Những ý lễ

Những ý lễ

Hỏi đáp - Mar 24/03/2014

Tôi phải nói lại điểm thiết yếu là Thánh Lễ có cũng một giá trị như hy lễ của Chúa Kitô trên núi Sọ, nghĩa là vô giá, và khách quan mà nói số ý lễ có thể dâng thì không hạn chế.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại Đại hoc Giáo hoàng Regina Apostolorum

Một số thư từ hồi âm về chủ đề các ý Lễ và bổng Lễ rất là thích thú và cho phép chúng tôi đưa vấn đề đi xa hơn một chút.

Trước khi tiếp tục, tôi phải nói lại điểm thiết yếu là Thánh Lễ có cũng một giá trị như hy lễ của Chúa Kitô trên núi Sọ, nghĩa là vô giá, và khách quan mà nói số ý lễ có thể dâng thì không hạn chế.

Nhưng, Giáo Hội bình thường chỉ cho phép một ý lễ với bổng lễ kết hợp với mỗi lễ.

Để hiểu thấu những vấn đề liên quan, điều có thể giúp ích là nhận biết điều gì xảy ra khi một linh mục hay người đại diện ngài, nhận một bổng lễ để dâng một Thánh Lễ cho một người hay một ý riêng biệt.

Một điều hiển nhiên không xảy ra là Người đã đã dâng bổng lễ không phải là đi "mua một Thánh Lễ,"

Điều đã xảy ra là linh mục cam kết cử hành một Thánh Lễ theo những ý của người dâng bổng lễ.

Ý thường là cầu cho linh hồn của môt người đã qua đời, nhưng cũng có thể theo những ý cá nhân của người còn sống.

Trong một số trường hợp sự cam kết là bảo đảm cho Thánh Lễ được cử hành trong vòng một năm, nhưng thường cũng bao hàm những điều kiện khác như một thời gian hay một nơi riêng biệt cho Thánh Lễ, cách riêng cho trùng hợp với một ngày giổ hay là khi người xin Thánh Lễ tỏ lòng muốn mạnh đích thân tham gia trong việc cử hành.

Một khi đã chấp nhận sự cam kết, linh mục buộc theo phép công bằng phải thành toàn, và thường không thể nhận hay thay đổi những ý khác cho cùng một Thánh Lễ.

Ý của linh mục chủ yếu là một hành vi thiêng liêng và nội tại, qua đó linh mục giao phó ý đó cho Chúa môt cách đặc biệt, mặc dầu ngài có quyền dâng bất cứ số ý cá nhân nào khác.

Linh mục không cần phải biết người mà ngài dâng Thánh Lễ cho họ. Và trong một số trường hợp–vì dụ, nếu không biết những tập quán của nhà thờ nơi ngài cử hành–ngài chỉ cần biết ý lễ được xin. và ngài cử hành Thánh Lễ theo ý người xin.

Phương diện này có thể rọi ánh sáng trên chủ đề có phần nguy hiểm là công khai công bố các ý lễ.

Bởi vì ý lễ thiết yếu là một hành vi thiêng liêng, việc công bố ý lễ chẳng thêm cũng như chẳng làm suy giảm đi tính hiệu nghệm của nó.

Thật vậy, công khai loan báo ý lễ thì làm cho người sống hài lòng chớ không có ích lợi gì cho người đã chết.

Miễn là phải hiểu được điều này vì thường không khó trong việc thực hiện một hình thức rao báo nào đó. Nhưng có ít luật chính thức liên quan phương diện này.

Một số giáo xứ bằng lòng với việc dán một báo cáo trên bảng tin hay là trên giấy in khổ lớn. Những người khác thích loan báo ý lễ trước khi bắt đầu Thánh Lễ; một số người khác thích rao ý lễ sau lời chào. Còn những kẻ khác thì muốn xen tên vào trong lúc đọc kinh nguyện giáo dân.

Bất cứ cái nào trong những giải pháp này đều có thể. Nhưng về mặt phụng vụ thì không đúng để rao nếu sử dụng lúc yên lặng sau câu "chúng ta hãy cầu nguyện" của lời nguyện đầu lễ, cũng không đúng nếu xen tên vào trong kinh nguyện Thánh Thể, vì việc lựa chọn này dành cho những Thánh Lễ cầu cho kẻ qua đời như những thánh lễ an táng, lễ giỗ đầu tiên, v.v.

Thỉnh thoảng, những rủi ro có thể xảy ra, như khi một linh mục quên đọc một tên hay là không thể tìm ra tên đó. Trong trường hợp này linh mục chỉ cần cử hành theo ý người xin.

Đàng khác, nếu linh mục đọc tên sai, và do đó cử hành Thánh Lễ theo ý khác, bấy giờ giáo xứ sẽ cố gắng sửa chữa hoàn cảnh bằng cách dâng một cử hành khác lúc thuận tiện.

Một linh mục bạn tôi được gỡ khỏi sự lầm lỗi đặc biệt này nhờ cậu bé giúp lễ 10 tuổi chăm chỉ, em đã huých cha và nói, "Thưa Cha, cha đọc sai về tên anh chàng qua đời."

Thỉnh thoảng, nhiều người xin những ý Thánh Lễ mà họ lại muốn tham dự nhiều hơn là theo những chương trình giáo xứ, đó là môt hoàn cảnh thông thường hơn vì thiếu linh mục.

Để xử lý sự ước muốn này, Tòa Thánh ban quyền cho các giám mục cho phép cử hành những Thánh Lễ với nhiều ý.. Những Thánh Lễ "dồn" này không nên thực hiện hằng ngày. Giáo phận Roma cho phép các giáo xứ mỗi tuần được làm một Lễ như vậy và ngưới giáo dân phải được thông báo trước sẽ có những ý lễ khác trong ngày đó.

Linh mục cử hành một Thánh Lễ như thế, chỉ được giữ lại một bổng lễ và phải hiến những bổng lễ khác theo giám mục ấn định.

Tình huống những lễ dồn này khác với tình huống phổ biến trong một số xứ nghèo, trong đó nhiều người xin linh mục nhớ đến mình trong Thánh Lễ và thường dâng một số tiền nhỏ làm phần đóng góp tượng trưng. Số tiền dâng như vậy không được kể là những bổng lễ như các tín hữu có thói quen đối với Thánh Lễ được dâng vì nhiếu ý ngoài ý của họ.

Điều này cũng khác với sự đăng ký trong những hội Thánh Lễ thuộc các mẫu khác. Trong trường hợp này, một người dâng cúng cho một đan viện, cung thánh hay công đồng tu trì, hoặc nhân danh các tổ chức đó hay cho một lợi ích thiêng liêng khác, thì được nhớ cách chung chung trong môt số Thánh lễ ấn định cử hành tại cung thánh hay cộng đồng.

Khi tôi còn là chủng sinh, và sau này là linh mục, nhiều người gởi tới tôi quà tặng thiêng liêng là đăng ký tôi trong những hội đó– và đó là một nguồn an ủi vì biết rằng người ta được nhớ tới khi cử hành Thánh Lễ.
Đây là một tập quán tại Ái Nhĩ Lan quê hương tôi có lẽ ngày nay đã ít hơn, là gởi tới gia đình của môt người bạn hay thân nhân qua đời một tấm thiệp phân ưu báo cho biết là Thánh lễ sẽ được dâng cho linh hồn người quá cố Trong một thế giới đức tin, điều này chắc chắn cống hiến niềm an ủi hơn là phúng điếu những vòng hoa.

Số lượng bình thường về bổng lễ là do các giám mục ấn định hoặc trên cấp bậc quốc gia hay địa phương. Các tín hữu có quyền tự do dâng cúng nhiều hơn nếu họ muốn, và các linh nục được khuyến khích dâng Thánh lễ theo những ý các tín hữu dầu họ quá nghèo không thể dâng bổng lễ.

Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ