Nhiệm vụ các hồng y là tham gia mật tuyển viện

Nhiệm vụ các hồng y là tham gia mật tuyển viện

Chuyên Mục Đức Giáo Hoàng - Mar 24/03/2014

Nhiệm vụ các hồng y là tham gia mật tuyển viện, vạ tuyệt thông đối với bất cứ nỗ lực nào ngăn cản các ngài

Nhiệm vụ các hồng y là tham gia mật tuyển viện, vạ tuyệt thông đối với bất cứ nỗ lực nào ngăn cản các ngài

Tự sắc của ĐGH Bênêđictô XVI đang được dự kiến rộng rãi “sẽ chỉ bao gồm những điểm đặc biệt” về việc cai quản Toà Thánh, đặc biệt là các tiêu chuẩn trong việc từ nhiệm của một vị Giáo hoàng.

“Cho đến khi Toà Thánh trống toà, Đức Thánh Cha có thể sửa đổi các thủ tục cho cuộc bầu giáo hoàng. Ngay sau khi Toà Thánh bắt đầu trống toà, Hồng y đoàn phải xác định ngày đầu tiên của Mật tuyển viện. Điều này đã được Đức ông Juan Ignacio Arrieta, Tổng Thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Luật pháp, xác nhận sáng 22-2 trong một cuộc họp báo, giải thích rằng Tông hiến Universi Dominici Gregis, do Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cách đây đúng 17 năm, ngày 22-2-1996, để cập nhật các chỉ tiêu về việc trống toà và cuộc bầu Giáo hoàng.

Các chuyên gia Giáo luật giải thích rằng pháp luật “rất nghiêm ngặt để tránh sự không chắc chắn và rủi ro có thể len vào lịch sử 2.000 năm của Giáo Hội”. Vì vậy, để trả lời một câu hỏi, ngài giải thích rằng sự tham gia của các hồng y vào Mật tuyển viện bầu Giáo hoàng “là một nhiệm vụ” – “các ngài bị đòi buộc, và trong nhân đức vâng phục thánh thiện, tuân theo thông báo triệu tập” (số 39) – hình phạt vạ tuyệt thông tiền kết “latae sententiae” (mà không cần phải tuyên bố) đối với tất cả “mọi can thiệp, đối lập, trong các chính quyền thế tục của bất cứ mệnh lệnh và mức độ nào, hoặc bất kỳ nhóm người hoặc cá nhân muốn can thiệp vào cuộc bầu Giáo hoàng”, tóm tắt, vạ tuyệt thông cho bất cứ ai cố gắng ngăn chặn một hồng y tham gia cuộc bầu cử. Câu hỏi đặt ra rõ ràng là đề cập đến một trong nhiều tranh cãi trong một số các lĩnh vực, đặc biệt là liên quan đến sự tham gia của Đức Hồng y người Mỹ Roger Mahony trong cuộc bầu Giáo hoàng sắp tới, khi ngài bị cáo buộc đã che đậy các trường hợp của một số linh mục lạm dụng.

Một ví dụ khác của “sự cứng rắn” trong các các chỉ tiêu, một lần nữa nhằm tránh bất kỳ hình thức nghi ngờ nào, đó là sự ngăn ngừa liên quan đến các vấn đề như Simony (bán phiếu) – mặc dù bị phạt vạ tuyệt thông – điều này không làm cho nó không hợp lệ (số 79) hoặc tiêu chuẩn nói rằng ngay cả một hồng y đã bị vạ tuyệt thông hoặc bị lệnh cấm (do toà án ban hành) hoặc huyền chức (interdicted) vẫn có quyền tham gia trong cuộc bầu cử (số 35).

Đức ông Arrieta nhấn mạnh rằng từ Toà Thánh Vatican, mọi quyền lực được chuyển giao cho Hồng y đoàn, nhưng là một quyền lực giới hạn đến việc quản lý các công việc Giáo hội bình thường và cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Những vị hiện diện trong Công nghị chung phải cho biết ngày khởi đầu Mật tuyển viện, chiếu theo chỉ tiêu, là từ 15 đến 20 ngày sau khi triều đại giáo hoàng kết thúc. Thời gian này, ngài giải thích, là để cho phép các hồng y đến Roma, nhưng nếu tất cả đã hiện diện, các ngài có thể diễn giải lại giáo luật (luật pháp) để có thể dời ngày khởi đầu Mật tuyển viện sớm hơn. Đây là nhiệm vụ của Hồng y đoàn, được quyết định theo đa số. Nhưng có lẽ Tự sắc của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ loại bỏ được vấn đề này. (FP) 

Hùng Nguyễn, EMTY 23-02-2013/ AsiaNews