PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (1 – 10)

PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (1 – 10)

Hạnh Tích Các Thánh - Mar 24/03/2014

“Này ông Tuân, ông chỉ là một người tín hữu của đạo Gia Tô. Ta biết ông là người hiền lành, được nhiều người dân làng thương mến. Ta không muốn kết án tử hình cho ông, vì ông còn trách nhiệm với vợ con. Vậy hãy nghe Ta, ông bước qua Thập Giá Ta đã đặt sẵn dưới đất trước mặt ông, rồi Ta tha cho về với vợ con”.

PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (1 – 10)

Ngày 7 tháng 1:

Thánh Giuse Trần Văn Tuân,

Giáo Dân (1825-1859)

Thánh Giuse Trần Văn Tuân sinh năm 1825 tại Nam Điền, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu, trong một gia đình nổi tiếng là đạo hạnh.. Ngài sinh sống bằng nghề nông, làm ruộng trồng lúa, chăm chỉ chu toàn bổn phận trong gia đình và sống trọn vẹn niềm tin của mình đối với Thiên Chúa và Giáo Hội. Công việc thường ngày của Ngài là sáng chiều chăm chỉ với công việc ngoài đồng. Nhưng không khi nào bỏ việc tham dự thánh lễ và lần hạt  Mân Côi sáng và tối dâng kính Đức Mẹ mỗi ngày. Gia đình Ngài sống rất bình dị, trong ấm ngoài êm, không ai chê trách gia đình Ngài điều gì, Ngài luôn đối xử với mọi người rất nhã nhặn thân ái hiền hoà, đối xử bằng tinh thần bác ái, khiêm nhu, yêu thương và hay giúp đỡ mọi người trong khu xóm, hay thăm viếng những người già yếu và bệnh tật. Ai ai cũng ca tụng gia đình Ngài có phúc và là một gia đình gương mẫu về lòng đạo hạnh. Vì vậy mà ai ai cũng tỏ lòng quí mến và kính phục Ngài.

 

Tuy nhiên trong thôn xóm cũng có một vài người thấy gia đình Ngài được nhiều người thương mến thì sinh lòng ghen ghét . Đàng khác cũng vì tham giầu có, nên nghe theo những lời hứa hẹn của vua quan là ai tố cáo các đạo trưởng và những người theo đạo thì được trọng thưởng vàng bạc. Do đó, trong làng có mấy người vốn đã có lòng ghen tị đã không ưa gia đình ông Giuse Tuân nên sinh lòng ham muốn có tiền bạc theo những lời hứa hẹn của vua quan, đã âm thầm đi tố cáo với quan đích danh làng Nam Điền có người tên Tuân theo đạo Gia-Tô. Được mật báo, quan tuần  phủ đã ra lệnh cho quân về vây và bắt được ông Giuse Tuân. Ông chỉ là giáo dân, không bắt được đạo trưởng nào. Quan ra lệnh bắt trói giải về phủ giam giữ tra tấn, đánh đập Ngài rất tàn nhẫn, bắt đeo gông cùm, xiếng xích rất nặng nề, không cho ăn uống, hành hạ Ngài bằng đủ mọi cực hình, bắt Ngài khai tên và chỗ ẩn trú của các đạo trưởng, bắt Ngài bước lên Thập Giá nhiều lần, nhưng dù bị tra tấn đánh bật máu, nát thịt thì Ngài vẫn kiên cường nhất định không khai báo và cũng không bước lên Thập Giá. Quan tức giận cho lệnh đánh ba mươi roi  bật máu và dọa nạt. Vợ con và người dân làng chứng kiến trận đòn hãi hùng thì thương. Nhưng Ngài vẫn hiên ngang đối đáp. Sau trận đòn khủng khiếp, quan cho lệnh đưa về giam trong nhà tù và ra lệnh không cho ăn  uống. Nhưng người tôi tớ Chúa vẫn vui vẻ và tỏ ra hăng hái, vững vàng trong đức tin sắt đá của mình.

 

Một hôm quan lại gọi Ngài ra công đường. Lần này quan tỏ lòng thương xót. Quan nói nhỏ nhẹ với Ngài:

– “Này ông Tuân, ông chỉ là một người tín hữu của đạo Gia Tô. Ta biết ông là người hiền lành, được nhiều người dân làng thương mến. Ta không muốn kết án  tử hình cho ông, vì ông còn trách nhiệm với vợ con. Vậy hãy nghe Ta, ông bước qua Thập Giá Ta đã đặt sẵn dưới đất trước mặt ông, rồi Ta tha cho về với vợ con”.

Ông khiêm tốn trả lời:

– “Bẩm quan lớn, quan lớn dạy tôi bước lên Thập Giá Chúa tôi thì tôi không thể làm theo lời quan lớn dạy được. Quan lớn thương cho tôi về với gia đình thì tôi muôn vàn đội ơn quan lớn. Nếu quan lớn kết tội thì tôi xin sẵn lòng chịu chết vì Chúa tôi thờ”.

Quan lại nhẹ nhàng nói:

– Chúa ông thờ là Chúa làm sao?

– Bẩm quan lớn. Chúa tôi thờ là Đấng dựng nên trời đất muôn vật, là Đấng cầm quyền sinh tử. Cha mẹ chúng ta sinh ra thân xác, nhưng linh hồn ta là Thiên Chúa dựng nên và ban cho ta. Khi ta chết thì xác chết nhưng linh hồn không chết. Linh hồn sống đời đời.  Vì vậy, vua quan chỉ có thể giết chết thân xác tôi còn linh hồn tôi thì vua quan không thể giết chết được.

– Vậy ông chết rồi linh hồn ông đi đâu?

– Bẩm quan, tôi chết thì linh hồn tôi về với Chúa là Đấng đã dựng nên tôi. Tôi sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời với Chúa là Đấng tôi tôn thờ.

Nghe Ông nói thì quan tỏ ra vẻ suy nghĩ, không hỏi gì thêm. Quan ra lệnh đưa về ngục.

Sau ít ngày, quan lại cho dẫn Ngài tới công đường. Thấy Ngài bình tĩnh, quan vui vẻ hỏi:

– Ông Tuân, ta không muốn kết án ông, nhưng theo lênh của vua, mọi người phải từ bỏ tà đạo Gia Tô, vì là tà đạo, đạo của Tây đưa tới. Nếu không tuân lệnh vua thì phải chết. Vậy ông nghe ta mà từ bỏ tà đạo này để được tha mà trở về làm ăn vui vẻ với mọi người.

Ông Giuse Tuân đáp lời:

– Bẩm quan lớn, quan lớn nói đạo Gia Tô là tà đạo, không phải như thế đâu. Đạo Gia Tô là đạo chân thật. Đạo thờ Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên muôn loài muôn vật. Thờ kính Đấng như thế thì làm sao gọi là tà đạo được?

Quan không muốn nghe ông nói thêm nữa. Quan tỏ ra nóng nảy, lấy làm khó chịu vì khuyên dụ mãi không được. Quan tỏ ra bực tức, thay đổi thái độ, bắt ép Ngài bước qua Thập Giá để chứng tỏ đã bỏ Đạo để quan tha cho về và trọng thưởng tiền bạc nữa. Khi quân lính đặt Thập Giá trên mặt đất và khuyên Ngài bước qua. Ngài đã khẳng khái từ chối, lại tỏ vẻ cương quyết qùi gối thờ lạy Thấp Giá và kêu lớn tiếng rằng:

“Lạy Thánh Giá Chúa Kitô là sức mạnh của tôi”.

Quan quân chứng kiến hành động can đảm này của Ngài các quan thất vọng vì không thuyết phục được Ngài  Quan nói:

Ông này gan lỳ thật. Ông không sợ chết sao!

Lần cuối cùng, các quan lại cho lệnh dẫn Ngài ra công đường, các quan bàn định, nếu lần này không thuyết phục được thì sẽ làm án gửi về triều đình, vì đã giam giữ khá lâu rồi. Khi đội lính dẫn ra hầu toà. Quan chánh án hỏi:

– Chúng tôi đã kiên nhẫn chờ đợi ông suy nghĩ trước sau mà bỏ đạo Gia Tô, vì đạo này là tà đạo của Tây, vua đã cấm. Vậy hôm nay chúng tôi mong ông vâng lệnh vua và nghe lời khuyên của chúng tôi mà quá khoá. Chúng tôi sẽ tha và trọng thưởng vàng bạc cho ông nữa”

Ông Giuse Tuân trả lời dứt khoát rằng:

– Bẩm lạy các quan, tôi xin cám ơn các quan. Tôi xin sẵn lòng chịu chết chứ không thể bỏ đạo được. Được sống và được thưởng tiền bạc nữa thì quí trọng thật. Nhưng bỏ Chúa để lấy tiền bạc thì không bao giờ tôi làm. Tôi nhất định không bỏ đạo, nhất định không bước qua Thập Giá, dù phải chết thì tôi xin sẵn lòng chịu chết”.

Thấy không còn cách nào để dụ dỗ được nữa thì các quan bàn định làm bản án đệ trình triều đình xin vua xét xử. Vua ra lệnh làm án xử trảm tại pháp trường Nam Đinh.

Ngày 7 tháng Giêng năm 1862 dưới triều đại vua Tự Đức, Ngài đã hiên ngang tiến ra pháp trường với đội lý hình trong niềm hân hoan cảm tạ Chúa. Tới pháp trường, Ngài quì gối đọc kinh tạ ơn Chúa đã ban cho Ngài được phúc đổ máu mình ra để làm chứng cho Đức Kitô phục sinh, làm chứng cho lòng tin sắt đá của mình rồi Ngài kêu lớn tiếng:  -“Lạy Chúa Giêsu !  Con phó linh hồn con trong tay Chúa”

Sau đó, Ngài đưa cổ cho lý hình chém kèm theo tiếng chiêng tiếng trống đổ hồi vang dội. Lý hình vung gươm lên cao chém một nhát, đầu lìa cổ rơi xuống đất mà miệng vẫn còn phát ra tên cực trọng Giêsu, đoạn lý hình tung đầu Ngài lên cho quan Giám Sát và mọi người biết án lệnh trảm quyết đã được thi hành. Rất đông người đi theo chứng kiến cảnh hãi hùng. Khi lý hình vung gươm lên cao, nhiều người từ xa xa kêu rú lên, có tiếng kêu:

– Giêsu Maria, lạy Chúa tôi! Họ chém ông ấy rồi

– Đầu bị chém lìa cổ rơi xuống đất rồi. Trời ơi ghê sợ quá!

Nhiều tiếng khóc nức nở :

– Họ tung đầu Ngài lên cao, trời đất ơi. Sợ quá!-

– Máu từ cổ vụt lên cao lắm. Trông kinh hãi qúa!

– Ông Tuân quả là anh hùng, dám chết một cách anh dũng vì đạo như thế. Anh hùng quá!

– Anh hùng chưa đủ, ông là thánh tử đạo đấy!

Nhiều lời bàn tán, kêu la lẫn lộn, tạo nên một khung cảnh ồn ào nhộn nhịp trong cảnh hãi hùng man rợ. Những người trong gia quyến và tín hữu vừa run sợ, vừa nức nở khóc, đã vội chạy tới thấm máu và xin nhận xác đem về an táng. Hôm đó là ngày 7 tháng Giêng năm 1862 Ngài vừa tròn 36 tuổi Ông Phêrô Kiên và bà Maria Huyên đã có mặt ngay từ giây phút đầu, để chứng kiến cái chết.tử vì đạo vô cùng anh dũng và thánh thiêng của thánh Giuse Tuân. Hai người này đã xin phép lãnh nhận thi hài vị chứng nhân can trường của Chúa về an táng. Đến năm 1864 giáo dân xứ Nam Điền lại xin cải táng rước về đặt tại nhà thờ thánh Giuse thuộc giáo xứ Nam Điền, nơi sinh quán của Ngài..

Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 29 tháng 4 năm 1951 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn vinh Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Ngày 13. 01:

Thánh Đa Minh Phạm Trọng Khảm,

Chánh  Án (1780-1859)

Thánh Đa Minh Phạm Trọng Khảm sinh năm 1780 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu. Ngài là con trưởng của ông bà Phạm Tri Khiêm, một gia đình giầu có và danh tiếng trong làng. Ngài hấp thụ được nhiều đức tính tốt của cha và là một người con ngoan, hiếu thảo của gia đình họ Phạm. Gia đình ông Phạm Tri Khiêm là một gia đình Công giáo và ông đã giáo dục bảy người con của ông rất nghiêm túc theo tinh thần Công giáo, đạo đức và đức tin vững chắc.

Năm 18 tuổi, cậu Đa Minh Phạm Trọng Khảm đã lập gia đình với cô Agnès Phượng, một thiếu nữ đạo hạnh cũng là người làng Quần Cống. Hai người sống rất gương mẫu về lòng đạo đức, tốt lành. Gia đình đầm ấm, hoà thuận, yêu thương nhau, sinh con cái và đồng tâm nhất trí giáo dục con cái trở thành những người Công giáo đạo hạnh. Người con trai lớn của Ngài sau làm Chánh Tổng, được mọi người kính nể, đó là Chánh Tổng Phạm Trọng Thìn, sau cũng anh dũng làm chứng cho Chúa và được phúc tử đạo cùng với cha là thánh Đa Minh Phạm Trọng Khảm. Ngoài ông Tổng Thìn, Ngài còn ba người con gái tên là bà Nhiêu Côn, Nhiêu Trữ và Hậu Địch, cũng được học hành và nổi tiếng là hiền lành, khôn ngoan đạo đức.

Nhờ sự săn sóc hướng dẫn của cha là ông Phạm Trọng Khiêm nên cậu Khảm học hành thành đạt, sau làm tới quan Chánh Án. Mọi người trong làng xứ đều nhìn nhận cụ Án Khảm là người đạo đức, giầu lòng bác ái, và nhiệt tình trong mọi công việc cụ đã đảm nhận. Đối với mọi người trong xóm làng cụ hết tình bênh đỡ khi có việc phải cậy nhờ đến cụ. Riêng đối với Giáo Hội và những vị Thừa Sai lo việc truyền giáo thì cụ rất chú tâm giúp đỡ về mọi phương diện. Vì thế, lúc gặp khó khăn vì đạo bị cấm cách, cụ thường đón nhận  các Giám mục, Linh mục Thừa Sai đến trú ngụ tại nhà cụ và cụ tìm mọi cách giúp các vị Thừa Sai này thi hành mục vụ trong những trường hợp kín đáo và khôn khéo.

Trước khi quân lính từ tỉnh Nam Định về vây làng Quần Cống, cụ Án Khảm đã khích lệ dân chúng hãy vững lòng bền chí trung thành với đạo Chúa. Cụ còn nói thêm với dân chúng rằng:

Nếu có ai bước qua Thập Giá để chối đạo, thì khi quan rút rồi, làng sẽ không nhìn nhận người này khi còn sống cũng như khi chết sẽ không được chôn  trong nghĩa địa của làng.

Khi quan quân tới vây làng và bắt tập trung mọi người trong đình làng, quan phủ nói với cụ án Khảm:

– Các Thừa Sai có người là ngoại quốc, có người là người bản xứ và Thầy Giảng nữa, Ông có chứa chấp không? Nếu không xưng mà ta bắt được thì mọi tài sản sẽ bị tịch thu và bị xử tử.

Cụ Án Khảm thưa:

– Đạo chúng tôi luôn có linh mục. Nhưng các Ngài ở đâu tôi không được biết. Nếu quan bắt được thì tùy ý, quan muốn xử thế nào thì xử.

Quan ra lệnh bắt mọi người phải bước qua Thập Giá, cụ Án Khảm thấy một cụ già run rẩy khi bước tới gần Thập Giá do dự chưa dám bước qua, cụ Án Khảm liền chặn lại. Quan phủ nổi giận quát lớn tiếng:

– Ta sẽ mất chức, nếu Phạm Trọng Khảm không bị giết và tịch thu tài sản.

Nói rồi quan ra lệnh bắt trói cụ Án Khảm và cho lính tới nhà tịch thu các đồ đạo và những đồ vật qúi báu trong nhà.

Cụ Án Khảm nói với quan phủ”

– Các ông lấy đồ gì của tôi thì lấy nhưng các đồ đạo của nhà thờ và của nhân dân thì đừng xâm phạm tới.

Sau đó, quan ra lệnh bắt trót tất cả những người không buớc qua Thập Giá và cả cụ Án Khảm giải về tỉnh Nam Định. Năm ấy cụ Án Khảm đã 80 tuổi.

Lên tới tỉnh thì cụ Án Khảm cùng đông đủ các anh hùng đức tin làng Quần Cống vui mừng gặp Đức Cha Sampedro Xuyên đã bị bắt ở Kiên Lao và đang bị giam giữ tại đó, cụ và mọi người hân hoan kính chào Đức Cha mà không ai sợ hãi các quan. Đức Cha khuyên mọi người hãy can đảm lên và kiên trì tới cùng để được hạnh phúc tử vì đạo. Thế rồi họ tống mọi người vào nhà giam, chỉ còn một mình cụ Án Khám được ở lại đối chất với các quan.

Quan tổng đốc tỉnh Nam Định hỏi:

– Ngươi nói là không chứa chấp đạo trưởng, sao khi vừa gặp Giám mục Sampedro các ngươi đã tỏ ra vui mừng, quen biết và cung kính?

Cụ Án Khảm trả lời:

– Chúng tôi vui mừng vì được gặp người Cha Chung. Trong đạo chúng tôi, chúng tôi  rất kính trọng các đạo trưởng.

Quan còn hỏi cụ nhiều điều nữa nhưng nhất định cụ không khai báo tông tích bất cứ một người nào. Quan tổng đốc lại ngọt ngào khuyên cụ bước qua Thập Giá rồi quan sẽ cho cụ về và hoàn trả tất cả đồ đạc đã tịch thu. Nhưng cụ Án Khảm khiêm tốn cảm ơn mỹ ý của quan tổng đốc, còn việc chối đạo thì chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận . Quan tổng đốc ra lệnh nhốt riêng cụ để không ảnh hưởng được những tù nhân khác. Nhưng bằng mọi cách, cụ vẫn liên hệ và khuyên bảo mọi người hãy can đảm, bền chí để Chúa thưởng công, Chúa sẽ tiếp sức, đừng sợ hãi.

Vì cụ đã 80 tuổi nên các quan không đánh đập cụ như những người khác, cũng không hành hạ cụ nhịn đói, nhịn khát và đeo xiềng xích khổ cực. Sau bốn tháng trời thuyết phục bị thất bại không làm cho cụ Án Khảm bước qua Thập Giá, các quan quyết định làm án tử hình.

Ngày 13 tháng 1 năm 1859, cụ bị giải ra pháp trường. Vì tuổi cụ đã cao và bị đày đọa trong nhà giam khá lâu nên sức khoẻ cụ bị kiệt quệ. Trước khi tiến ra pháp trường cụ đã được cha Lương và cha Duyệt cùng bị tù giải tội và chúc lành cho cụ.

Tới pháp trường cụ quì gối đọc kinh tạ ơn Chúa rồi nằm trên chiếc chiếu, lý hình tròng giây qua cổ rồi kéo hai đầu giây, cụ bị thắt cổ mà chết. Đứng vòng ngoài nhìn thấy cụ già 80 tuổi bị cuốn giây vào cổ rồi kéo hai đầu giây đến

tắt thở thì nhiều người kêu rú lên:

– Trời ơi! Cụ già chết rồi! Ngộp thở mà chết!

– Án tử hình gì mà độc ác đến thế! Thắt cổ người ta!

Mấy người con đứng xa xa kêu lên:

– Con phó dâng linh hồn bố chúng con cho Chúa.

Có nhiều tiếng khóc nức nở vọng lên giữa bầu trời âm u, thiếu ánh sáng mặt trời. Sau khi chết quân lính còn đốt cháy tay chân và mặt cụ nữa. Mọi việc đã hoàn tất, thân nhân và các tín hữu xin xác cụ về an táng. Hai anh Đa Minh Nhượng và Đa Minh Diên là những người đã nhận xác và đưa về an táng tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở giáo xứ Quần Cống, thuộc giáo phận Bùi Chu.

Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 29 tháng 4 năm 1851 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn vinh Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Chúng ta cảm tạ Chúa thay cho Ngài và xin Ngài bầu cử cùng Chúa cho chúng ta nữa. 

Ngày 13. 01:

Thánh Luca Phạm Trọng Thìn,

Chánh Tổng, (1820-1859)

Thánh Luca Phạm Trọng Thìn, theo bản án của triều đình thì viết là Phạm Viết Thìn, sinh năm 1820 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu, Ngài là con cụ Án Phạm Trọng Khảm và bà Agnès Phượng. Nhờ gia đình khá giả nên Ngài được học hành đỗ đạt tốt, mới 30 tuổi đã làm tới chức Chánh Tổng. Ngài kết bạn với cô Maria Tâm là một thiếu nữ đạo hạnh hiền lành, người cùng làng. Hai người sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng vì chức vụ luôn phải đi xa nhà và còn trẻ tuổi nên dễ bị bạn bè lôi cuốn đi vào con đường tội lỗi. Dần dần Ngài đã làm quen thân với một thiếu nữ tên là Trung người làng Trà Lũ, cô này rất duyên dáng, rồi sau đó cưới làm vợ nhỏ. Từ đó việc đạo đức trở nên nguội lạnh, bỏ cả việc xưng tội rước lễ. Người vợ cả là cô Tâm rất đau khổ, âm thầm cầu nguyện xin Chúa thương, sớm giúp ông trở về với Chúa và gia đình. Sau một thời gian thì Ngài bị bệnh rất trầm trọng, tưởng là chết, cha Ngài là cụ Án Khảm hết lời khuyên bảo, nhất là nhờ lời khuyên dậy của cha giải tội, Ngài đã xưng tội và chân thành sám hối rồi làm giấy dứt khoát từ bỏ người vợ nhỏ này. Ngài lại hứa với Chúa và gia đình nếu Chúa cho sống thì Ngài sẽ cố gắng lập công đức để đền tội lỗi và sẽ sống cuộc đời đạo hạnh hơn. Khi khỏi bệnh, Ngài đã thật sự làm lại cuộc đời và sống rất tốt lành thánh thiện, xây dựng một gia đình gương mẫu, một thành viên dòng ba Đa Minh rất sốt sắng.

 

Triều đại vua Tự Đức năm thứ XI cũng chính là thời kỳ vua Tự Đức ra những sắc chỉ cấm đạo ác nghiệt nhất, vì khi ấy liên quân Pháp và Tây Ban Nha, lăm le tiến vào Đà Nẵng nên vua lại càng lo sợ và càng ra tay tiêu diệt đạo Gia-Tô của tây phương đem tới, vì vua được các quan triều đình đệ trình rằng đạo Gia Tô là chiêu bài của quân đội liên quân Pháp và Tây Ban Nha. Vua Tự Đức tin chắc như thế nên tìm mọi cách để tiêu diệt đạo và các Thừa Sai ngoại quốc.

 

Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng như thế Đức Cha Sampedro Xuyên liền cậy nhờ hai ông Chánh Tổng Phạm Trọng Thìn và ông Chánh Tổng Phạm Trọng Tả là hai người tín hữu rất đạo đức và có uy tín làm sứ giả hoà bình, tới gặp Tổng Đốc Nam Định lúc ấy là ông Nguyễn Đình Tân, xin ông nhẹ tay cho các tín hữu được an bình giữ đạo. Hai ông hứa với quan Tổng Đốc Nam Định là sẽ kêu gọi toàn dân Công giáo sẽ trung thành với Đức Vua. Cuộc dàn xếp đang trên đường tiến triển tốt đẹp thì không may tại làng Cao Xá có một người tín hữu bất mãn với chính sách nhà nước, đã xúi giục dân chúng nổi loạn chống lại các quan. Được tin cấp báo này, quan Tổng Đốc nổi giận, ra lệnh bắt ông Thìn và ông Tả kết tội hai ông này lừa dối, là nội gián và truyền lệnh tiếp tục truy nã bắt hết các đạo trưởng, các linh mục, các Thừa Sai và tất cả các tín hữu. Quan lại cho lính về vây làng Quần Cống vì có mật báo cho biết là trong làng này chứa chấp nhiều đạo trưởng. Quân lính xông xáo lục bới từng nhà, kết quả là bắt được Đức Cha Sampedro Xuyên và cha Estevey đang trú ngụ tại đó.

 

 

Quan Tổng Đốc cho dẫn ông Phạm Trọng Thìn ra toà đã ba bốn lần để khuyên dụ bước qua Thập Giá rồi sẽ tha cho về. Nhưng vẫn một mực từ chối, dứt khoát không bao giờ ông bước qua Thập Giá. Dù bị dọa nạt, tra tấn, kìm kẹp thì Ngài vẫn giữ một lòng cương quyết không quá khoá, không bỏ đạo. Khuyên dụ không được, quan bắt Ngài viết những suy nghĩ của mình trên giấy. Ngài đã can đảm viết rành mạch bản tuyên xưng Đức Tin của Ngài như sau:

Tôi là một Kitô hữu, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình, thậm chí cả cái chết đau đớn nhất, hơn là vi phạm một lỗi dù rất nhỏ trong đạo tôi thờ. Tôi tin kính và thờ phượng Chúa tôi hết lòng. Dù phải chết tôi cũng không bỏ Chúa tôi. Chính tay tôi viết những điều này. Luca Thìn”.

 

Nhìn thấy thái độ cương quyết của Ngài, quan ra lệnh  xích tay chân và tống giam vào ngục. Ban ngày phải mang xiếng xích nặng nề, ban đêm hai chân bị cùm vào xà lim rất đau đớn nhưng Ngài vẫn một niềm hân hoan, vui vẻ, không sợ đánh đòn hay bất cứ hình khổ nào. Những người ngoại đạo thấy Ngài bị xiềng xích, hành hạ khổ sở quá thì khuyên Ngài bước qua Thập Giá để trở về với gia đình, giữ được của cải lại còn quyền chức nữa:

Ngài trả lời:

– Xin các bạn để tôi yên, đừng nói với tôi những điều này. Tôi thà mất hết chức quyền, của cải còn hơn là tôi chối bỏ Chúa tôi.

Ông Đương tuy là người khác đạo nhưng rất quen biết Ngài vì đã có thời kỳ làm việc trong tổng với Ngài nên an ủi Ngài:

Này ông tổng, ông nghe tôi, cứ bước qua Thập Giá để được tha. Ông được tha lại được phục hồi chức quyền rồi xin ông giúp tôi được giảm án trở về thì tôi biết ơn ông vô cùng. Tôi biết nếu ông xin thì thế nào các quan cũng tha cho tôi. Tôi không phải là người theo đạo Gia Tô nhưng tôi nghe nói nếu ông chối đạo để được về rồi sau đi xưng tội thì cũng được tha, có phải như thế không?”

Ngài vui vẻ nói lại:

 Này ông, tôi không muốn lừa Thiên Chúa là Chúa tôi thờ. Cố ý chối Chúa rồi đi xưng tội để được tha là một hành động lừa dối Chúa đó ông ạ. Chúa biết hết mọi sự ta nghĩ, ta làm. Tôi không bao giờ làm như thế. Tôi sẽ cầu nguyện cho ông mà thôi. Riêng tôi, tôi thà chịu chết vì Chúa tôi thờ chứ bỏ Ngài, chối Ngài thì nhất quyết không bao giờ có chuyện đó xẩy ra với tôi.

 

Tới đầu tháng 7 năm ấy, giữa lúc Ngài còn đang bị giam tù, bị đánh đập quá sức thì may mắn Ngài lại được gặp cha mình là cụ Án Khảm cũng đã bị bắt và giải về nhà giam Nam Định. Hai cha con vui mừng vì được gặp nhau và cùng bị đem ra xử . Ngài hân hoan và thêm can đảm vì biết rằng cả hai cha con sẽ được phúc chết vì Chúa. Thế rồi vài ngày sau, Đức Cha Sampedro Xuyên cũng bị bắt và giải về Nam Định. Quan thử lòng cho ông Luca Thìn ra gặp Đức Cha. Vừa thấy Đức Cha bị trói, ông Luca Thìn liền quì gối kính cẩn chào Đức Cha. Thấy thái độ cung kính ấy, quan nổi giận cho đánh đòn rồi lôi vào ngục.Bị giam tù, chịu nhiều hình khổ, đánh đập, nhịn ăn nhịn khát, tra tấn trong suốt hơn bốn tháng trời. Các quan thấy không thể thuyết phục được nên làm án tử hình.

Khi biết tin bị tử hình, ông Luca Phạm Trọng Thìn không biết bị kết án về tội gì nên tới hỏi quan đốc:

 Thưa quan tôi bị kết án vì tội gỉ?

Quan tổng đốc trả lời:

Về tội phản nghịch, đưa Thừa Sai ngoại quốc vào nước.

Ngài nói lại:

– Chúng tôi tiếp đón đạo trưởng tây phương và theo đạo Gia Tô. Nhưng không bao giờ chúng tôi chống lại vua.

Quan tổng đốc nói tiếp:

– Nguyên việc đón tiếp đạo trưởng tây phương và theo đạo Gia Tô đã đáng chết rồi vì vua đã ra lệnh cấm theo đạo này và ngươi đã không bước qua Thập Giá.

Biết được lý do chính đáng chết vì đạo, Ngài vui mừng cảm tạ Chúa và dọn mình sốt sắng để được lãnh nhận ơn phúc trọng đại này.

Theo án lệnh thì ngày 13 tháng 1 năm 1859 thánh Luca Phạm Trọng Thìn phải tử hình, Ngài đã hân hoan cầm trên tay và giơ cao Thánh Giá tiến ra pháp trường Bảy Mẫu Nam Định lãnh triều thiên Tử Đạo, cùng với thánh Đa Minh Phạm Trọng Khảm, thánh Giuse Phạm Trọng Tả, .Đa Minh Sơn, Gioan Tăng, Lê Lý và bốn người giáo dân khác nữa. Tất cả cùng nhau miệng đọc kinh lớn tiếng, chân bước  đều, lòng hân hoan, nét mặt tươi cười, không ai tỏ vẻ lo sợ trước giờ chết. Tới nơi xử, các Ngài còn đọc kinh Tin Cậy Mến, kinh Ăn Năn Tội rồi lớn tiếng kêu ba lần:

– Giêsu, Maria chúng con phó linh hồn chúng con trong tay Chúa!

Sau đó, đội lý hình đẩy các vị nằm ngửa trên chiếu rồi trói chân tay từng người vào cọc đã chôn sẵn. Mỗi vị bốn lý hình cầm hai đầu giây thừng tròng qua cổ và kéo thật mạnh cho đến khi tắt thở.

Vợ con đứng từ xa xa chứng kiến cái chết anh hùng của chồng, của cha thì kêu rú lên:

– Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn Luca về với Chúa.

Những tiếng khóc nức nở xen lẫn những tiếng kêu la ồn ào trước cảnh xử giảo một anh hùng chứng nhân của Đức Tin.

Sau các Ngài đã tắt thở lý hình còn đốt chân tay và mặt các Ngài. Mọi sự hoàn tất, giáo dân Quần Cống tới xin rước xác các Ngài về chôn tại nhà thờ xứ đạo.

Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 29 tháng 4 năm 1851 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã long trọng tôn vinh Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988. Chúng ta cảm tạ Chúa thay cho Ngài và xin Ngài bầu cử cùng Chúa cho chúng ta nữa. 

Ngày 13. 01:

Thánh Giuse Phạm Trọng Tả, 

Chánh Tổng  (18001859).

Thánh Giuse Phạm Trọng Tả sinh năm 1800 tại làng Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu. Ngài là con ông Đa Minh Phạm Thăng, anh em thúc bá với thánh Đa Minh Phạm Trọng Khảm. Ngài làm Chánh Tổng trước thánh Luca Phạm Trọng Thìn, Ngài cũng lập gia đình nhưng người vợ đã chết sớm. Lý do Ngài bị bắt đã kể trong chuyện thánh Luca Phạm Trọng Thìn. Hai Ngài được Đức Cha Sampedro ủy thác việc dàn xếp với quan Tổng đốc Nguyễn Đình Tân xin nhẹ tay đối với người Công giáo và hứa sẽ trung thành với vua. Câu chuyện điều đình gần đi tới kết quả tốt đẹp thì chuyện không may xẩy đến tại làng Cao Xá làm quan Tổng đốc bực mình và sinh lòng nghi ngờ thiện chí của các Ngài,

kết án các Ngài là nội gián, lừa bịp quan Tổng đốc, âm mưu làm loạn. Quan Tổng đốc ra lệnh bắt các Ngài luôn. Khi bị bắt thánh Giuse Phạm Trọng Tả đã 60 tuổi.  Ngài là cựu Chánh Tổng, sống đời sống rất an bình chừng mực, đạo đức. Ngài đã vào Hội dòng Ba Đa Minh và làm chủ Hội . Ngài sốt sắng làm các việc đạo đức, yêu thương và hay giúp đỡ mọi người và tìm mọi cách giúp.những người đồng đạo thực hành đức tin trong hoàn cảnh khó khăn của thời cấm cách.

 

Đặc điểm nổi bật trong đời Ngài là lòng thương người. Ngài hay bố thí và phân phát thóc lúa cho những người nghèo khó. Cho những người nghèo khó vay mượn Ngài chỉ lấy lại một phần, những người nghèo túng quá thì Ngài cho luôn. Ngài rất để ý tới những người làm công thuê mướn cho Ngài. Chính vì lòng yêu thương này mà ai ai trong làng xóm đều qúi mến và kính trọng Ngài như người cha của mình.

 

 

Thế rồi khi bị bắt, quan quân cố tình ép buộc Ngài bước qua Thập Giá, đạp lên ảnh tượng, Ngài đã mạnh bạo xưng đạo, cương quyết một lòng tin theo Chúa, yêu mến Chúa, dầu có phải chết hay chịu trăm ngàn sự khó thì Ngài cũng can đảm chịu hết chứ nhất định không chối Chúa, không phạm tội bước qua ảnh tượng Chúa. Lúc Ngài bị bắt, nhiều người, kể cả những người lương dân đều khóc thương Ngài. Ông Đoàn Vĩnh người làng bên cạnh không Công giáo than phiền rằng:

– Thời thế khó khăn quá! Cụ Chánh Phạm Trọng Tả là người tốt lành, yêu thương dân làng, không phân biệt lương giáo, làm gì nên tội mà bắt cụ như thế.

– Thật tội nghiệp cụ tổng! Tôi thương cụ quá! Tôi chẳng biết làm gì để giúp cụ trong lúc này. Anh Cai Bình nói thế.

Nhiều người trong làng biết cụ bị bắt đem lên tỉnh giam thì tìm cách lên thăm và an ủi cụ, bày tỏ lòng kính phục cụ.

Trong những ngày tháng bị giam cầm trong tù ngục tại Nam Định, đã nhiều lần Ngài phải đối chất với các quan. Bị các quan dụ dỗ bị đe dọa đủ cách nhưng Ngài vẫn một mực cương quyết không chối Chúa. Trong nhà giam, nhiều lần Ngài bị đánh đập cực kỳ tàn nhẫn, bị kìm kẹ