Trời đất ơi! Đầu hai vị thánh đã rơi xuống đất rồi. Xin các Ngài nhớ đến chúng tôi và cầu nguyện cho chúng tôi.Nhiều người xông vào đòi thấm máu và xin những xiềng xích các Ngài đã mang. Các tín hữu xin thi thể các Ngài đem về an táng tại Trung Linh, Bùi Chu.
PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (81 – 90)
Ngày 23 tháng 10
Thánh Phaolô Tống Viết Bường
Quan Thị Vệ (1773-1833)
Thánh Phaolô Tống Viết Bường sinh năm 1773 tại Phú Cam, tỉnh Thừa Thiên, thuộc tổng giáo phận Huế, trong một gia đình Công giáo lâu đời được tiếng là đạo hạnh, dòng tộclàm quan nhiều đời dưới triều vua Lê chúa Nguyễn. Thân phụ là ông Nicolas Tống Viết Giảng và bà Maria Lương cũng là người có chức tước trong triều đình.
Vì tổ tiên đã làm quan nhiều đời nên ngay từ nhỏ, cậu Phaolô Bường cũng đã được giáo dục và theo học để sau này nối nghiệp cha ông. Tại học đường cậu Phaolô Bường đã chứng tỏ là một học sinh thông minh xuất được các thầy cô giáo và bạn đồng trường qúi trọng Lớn lên, cậu lập gia đình, có hai đời vợ và có 12 người con. Sau đó anh gia nhập vào đội quân.Thị Vệ, thi hành quân vụ trong triều. Sau một thời gian phụcvụ, anh chàng Vệ Binh Tống Viết Bường chứng tỏ khả năng phục vụ xuất sắc, nhất là qua đời sống liêm khiết, tận tụy và đức độ thật thà, hiền lành, anh được thăng cấp Cai Đội và được chúa Nguyễn tuyển chọn vào làm Thị Vệ trong hoàng cung. Vua Minh Mạng nhận thấy anh là người cần mẫn và nhiệt tâm nên rất hài lòng về người cai đội Thị Vệ này.
Tới năm 1831, tại Quảng Nam có giặc Đá Vách nổi lên cướp phá khắp nơi, quan quân trong tỉnh phải đối phó, đánh dẹp nhưng vẫn không dẹp nổi. Trước cảnh rối reng của đất nước, vua Minh Mạng biết khả năng tài binh khiển tướng của Đội Bường, vua đặc phái Đội Bường đi thanh sát chiến trường và ra tay đánh dẹp trong một thời gian kỷ lục. Giặc Đá Vách bị tan dã. Anh trở về tâu trình thành quả tốt đẹp. Vua Minh Mạng khen thưởng. Nhưng cũng vì ghen tức nên có kẻ xấu bụng đã tố cáo Đội Bường là người Công Giáo.
Mặc dầu vua rất thương mến ông nhưng đồng thời vua cũng rất nghi ngờ và ghen ghét đạo Công giáo, nên vua cho gọi ông Đội Bường tới và hạch hỏi
:- Khi thi hành xong công tác dẹp loạn, khanh có ghé viếng thăm Chúa Non Nước không
Ông Đội Bường bình tĩnh trả lời:
– Muôn tâu hoàng thượng, vì hoàng thượng không truyền nên thần không đi. Hơn nữa, chùa Non Nước đâu có giặc để đánh?
Vua hỏi tiếp:
– Lệ thường, dẹp giặc xong thì phải vào chùa để lễ bái. Tại sao khanh không đi?
Ông không ngàn ngại nói thật, nói thẳng:
– Muôn tâu hoàng thượng, vì hạ thần theo đạo Công giáo.
Thế là đội Bường đã thẳng thắn và mạnh bạo tuyên xưng Đức Tin của mình trước mặt hoàng thượng. Nghe ông ngang hiên tuyên xưng Đức Tin, vua Minh Mạng bừng bừng nổi giận. Cơn thịnh nộ lên cao, vua nặng lời xỉ nhục ông cai đội và nói nhiều điều xúc phạm tới đạo Công Giáo. Vua dọa nạt ông phải bỏ đạo, nếu không vua sẽ hạ lệnh chém đầu. Trong cơn nóng giận, vua hạ lệnh đánh 80 roi, tước hết chức và giáng xuống làm binh nhì. Một số quan thần hiện diện vốn có cảm tình và mến thương ông đội Bường, lên tiếng can ngăn, xin vua nhẹ tay vớI người đã có công dẹp giặc. Nhưng vua vẫn một mực cương quyết giữ nguyên những quyết định của mình. Trước trận đòn đau đớn, nhục nhã và bị giáng chức làm binh nhì, ông đội Bường vẫn vui vẻ lãnh nhận và tiếp tục phục vụ vua trong chức vị binh nhì.
Tháng 12 năm 1832, tức một năm sau, trước khi ban hành chiếu chỉ cấm đạo, vua Minh Mạng cho lệnh kiểm kê những người theo đạo Công giáo trong triều đình, đặc biệt là hàng ngũ Thị Vệ. Vâng lệnh vua, các quan kiểm kê trong hàng Thị Vệ thì các quan mới phát giác ra là trong hàng ngũ Vệ binh có 11 người đã theo lời khuyên dụ của ông đội Bường theo đạo Công Giáo. Đọc bản phúc trình vua nổi giận cho lệnh bắt cả 11 người cùng với ông đội Bường, lúc ấy ông đã 50 tuổi.
Sau khi bị bắt và tra tấn, 5 người khiếp sợ nên xin bỏ đạo,6 người khác sau khi bị tra tấn thì bị đeo gông, mang xiềng xích, tống vào ngục thất. Một ngườI bị chết rũ tù và một người khác là anh Tadêô Quyền con rể ông Phaolô Bường cũng theo gương người cha vợ tuyên xưng Đức Tin cho đến khi chết.
Trong suốt thời gian đầu, cứ khoảng 10 ngày ông Đội Bường lại bị giải tới công đường để tra tấn và ép buộc bỏ đạo. Lần nào quan cũng hỏi:
– Này ông đội, ông có bỏ đạo không? Chúng tôi không muốn tra tấn ông. Nhưng lệnh vua thì chúng tôi phải tuân theo.
Ông đội Bường trước sau như một, lần nào ông cũng thẳng thắn trả lời:
– Lâu nay tôi chỉ thờ một Thiên Chúa dựng nên muôn loài muôn vật, lẽ nào bây giờ tôi lại bỏ Chúa tôi?
Sau mỗi lần thưa như thế là chịu trận đòn 20 roi rách da xé thịt! Nhưng người chiến sĩ can trường của Chúa vẫn can đảm chịu trận mà không hề kêu ca, than khóc. Càng bị đòn đau đớn, ông càng tỏ ra kiên trì, cương quyết. Mấy người lính thấy ông bị đeo chiếc gông quá nặng thì thương và muốn thay cho ông một chiếc gông nhẹ hơn thì ông tỏ ý không muốn. Ông còn vui vẻ nói với mấy người lính bằng một giọng bông đùa:
– Này các bạn, các bạn kiếm cho tôi cái gì nặng hơn một chút, chứ chiếc gông này còn nhẹ đấy. Tôi còn bị đánh đập ít quá, tôi nghĩ tôi còn có sức chịu đòn đau hơn nữa.
Có nhiều lần các quan dụ dỗ không được nên đã cho lính khiêng bổng ông lên rồi kéo chân ông đạp lên Thanh Giá rồi nói là ông đã bước qua Thanh Giá, lấy cớ để tha cho ông. Nhưng ông lớn tiếng la lên:
– Việc này là do các quan làm, chứ tôi không bao giờ dám làm như thế. Tôi dứt khoát không bao giờ bỏ Chúa, bỏ đạo.
Sau rất nhiều dùng sức mạnh, đòn vọt, tra tấn, hành hạ tàn nhẫn, nhưng người chiến sĩ dũng cảm của Chúa không hề lay chuyển. Thân xác đau đớn, yếu mệt nhưng tinh thần vẫn minh mẫn, sáng suốt và chí khí vẫn luôn sáng chói. Các quan biết không thể nào dùng sức mạnh, đòn vọt để khuất phục được ngườI chiến sĩ của Chúa. Các quan lại bàn nhau và đổi chiến thuật để tìm cách thuyết phục.
Một hôm quan Bộ Hình Thượng Thư Võ Xuân Cần cho lệnh đưa ông đội Bường tới công đường. Quan tỏ ra thân thiện, tha thiết khuyên dụ ông tuân hành lệnh vua, vì vua vẫn quí trọng ông. Quan nói:
– Này, ông đội, ông nghe tôi, chỉ bỏ đạo trong lúc này thôi để vua hài lòng. Sau này ông muốn làm gì thì làm.Có sao đâu?
Nhưng ông đội Bường khiêm tốn trả lời:
– Quan lớn có lòng thương thì tôi cũng xin hết lòng đội ơn quan lớn. Nhưng tôi cũng xin quan lớn một điều là xin quan lớn cũng để cho tôi được giữ trọn vẹn chữ Trung với Đức Chúa Trời là Chúa tôi thờ.
Quan Thượng Thu Bộ Hình nói tiếp:
– Thì ông vẫn giữ được chữ Trung với vua và cả với Chúa của ông nữa. Ông chỉ chối bây giờ thôi mà! Sau đó ông vẫn giữđạo và Chúa của ông thờ. Không ai cản trở ông. Ông chối bây giờ là để làm đẹp lòng vua mà thôi.
Ông trả lời:
– Làm như thế là dối lương tâm mình, dối cả với Chúa nữa. Không bao giờ tôi làm như thế. Tôi sẵn lòng chịu chết vì Chúa của tôi.
Nghe ông nói với giọng cương quyết và khẳng khái như thế, quan Thượng Thư lắc đầu, không nói thêm điều gì nữa.nhưng
quan tỏ vẻ thân thiện, cho lệnh đưa ông trở về nhà giam.
Tại nhà giam, ông đội Bường luôn vui vẻ, tìm mọi dịp giúp đỡ những người bạn tù, đồng thời ông tìm mọi dịp khuyên bảo, khích lệ những người bị bắt vì đạo Chúa hãy luôn cầu nguyện xin Chúa giúp sức để được trung thành với Chúa, dầu có bị chết vì Chúa thì cũng can đảm lãnh chịu vì Chúa. Ông cũng lần hạt Mân Côi hằng ngày dâng kính Đức Mẹ, xin Đức Mẹ giúp sức để trung thành với Chúa.
Trong thời gian bị giam tù, có cha An và cha Vững thường cải trang thay nhau vào giải tội và trao ban Mình Thánh Chúa cho ông và cho các bạn tù, Nhờ vậy, Đức Tin thêm kiên vững và sức chịu đau đớn vì tra tấn, đòn vọt thêm vững mạnh. Mọi người đều cảm thấy can đảm trước những đau khổ phần xác mà được hạnh phúc về phần linh hồn.
Sau lần quan Thượng Thư Bộ Hình Võ Xuân Cần gặp gỡ, khuyên dụ mà không thành công thì các quan bàn định và làm bản án xin vua tuyên án. Khi trình tâu lên, vua đã mau mắn trả lời:
– Trường hợp đội Bường còn cần gì bán án. Cứ việc tra tấn không ngừng, nếu nó không chịu đạp lên Thánh Giá thì cứ việc đánh cho chết, rồi vất xác ra ngoài thành là xong.
Ít ngày sau, các quan lại các quan lại đệ trình:
– Tâu đức vua, người Công giáo thật cứng lòng, dầu khuyên dụ, dầu đánh đập, bọn chúng vẫn cứng lòng. Vậy theo luật nước, xin đức vua ban án lệnh để thi hành.
Vua Minh Mệnh nghe nói liền ưng cho các quan Bộ Hình ra án trảm quyết và phải treo đầu đội Bường ba ngày để làm gương cho kẻ khác. Tuy vua đã đồng cho lên án nhưng vua cũng chưa cho xử ngay. Vua có ý chờ đợi ông đội Bường xin ân xá.các quan nói với ông: vua vẫn qui mến và thương ông, vua mong ông xin ân xá để vua sẽ tha. Nhưng ông vui vẻ trả lời:
– Đức vua đã ban lệnh thì xin các quan cứ thi hành như án lệnh.
Trường hợp xử ông đội Bường là một trường hợp đặc biệt, vì ông là viên quan Thị Vệ có nhiều công trạng với vua Minh Mạng, nên vua muốn cuộc xử phải diễn ra trong âm thầm, ít người biết tới. Do đó mãi tới 5 giờ chiều tử tội mới được thông báo cho biết tin giờ xử. Tuy vậy, ông rất vui mừng vì ông đã dọn mình sẵn sàng từ lâu. Khi được tin, ông gọi các bạn tù lại cầu nguyện chung với ông và xin các bạn tù cầu nguyện cho ông được ơn vững mạnh tuyên xưng đức tin tới giờ phút sau cùng. Tới giờ, lính tới điệu ngài đi, vì trời đã tối nên quân lính phải đốt đuốc dẫn đường. Dẫn đầu là một tên lính mang bản án, vừa đi vừa đọc lớn tiếng: “Người này bị xử tử vì tội theo đạo Gia-Tô, nên phải xử trảm, đầu treo 3 ngày để làm gương cho kẻ khác”.
Vì trời tối mà lại phải đi qua chiếc cầu nhỏ hẹp trong lúc nước đang dâng lên cao nên đường rất khó đi. Đoàn quân thúc giục đi lẹ nhưng ông đội Bường cố ý đi chậm tìm hướng đến nền cũ của nhà thờ Thợ Đúc, gần Trường An để xin được chết tại đây. Khi đi gần tới Thợ Đúc, vua Minh Mạng còn sai quan đến khuyên dụ người chiến sĩ Đức Tin của Chúa bước lên Thánh Giá để được tha. Vua hứa sẽ phục hồi mọi chức tước và ban tặng nhiều vàng bac, nếu nghe theo lời khuyên dụ của vua. Biết được tôn ý của vua. Quan Giám Sát tới gần âu yếm nói với Ngài những lời:
– Này quan cai đội, ông không phải là tướng cướp, cũng không phải là tên giặc. Ông không có tội gì, ngoài tội theo đạo Gia-Tô.. Ông phải chết là điều phi lý. Vậy ông hãy đạp lên ảnh Thánh Giá này để được tha, vua sẽ hoàn cấp bậc lại cho ông, vì vua vẫn yêu thương ông
Nghe những lời chân tình của quan Giám Sát, Ngài thưa lại:
– Tôi xin cám ơn vua và quan Giám sát. Xin hãy đưa tôi đi và xử cho mau, để tôi sớm được về với Thiên Chúa của tôi, còn việc bỏ đạo thì không bao giờ tôi nghe theo vua quan.
Ngài xin quan Giám Sát được chết trên nền cũ của nhà thờ
hợ Đúc. Quan Giám sát chiều ý. Tới nơi Ngài quay lại âu yếm nhìn người con gái của Ngài lần cuối cùng đang chen chúc trong đám đông rồi Ngài quì xuống trên chiếc chiếu do ông Thục ở Phú Cam là bạn của Ngài đã đưa cho lính canh trải sẵn, Ngài xin cầu nguyện vài phút rồi bình tĩnh nói với đội lý hình: “ tôi đã sẵn sàng” người lính đao phủ vung gươm lên cao chém một nhát, đầu vị thánh rơi xuống đất dưới ánh sáng lung linh của những bó đuốc cháy như những ngọn nến bập bùng trong thánh đường.
Quan cho phép dân làng lãnh nhận xác đem về an táng tại họ Phú Cam, còn thủ cấp thì phải treo tại nền nhà thờ Thợ Đúc ba ngày theo lệnh vua. Hôm đó là ngày 23 tháng 10 năm 1832.
Ngày 27 tháng 5 năm 1900 Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã suy tôn ông Phaolô Tống Viết Bường lên bậc Chân Phước và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Trọn Bề Hiếu Trung
Trong tù Ngài vẫn khuyên lơn
Các tù nhân hãy biết ơn Chúa Trời
Khổ đau Chúa gửi cho đời
Cứ vui chịu đợi chờ Người đổi thay
Quân hành hạ cứ mặc thây
Xác tan vào đất, hồn bay về Trời
Xá chi tra tấn, đòn roi
Hãy mang Thánh Giá để noi gương Ngài
Khi còn trên cõi trần ai
Tựa nương Đức Mẹ hằng ngày ủi an
Nhiều người ngoại đạo khuyên can
Quan binh trẻ chớ theo chân đội Bường
Bỏ tà đạo để làm gương
Được về nhà sống là thương gia đình
Ong nghe buồn bã trong mình
Nên dùng lời lẽ biện minh trả lời
Những ai theo đạo chúng tôi
Chết non đường tắt về trời Chúa thương
Chết già là quãng đường trường
Đàng nào cũng tới Thiên Đàng lãnh công
Chẳng thay đổi được cõi lòng
Quan tâu vua được đem ông chém đầu.
(Trương Hoàng)
Ngày 24 tháng 10
Thánh Giuse Lê Đăng Thi
Cai Đội (1825-1860)
Thánh Giuse Lê Đăng Thi sinh năm 1825 tại làng Văn Quy, tỉnh Quảng Tri, thuộc tổng giáo phận Huế ngày nay. Cha Ngài là ông Giuse Lê Đăng Tư làm quan tới chức đệ nhị phẩm, là một gia đình Công giáo ngoan đạo. Ông bà Giuse Lê Đăng Tư chết sớm, nên cậu Giuse Thi mồ côi cha mẹ và vì là con quan cai đội nên cậu Thi được nhận vào trường Quốc Tử Giám, trường dành riêng cho con các quan trong triều. Sau khi tốt nghiệp tại trường Quốc Tử Giám, cậu Giuse Lê Đăng Thi được phong làm quan cai đội lúc 25 tuổi. Sau đó được bổ nhiệm đi làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, anh quan cai đội Lê Đăng Thi lập gia đình với người con gái
Hà Tĩnh và được hai người con. Phục vụ tại Hà Tĩnh một thời gian thì quan cai đội trẻ trung Lê Đăng Thi lại phải thuyên chuyển công vụ về Nghệ An. Tại đây, người vợ yêu qúi bị bệnh và qua đời, để lại hai người con trẻ dại. Trước hoàn cảnh khó khăn này, ngài phải tái hôn với một người Công giáo khác để chăm sóc mấy con nhỏ và trông coi công việc nội trợ trong gia đình.
Trong những năm 1858-60 là những năm vua Tự Đức ra những sắc dụ cấm đạo rất khắt khe. Quan đầu tỉnh Nghệ An biết qaun cai đội Lê Đăng Thi là người Công Giáo nên quan khuyên Ngài bỏ đạo để khỏi phiền lụy tới bản thân và gia đình. Nhưng Ngài cương quyết không bỏ đạo. Quan trấn Huỳnh Thu rất quí trọng Ngài, thấy Ngài dứt khoát không bỏ đạo, quan trấn Huỳnh Thu muốn giúp Ngài thoát nạn nên đã đệ trình lên triều đình xin cho quan cai đội Lê Đăng Thi giải ngũ, lý do vì bị bệnh và sức khoẻ yếu kém. Được triều đình chấp nhận cho giải ngũ. Ngài vui mừng tìm cách lẩn trốn, vẫn để vợ con ở lại Nghệ An, còn Ngài thì âm thầm trở về Văn Quy là nơi sinh trưởng của Ngài để trốn lánh một thời gian. Ngài lo canh tác như một thường dân trong làng và sau bốn tháng trời Ngài đã bắt đầu làm một ngôi nhà nhỏ xinh đẹp mong sau này sẽ đưa vợ con về chung sống trong ngôi nhà này. Cũng trong thời gian này, vua Tự Đức ra lệnh kiểm kê và bắt tất cả các quan Công Giáo trong triều phải quá khóa. Nhiều người vì sợ hãi và vì đức tin còn yếu kém nên đã nghe theo lệnh vua. Một số khác, vẫn sẵn sàng chịu mọi khổ hình, kể cả việc bị mất hết chức quyền và tù đày, trá tấn.
Riêng trường hợp của ông đội Lê Đăng Thi, ngày 16 tháng 12 năm 1859 bị một người không Công giáo trong làng Văn Quy tố cáo với các quan là người theo đạo Gia Tô. Quan đầu tỉnh gọi ông lên tra hỏi rồi cho về và hẹn ngày 29 tháng Giêng năm 1860 trở lại trình diện. Tới đúng ngày Ngài trở lại thì bị bắt và bị tống giam ngay trong ngục tỉnh Quảng Trị.
Ngày đầu tháng 2 Ngài cùng với một số quan Công giáo khác, trong đó có một vị tên là quan Nguyệt cùng bị tra tấn, đe dọa, khuyên dụ bỏ đạo, nhưng các Ngài cương quyết một lòng giữ vững đức tin, không bỏ đạo. Sau khi tra tấn và mỗi vị bị 50 roi đòn, máu me dình đầy quần áo, các Ngài bị đeo gông rất nặng, bị xiềng xích chân tay rồi dẫn đưa về ngục, không cho bất kỳ ai lui tới thăm nuôi.
Mặc dầu bị khổ cực, đau đớn trong tù, người chiên sĩ dũng cảm của Chúa Kitô vẫn hiên ngang tuyên xưng đức tin và vui mừng vì được chịu những hình khổ nhục nhã vì đạo Chúa. Ngài viết thư cho vợ con với những lời âu yếm như sau: “Em và các con yêu quí, anh dự tính là làm nhà xong thì sẽ đón em và các con về chung sống dưới mái nhà ấm cúng. Nhưng ý Chúa tốt lành lại để cho sự việc xẩy ra khác với dự định của anh. Anh đã bị các quan theo lệnh nhà vua bắt vì anh đã theo đạo Chúa. Chắc chúng ta không còn gặp lại nhau dưới cõi trần gian này nữa. Vậy anh gửi lại em hai lượng để chứng tỏ anh không bao giờ quên gia đình. Anh hằng thương nhớ em và các con. Cầu nguyện cho anh được ơn trung thành với Chúa tới cùng”.
Theo sử liệu còn ghi lại thì thầy Sáu Biện cùng bị giam trong tù làm chứng rằng, ông cai đội Giuse Lê Đăng Thi luôn vui vẻ, không chịu để cho lính không Công giáo chê cười người Công giáo. Hằng ngày trong tù, ông đội Thi siêng năng lần hạt Mân Côi sáng trưa tối. Đọc kinh cầu nguyện xong thì ông đan giầy rơm để tặng bạn bè. Nhờ vậy, ông được mọi người yêu thương, tin cậy. Lính canh gác cũng trọng nể ông, họ dễ dãi cho ông được ra làng Cổ Vưu tìm gặp linh mục để xưng tội và rước lễ. Ông hay ra vào dự lễ tại nhà ông lang Thìn, gần chỗ ông bị giam.Ông lang Thìn là người Công giáo tốt, làm nghề thuốc nên có người lui tới thường xuyên, nhờ vậy mà các linh mục hay cải trang tới cư ngụ tại nhà ông để lựa dịp vào thăm viếng những người Công giáo bị bắt và giam giữ trong tù.
Thời gian tù đày cứ êm ả trôi qua, lâu lâu các quan lại cho gọi tới công đường để khuyên dụ các Ngài bước qua Thánh Giá để được tha.Nhưng tất cả những lời khuyên dụ và hứa hẹn đối với các Ngài đều vô ích. Lòng cương quyết và ý chí sắt đá không hề nao núng trước những dụ dỗ hay những hình phạt kinh hoàng sợ hãi. Các quan đã nhiều lần tỏ ra bực tức và thất vọng với những tù nhân kiên cường theo đạo Gia Tô này.
Tới cuối tháng 7 năm 1860, các quan cho gọi ông Lê Đăng Thi ra trước toà. Với những lời âu yếm, thân thiện, các quan khuyên dụ Ngài vui lòng theo lệnh vua bước lên Thánh Giá để các quan tha cho trở về với gia đình và vua sẽ trọng thưởng. và Phục hồi chức quan cai đội .Các quan còn nói ông còn trẻ quá, chết uống quá! Nhưng Ngài vẫn cương quyết giữ vững lập trường, luôn một lòng trung kiên xưng đạo. Ngài nói:
– Nếu vua và các ngài có lòng thương, tôi muôn vàn đội ơn. Còn việc bước lên Thánh Giá thì không bao giờ tôi bước lên. Tôi sẵn lòng chịu chết chứ bỏ đạo thì không thể được. Đối với tôi, chối đạo là một tội rất ghê tởm. tội thất trung thất hiếu nặng nề nhất đối với Chúa, là Thiên Chúa của tôi.
Các quan lại hỏi:
– Nhưng ông cai đội à! Nếu ông không bỏ đạo thì ông cũng mang tội thất trung với vua. Vì vua đã cho ông được ăn học tại trường Quốc Tử Giám, được phong làm quan cai đội, được vua thương mến. Bây giờ ông lại chống lệnh vua, như thế ông là người thất trung thất hiếu với vua rồi!
– Không tôi không chống lại vua, tôi vẫn kính trọng vua và triều đình. Nhưng vâng lệnh vua mà bỏ Thiên Chúa thì tôi không thể làm theo. Vì phải vâng lời Thiên Chúa trước hết và trên hết. Như vậy , tôi không thất trung thất hiếu với vua.
Nghe ông nói, các quan nhìn nhau, lắc đầu rồi cho lệnh đưa ông trở về nhà tù. Khi trở về nhà tù, anh em xúm lại hỏi chuyện thì Ngài tâm sự với anh em bạn tù:
–Thiên Chúa từ bi nhân hậu thật đấy, nhưng Chúa không xoá bỏ tội chối đạo, chối Ngài trước mặt vua quan đâu. Chối đạo không phải là tội ghê gớm lắm sao? Phần tôi, thà chịu chết chứ không thể chối đạo và bỏ Chúa được.
Có lần cha Thọ cải trang vào thăm, cha hỏi Ngài:
– Ông cai đội có muốn chết vì đạo không
Ông cai đội Lê Đăng Thi trả lời một cách mau mắn:
– Thưa cha, con ước mong hết lòng hết sức được ơn trọng này.
Cha lại hỏi:
– Nhưng những hình phạt ghê sợ lắm, liệu con có thể chịu được không? Nhiều người thấy đòn vọt đau đớn quá thì đã đầu hàng.
– Ai đầu hàng thì đầu hàng chứ con cậy nhờ ơn Chúa, con không đầu hàng. Con xin chịu mọi sự khổ vì Chúa Nếu vua tha chết thì tốt. Nếu vua kết án phải chết thì lại càng tốt hơn. Cho tới giờ phút này, con chưa biềt người ta để cho con sống hay chết. Con xin phó dâng theo ý Chúa.
Sau cùng, tới tháng 8 Ngài bị lên án phải xử trảm -thắt cổ- giam hậu và giải về khám đường tại Huế Về tới nhà giam ở Huế, Ngài may mắn gặp được rất nhiều người Công giáo bị giam tù tại đây. Ngài kết thân và an ủi, khích lệ lẫn nhau và hằng ngày đọc kinh, cầu nguyện chung với họ cách sốt sắng. Đặc biệt trong số những người bạn tù, có một người ngoài Công giáo bị bắt giam vì tội ăn trộm. Ngài khguyên bảo anh này trở lại đạo Công giáo. Ngài dậy giáo lý cho anh và rửa tội cho anh. Sau cùng anh cũng bị kết án tử hình và chết trước khi được chịu phép rửa tội.
Trong thời gian cuối đời, ngài phải chịu quá nhiều khổ cực, lại hay bị đau ốm..Ngài lo sợ chềt không được phúc tử đạo. Ngài xin các bạn tù cầu nguyện cho Ngài. Có lần Ngài tâm sự với bạn bè trong tù:
-Tôi không biết Chúa có thương ban cho được phúc tử vì đạo hay khôngg. Không chừng tôi phải chết sớm vì bệnh. Tôi thấy sức khoẻ của tôi xuống lắm rồi! Tôi tha thiết mong ước một điều là được tử vì đạo, nhưng có lẽ Chúa không chấp nhận, vì tôi tội lỗi nhiều.
Trước tấm lòng chân thành của quan cai đội Giuse Lê Đăng Thi, Chúa nhân từ, yêu thương chấp nhận, nên ngày 22 tháng 9, các quan báo tin cho Ngài biết Ngài sắp sửa được đưa đi hành quyết. Được tin vui mừng, mặc dù đang đau ốm, Ngài vùng đứng lên như người khoẻ mạnh. Ngài vui vẻ ăn uống rồi đi chào gĩa biệt từng người trong nhà tù Thế rồi Ngài lại bị bệnh nên ngày hành quyết lại phải hoãn. Sau mấy ngày, lại cò lệnh đem đi xử, rồi lại được lệnh hoãn. Cơn hấp hối cứ kéo dài, làm cho người chiến sĩ kiên trung thêm đau đớn.
Sau cùng, tới trưa ngày 23 tháng 10, Ngài được báo tin chắc
chắn là ngày mai, tức ngày 24 tháng 10 năm 1860 Ngài sẽ bị
xử.Ngài vui mừng reo lên:
– Thật vui mừng! Thật hạnh phúc. Chắc chắn tôi được phúc tử vì đạo. Tôi vui mừng dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, đã thương nhận lời tôi cầu xin.
Biết tin chắc chắn như thế, thầy Sáu Biện nói nhỏ với Ngài:
-Ngày mai trên đường ra pháp trường hoặc tại nơi xử, nếu trông thấy tôi thì biết chắc là có linh mục đi theo sát bên tôi. Ông hãy ăn năn thống hối để lãnh nhận bí tích hoà giải sau cùng nhé.
Sáng ngày 24 tháng 10 đoàn quân lính tới dẫn Ngài ra pháp trường An Hoà. Trước khi đi, quan Giám sát còn tới khuyên Ngài bỏ đạo thì vua sẽ tha ngay. Nhưng Ngài cương quyết và vui vẻ trả lời:
– Không bao giờ tôi bỏ đạo. Tôi muốn chịu chết và trung thành với Chúa cho tới giây phút cuối cùng của đời tôi
Thế là đoàn quân lính hai hàng nghiêm chính tiến ra pháp trường. Một tên lính đi đầu mang bảng chữ viết như sau: “Lê Đăng Thi, tước quan cai đội, theo tà đạo và cố chấp không chịu bỏ.Tội không thể tha nên phải kết án cuối mùa Thu. Lệnh phải thi hành ngay”. Vui vẻ bước theo đoàn quân đều đều bước, quan đội Lê Đăng Thi tươi cười chào hỏi những người đứng bên đường, trong đó có nhiều người thân quyến.
Tới pháp trường An Hoà, người chiến sĩ kiên trung của Chúa quì trên chiếc chiếu bà Maria Mai đã trải sẵn, vẻ mặt đăm chiêu cầu nguyện rồi hướng về chỗ cha Thanh đứng, cúi đầu lãnh nhận bí tích hoà giải cuối cùng Sau đó, Ngài lớn tiếng hô to:”Vạn phúc! Vạn phúc! Tôi được phúc tử vì đạo” Hô xong, quan ra lệnh đè Ngài sấp mặt xuống đất, chân tay trói vào các cọc, tháo gông và xiềng xích. Lý hình cuốn sợi giây vào cổ Ngài, mỗi đầu giây hai người lính khỏe mạnh, đợi chiêng trống nổi lên, tới tiếng trống chiếng cuối cùng thì hai bên lấy sức kéo thật mạnh cho tới khi người tôi tớ chứng nhân Chúa Kitô tắt thở, lúc đó là 10 giờ sáng ngày 24 tháng 10 năm 1860. Các tín hữu Phú Cam tới xin xác, rước về tổ chức lễ an táng tại xứ của mình. Hiện nay hài cốt của thánh Giuse Lê Đăng Thi còn lưu giữ tại Nhà Nguyện các Cha Dòng Chúa Cứu Thế ở Huế.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 2 tháng 5 năm 1909 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ngày 28 tháng 10
Thánh Gioan Đạt
Linh mục (1765-1798)
Thánh Gioan Đạt sinh năm 1765 tại làng Khê Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình Công giáo.Cậu Đạt mồ côi cha từ nhỏ, cậu xin phép mẹ để hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho Chúa với ước mơ là sau này được trở thành linh mục. Ước nguyện đó đã được Chúa dẫn dặt từng bước trong cuộc đời cậu bé Gioan Đạt. Lúc đó cha Loan là cha chánh xứ Đồng Chuối vui vẻ nhận cậu Đạt vào sống trong nhà xứ. Cha tận tình chăm sóc, dạy dỗ về văn hoá cũng như về đời sống tu đức rất chu đáo. Cậu Gioan Đạt nhờ tình yêu thương và sự dạy dỗ tốt lành của cha Loan mà cậu đã trở thành một thanh niên đạo đức lại thông giỏi chữ nghĩa. Giáo dân trong xứ Đồng Chuối ai cũng khen ngợi và quí mến chú Đạt, người con tinh thần của cha chánh xứ.
Tới năm 18 tuổi thì cha Loan gửi chú Gioan Đạt vào chủng viện. Sau khi mãn trường thầy Gioan Đạt được sai đi giúp xứ. Trong thời gian đi giúp xứ, thầy Gioan Đạt đã chứng tỏ khá năng của mình qua việc giảng dạy Giáo lý, tổ chức các sinh hoạt cho giáo dân được phân chia theo tuổi tác và hoàn cảnh của từng người. Các cha rất hài lòng về những công việc của thầy. Cha nào cũng khen tính tình thầy Gioan Đạt rất hiền hoà, nhã nhặn lại khiêm tốn. Đời sống đạo đức lại càng vững vàng trổi vượt đáng khen hơn nữa.
Thấy thầy Gioan Đạt rất đạo đức lại giỏi về nhiều phương diện khác nên các cha đã xin Đức Giám mục truyền chức linh mục cho thầy. V