Để việc rước lễ ngoài Thánh lễ mang lại hoa trái thực sự, Luật phụng vụ đưa ra một số quy định sau đây
I. NHỮNG LƯU Ý MỤC VỤ CẦN BIẾT TRƯỚC
Để việc rước lễ ngoài Thánh lễ mang lại hoa trái thực sự, Luật phụng vụ đưa ra một số quy định sau đây (TT 16-25):
1. Nên tổ chức rước lễ ngoài thánh lễ trong khung cảnh buổi cử hành Lời Chúa.
2. Có thể tổ chức rước lễ vào bất cứ giờ hay ngày nào khi có nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên vào va ngày Tam Nhật Thánh thì chỉ có thể rước lễ trong thánh lễ Tiệc ly và trong cử hành tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa, còn ngày thứ Bảy Tuần Thánh chỉ đưa Của Ăn đàng cho người hấp hối thôi.
3. Thừa tác viên thông thường để cử hành Lời Chúa và cho rước lễ là linh mục và phó tế. Khi những người trên vắng mặt, các thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ có thể thay thế các ngài chủ sự nghi thức cho rước lễ. Trong số các thừa tác viên ngoại lệ cho rước lễ, thầy có tác vụ giúp lễ đứng hàng đầu. Hơn nữa, những nơi linh mục hay phó tế thường xuyên không thể đến cử hành phụng vụ cho giáo dân, thì Bản Quyền giáo phận sẽ chỉ thị và cho phép một hay vài thừa tác viên ngoại lệ xứng đáng, thay phiên nhau củ toạ các buổi cử hành Lời Chúa và cho giáo dân rước lễ.
4. Nơi cử hành Lời Chúa và cho rước lễ thông thường được tổ chức ở nhà thờ hoặc nhà nguyện có cất giữ Mình Thánh Chúa. Tuy nhiên khi có lý do chính đáng vẫn có thể tổ chức ở một nơi khác như phòng họp, nhà ở, hay những nơi tập trung nhiều người…
5. Để việc cử hành Lời Chúa và cho rước lễ được diễn ra trang trọng, người ta cần dọn một bàn có phủ khăn, trên bàn sẽ trải thêm khăn thánh (corporal) và thặp nến sáng. Trong những ngày lễ đặc biệt, nên trang hoàng không gian nơi cử hành phụng vụ sao cho đẹp mắt, tươi vui, hân hoan và trang nhã; cũng cần tránh cách trang trí rườm ra hay cầu thả, nhất là những cách trang trí làm cản trở việc cử hành phụng vụ hoặc làm phân tâm những người tham dự.
II. NGHI THỨC CHO RƯỚC LỄ
Nghi thức mở đầu
Chủ sự: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần
Mọi người: Amen
Nếu linh mục hay phó tế chủ sự ngài sẽ cử hành như đầu thánh lễ (với nghi thức sám hối). Nếu thừa tác viên ngoại lệ trao MTC chủ sự, thì sau khi làm dấu thánh giá sẽ chào như sau:
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc của người.
Mọi người đáp: chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời.
Kế đó nghi thức sám hối (như đầu lễ), với lời nguyện mở đầu lấy theo ngày lễ trong lịch phụng vụ.
Phụng vụ Lời Chúa
Giống như cử hành thánh lễ. Lấy các bài đọc, đáp ca, alleluia và Tin Mừng theo ngày lễ nghi trong lịch phụng vụ chung. Nếu phụng vụ Lời Chúa được cử hành vào Chúa Nhật hay các lễ trọng, sẽ đọc kinh Tin Kính. Nên soạn các lời nguyện chung cho các buổi cử hành có đông giáo dân tham dự.
Rước lễ
Đọc lời nguyện chung xong, vị chủ sự đặt MTC trên khăn thánh của bàn thờ, cúi đầu sâu thờ lạy. Kế đó cộng đoàn có thể hát một thánh vịnh hoặc một thánh ca hoặc đọc một kinh tôn thờ Thánh Thể ( CN 45/2), rồi vị chủ sự mời gọi như sau:
Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng:
Mọi người: Lạy Cha…
Chủ sự: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau.
Mọi người trao bình an bằng cách cúi đầu. Chủ sự cầm MTC và mời gọi:
Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.
Mọi người: Lạy Chúa, con chẳng đáng…
Rước lễ xong vị chủ sự cất MTG còn lại và tráng chén nếu cần. Sau đó hát một thánh vịnh tạ ơn và vị chủ sự sẽ kết thúc bằng lời nguyện hiệp lễ theo ngày phụng vụ. Nếu cần thông bào gì sẽ nòi sau lời nguyện này.
Nghi thức kết thúc
Nếu chủ sự là linh mục hay phó tế ngài sẽ chào, ban phép lành và kết thúc như trong thánh lễ. Nếu chủ sự là thừa tác viên ngoại thường, vị này sẽ nói như sau:
Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa tới sự sống muôn đời.
Mọi người: Amen
Chủ sự kết thúc: Chúc anh chị em ra về bình an.
Mọi người: Tạ ơn Chúa.
Có thể hát một bài ca tạ ơn để kết thúc.