng di dân. Thực ra hiện tượng di dân đã được nhiều người nói đến từ lâu, nhưng thường được nhìn dưới góc cạnh kinh tế, xã hội, luân lý. Ở đây, chúng ta nhìn vấn đế dưới góc cạnh truyền giáo.
Hiện tượng di dân đặt ra nhiều vấn đề cho Giáo Hội và xã hội, nhưng đối với sứ mệnh truyền giáo, đây lại là một cơ hội lớn. Qua hiện tượng di dân, Giáo Hội không cần đi tìm đồng bào lương dân, nhưng chính đồng bào lương dân đến với Giáo Hội và họ ở trong tư thế sẵn sàng đón nhận những nghĩa cử của tình yêu, của lòng thương mến. Đây là dịp may để Giáo Hội loan báo Tin Mừng tình yêu của Chúa đối với nhân loại khổ đau và thiếu thốn. Một khi người ta đã ổn định, có gõ cửa người ta cũng không mở! Nhưng xem ra, Giáo Hội đang để lỡ những cơ hội bằng vàng.
e) Giới trí thức và văn nghệ sĩ
Người ta thường nói “tư tưởng điều khiển hành động”. Ngoài ra, các ngành nghệ thuật, nhất là ngành ca, vũ, nhạc kịch lôi cuốn và ảnh hưởng sâu đậm vào lòng người. Do đó, giới trí thức và văn nghệ sĩ là những người tạo dư luận và lôi cuốn xã hội. Một ông tướng đánh trận, nếu sai lầm sẽ tiêu hủy một đạo quân; một nhà chính trị nếu sai làm sẽ làm tan hoang một quốc gia; một người làm văn hóa, nghệ thuật nếu sai lầm sẽ làm bại hoại thế giới, nhiều thế hệ. Nhưng nhiều khi những giới này lại là giới sống xa cách Giáo Hội và là giới đang bị ảnh hưởn