Lời Chúa: Xh 20,1-17; 1Cr 1,22-25; Ga 2,13-25.
Có thể nói ngày 12 – 3 – 2000, là 1 ngày lịch sử của Giáo hội Công giáo. Bởi lẽ vào Ngày 12 – 3 – 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có một cái cử chỉ hết sức đặc biệt ở Roma. Ngài cử hành cái ngày gọi là ngày xin ơn tha thứ. Đức Thánh Cha đã nhắc lại nhiều tội lỗi của Giáo hội như là sử dụng bạo lực để phục vụ cho chân lý, và tôn giáo pháp đình. Ngài đã đưa ra nhiều lời xin lỗi của Giáo hội đối với người Do Thái, Galilê, phụ nữ, nạn nhân của những Tòa Án Dị Giáo… những người Hồi giáo bị giết chết trong các cuộc Thập Tự Chinh, và phần lớn là nạn nhân chịu thiệt hại liên quan đến Giáo hội trong lịch sử.
Và rồi Đức Giáo Hoàng cũng đã gửi thư hòa giải của các các giám mục Ba Lan đến các giám mục Đức năm 1965. Ngài ủng hộ cái lá thư đó và đã công khai xin lỗi hơn 100 lần về những điều sai trái của Giáo hội: những tội lỗi đã diễn ra trong quá trình chinh phục Châu Mỹ La Tinh nhân danh Giáo hội, bị kết án bởi nhà khoa học Ý Galilê khi ông là một tín đồ ngoan đạo Đã xin lỗi vào ngày 31- 10- 1992.
Sự dính líu của Giáo hội về nạn buôn bán Nô Lệ Châu Phi ngày 9 tháng 8 năm 1993. Rồi vai trò của Giáo hội đã thiêu sống những tín đồ dị giáo vào những cái cuộc cải cách, kháng cách, tháng 5 năm 1995.
Cái cách mà đối xử bất công với phụ nữ, vi phạm nhân quyền của phụ nữ cũng như bôi xấu, dèm pha, phỉ báng phụ nữ . Trong một bức thư gửi cho phụ nữ thế giới trên toàn cầu ngày 10 tháng 7 năm 1995.
Và sự im lặng của chức sắc Công giáo trước sự hủy diệt của chế độ Phát xít ngày 16 tháng 3 năm 1998 , thừa nhận cái sự sai lầm của Giáo hội trong việc xử tử Gian Hut ngày 18 -12 – 1999 tại Praha.
Tội của Giáo hội Công giáo trong việc vi phạm quyền lợi chính đáng của các nhóm sắc tộc. Và rồi ngày 12 – 3 Đức giáo hoàng đã xin lỗi tập thể trước cộng đồng tại Vatican . Và lớn nhất đó là cái tội mà chia rẽ trong Giáo hội Công giáo, xúc phạm đến các nền văn hóa và tôn giáo và trong đó có thực hiện truyền giáo ở Mỹ Châu và Á Châu, nhiều tội xúc phạm đến lương tâm con người.
Và đứng trước cái hoạt động xin lỗi của Đức Giáo Hoàng với nhiều phản ứng khác nhau có người thì cho rằng hành động của Đức Giáo Hoàng như vậy là can đảm, mở ra một đường lối đối thoại với các tôn giáo khác để dẫn tới hòa giải.
Nhưng có người thì cho ý kiến ngược lại và rất nhiều ý kiến khác nhau. Một số anh chị em tôn giáo thì hoang mang bởi vì trong đầu có mình ấp ủ rằng Giáo Hội là một Giáo Hội thánh thiện. Công giáo nghĩ rằng Giáo Hội thân thiện mà tại sao Giáo Hội lại như thế ? mà Tại sao tôi phải tin theo Giáo Hội! Và có người thì nghĩ rằng Giáo hội thì là bị tấn công!
Rõ ràng rằng : Giáo hội phải xin lỗi vì những sai lầm của mình.
Có nhiều cách đặt vấn đề sâu hơn: thật sự là Giáo hội có lỗi hay không?
Nếu như chúng ta đứng về thời điểm của thời lịch sử thời hiện tại lúc đó, cách đây 5, 6 thế kỷ thì chúng ta có thể nói rằng là Giáo hội có tội lỗi hay không?
Khi chúng ta đặt não trạng về: kinh tế, văn hóa, chính trị của Giáo hội thời đó. Phải chăng là chỉ có một mình Giáo hội vi phạm và chỉ có một mình Giáo hội tội lỗi thôi! Trong khi đó có hàng triệu triệu người Công giáo phải đổ máu đào để mà tuyên xưng niềm tin của mình để mà chấp nhận sự bách hại của những đạo khác.
Và xem chừng như là lời xin lỗi một chiều ấy như vậy có đúng hay không? Và sau đó giáo hội đưa ra nhiều tài liệu để mà phân tích cái việc Đức Giáo Hoàng xin ơn tha thứ.
Nói về cái ý nghĩa của lời tha thứ cũng như mục đích nhắc tới cái sự kiện mà Đức Cố giáo hoàng Phaolô II xin lỗi đó, thì không phải nhắc đến cái chuyện đi tìm ý nghĩa mục đích!
Nhưng hôm nay, con muốn mời gọi Cộng đoàn chúng ta nhìn lại cuộc đời Kitô hữu của chúng ta là một cuộc đời hành hương.
Và hành động của Đức Giáo Hoàng là một cái hành động thanh tẩy, sám hối trong cái hành trình hành hương đó! Và cái hành động sám hối đó là cái hành trình không ngừng trong cuộc hành trình tiến về nhà Cha.
Với trang Tin Mừng theo Thánh Gioan, đặc biệt Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem. Trong tiếng Latinh thì ecclesiacó hai nghĩa : Nghĩa thứ nhất là nhà thờ xây dựng bằng gạch đá và nghĩa thứ hai đó là Cộng đoàn tín hữu.
Kinh Thánh nói đến việc Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ tưởng cũng nghĩ rằng nên nhớ đến việc thanh tẩy Giáo Hội của chúng ta. Thanh tẩy cộng đoàn Kitô hữu của chúng ta. Tại sao vậy ?
Bởi vì sự thánh thiện của Công giáo, của Giáo hội mà chúng ta tuyên xưng đó trong kinh Tin Kính: «Giáo hội Công giáo, thánh thiệt tông truyền.» Vì Giáo Hội chắc chắn là thân mình của Chúa Kitô là đền thờ của Chúa Thánh Thần nên Giáo Hội được gọi là thánh.
Thế nhưng, trong thực tế Giáo Hội vẫn mang trong lòng mình mỗi một con người chúng ta, mà con người chúng ta lại hội tụ những yếu đuối để làm thành một cái giáo hội. Để rồi chắc chắn Giáo hội vẫn mang trong mình thân phận mỏng dòn và yếu đuối của con người.
Có một người nói rằng: không có gì là của con người mà xa lạ đối với tôi. Những cái gì mà tham sân si của con người thì không xa lạ với mình bởi vì mỗi lẽ, bởi lẽ mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng cảm được cái xấu của mỗi người chúng ta hơn ai hết. Và cái tham sân si của mình thì không ai biết bằng chúng ta.
Trong lòng Giáo hội là những con người và rồi Giáo Hội mang trong mình sự yếu đuối và thậm chí là tội lỗi, nhưng mà chúng ta nên nhớ rằng giáo hội là một giáo hội mầu nhiệm hiệp thông. Các chi thể trong giáo hội hiệp thông với nhau rất sâu sa, đến nỗi chia sẻ với nhau cả ơn sủng và chia sẻ với nhau cả tội lỗi nữa.
Chúng ta cầu nguyện cho anh chị em ở bên kia thế giới kể cả: vật chất và hữu hình. Chúng ta có thể cầu nguyện cho người nhà của chúng ta ở bên kia thế giới: ở Mỹ, ở Đức, ở Pháp. Và chúng ta có thể cầu nguyện với anh chị em chúng ta khi anh chị em chúng ta ở trong Luyện ngục.
Và tội của anh chị em chúng ta và bản thân của chúng ta nữa thì giáo hội phải mang gánh.Như chia sẻ ân huệ thiêng liêng, thì Giáo Hội cũng chia sẻ cái gánh của tội lỗi. Đó là cái cơ sở thần học để chúng ta cùng nhau hiệp ý xin Chúa tha thứ tội lỗi cho toàn thể Giáo Hội: của quá khứ và của cả hôm nay nữa!
Nói như vậy thì Giáo hội cần thanh tẩy và mỗi người chúng ta là chi thể trong Giáo Hội, chúng ta cũng cần thanh tẩy. Và mỗi người chúng ta là thành viên trong Giáo Hội, chúng ta cũng cần được thanh tẩy, mà là thanh tẩy cái gì? Chẳng lẽ thanh tẩy “tội” theo kiểu nói chung chung!
Nói chung chung thì cũng dễ nói, nhưng mà khó hiểu! Nhưng mà đi sâu hơn nữa chúng ta quy chiếu về Tin Mừng. Ngày hôm nay Chúa Giêsu thanh tẩy đền thờ Giêrusalem vì người ta buôn bán trong đền thờ. Thật sự ra mà nói, ai mà dám mang chiên, bồ câu, tiền đi vào ngay trong đền thờ mà đổi tiền được, làm gì có!
Chúng ta nhớ đền thờ Giêrusalem rất là rộng lớn, có mấy sân lận ! Có sân dành cho đàn ông, có sân dành cho đàn bà và có sân dành cho dân ngoại! Dân ngoại thì buôn bán ở bên ngoài , và có chăng người ta buôn bán trao đổi ở bên ngoài thôi!
Và từ góc độ nào đó, chúng ta thấy việc buôn bán và đổi tiền đã dần dần đổi đi cái mục đích thánh thiện.
Ngày xưa, thật sự mà nói: đi hành hương làm sao mà con đường dài, người ta không thể mang chim câu, chiên bò đến để mà dâng của lễ được và chính vì thế phải có một cái dịch vụ kiều hối! Điều đó là điều bình thường thôi!
Nhưng mà tại sao Chúa Giêsu lại nổi nóng, và đánh lunG tung với những người đổi tiền, những người bán chim bồ câu đó! Bởi vì cái ý nghĩa, mục đích thánh thiện đã biến mất, và thay vào đó những người buôn bán ở trong sân đền thờ đó không ai khác là các tư tế, gia đình tư tế và họ tạo thành một cái thế độc quyền.
Đền thờ với tính cách ban đầu là tinh tuyền, là thờ phượng Thiên Chúa, nhưng mà các tư tế đã thay bằng một mục đích khác, cho lợi nhuận để tìm tiền bạc. Và chính vì lợi nhuận và tiền bạc đó, đã biến chất đi cái ý nghĩa thiêng liêng của đền thờ.
Biết như vậy, Chúa Giêsu đã cảm thấy buồn! Khi người ta biến Thiên Chúa không là chủ đền thờ, mà Thiên Chúa là tôi tớ để phục vụ cho thần tượng của con người, đó là ma men, đó là đô la, đó là tiền bạc.
Chúng ta thấy, khi mà Giáo Hội cho chúng ta nghe bài đọc thứ nhất trích sách Xuất Hành với mười điều răn. Tội căn bản của con người là gì? Là tội thờ ngẫu tượng.
Con người đã được Thiên Chúa yêu thương chở che giữ gìn, nhưng con người vẫn đi tôn thờ những thần thánh khác.
Thật sự ra mà nói, mỗi người chúng ta , không ai can đảm để mà bỏ Chúa, để đi lấy Đôla đem lên cái bàn thờ, thờ đâu! Chúng ta cũng không bao giờ dám bỏ Thập Giá Chúa xuống để lấy tờ đôla lên thờ .
Thế nhưng rồi, trong từng giây, từng phút của cuộc đời chúng ta, trong cái suy nghĩ và trong chọn lựa của chúng ta, chúng ta vẫn chọn lựa đôla, tiền bạc, quyền lực thay vào thờ phượng Thiên Chúa.
Chúng ta lấy mục đích đời của ta, khác với Thiên Chúa, và rồi từ những cái suy nghĩ đó tương quan của Thiên Chúa và tương quan của chúng ta nó thay đổi.
Thay vì chúng ta sống công bằng với anh chị em chúng ta, thì chúng ta sống chiếm đoạt. Thay vì chúng ta sống trung thực với người đồng loại, thì chúng ta gian dối. Thay vì yêu thương thì chúng ta chà đạp.
Thanh tẩy và hoán cải lòng chúng ta, không phải là hoán cái một cách chung chung, mà là cái cách chúng ta lựa chọn đời sống căn bản. Căn bản của chúng ta, chúng ta chọn Chúa hay chúng ta chọn tiền bạc đổi chác, để làm thành trung tâm điểm đời sống của chúng ta.
Và điều quan trọng hơn nữa đó chính là cái sự ngụy trang trong đời sống thiêng liêng. Đền Giêrusalem sinh hoạt rầm rộ. Như nhiều nhà thờ, như nhiều đền thờ chúng ta thấy: nhưng ý nghĩa bên trong đã thay đổi.
Ở đây, lẽ ra làm vinh danh Thiên Chúa, nhưng rồi người ta đã tôn vinh con người lên để làm chủ và làm chúa đó chính là cái sự khốn nạn nhất của đời người.
Chúng ta thấy Giuđa đó! Cái nụ hôn rất đẹp! Cái nụ hôn là dấu chỉ của tình yêu, tình thương của con người, của người Nam người nữ dành cho nhau và của anh chị em dành cho nhau. Đó là quy ước của tình yêu, tình thân . Nhưng Giuđa đã biến đổi thành quy ước của sự bội phản.
Ngày hôm nay cũng có rất nhiều nụ hôn, người ta trao cho nhau. Nhưng cái nụ hôn đó chỉ là cái nụ hôn của giả tạo, của phản bội, của lừa lọc nhau.
Căn bản con người không phải là hành động, mà mặc cho cái hành động tội lỗi đó! ngụy trang cái hành động tội lỗi đó! Khoát cho cái hành động tội lỗi đó một cái rất đẹp bên ngoài, nhưng mà thực chất chỉ là đóng kịch.
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta đóng kịch riết rồi chúng ta không còn ý thức cái tình trạng vong thân và tha hóa với nội tâm của chúng ta nữa!
Và khi đó thanh tẩy không chỉ là thanh từ bên ngoài Đền thờ, rửa dọn chùi lau, nhưng thanh tẩy là thanh tẩy tận bên trong đáy lòng của mỗi người chúng ta.
Có một câu nói rất là dễ thương: đời đâu có cho ta cát sê đâu mà sao ta diễn hay quá! nhiều khi ta mặc lấy những cái giả dối, những cái lừa lọc, những cái oán thù đó! Bằng những lời nói thật hay, thật đẹp! Bằng những bông hoa, bằng những quà tặng. Nó lấp liếm đi cái sự thật bên trong gian ác của chúng ta
Thanh Tẩy không ngừng, bởi vì mỗi người chúng ta có cái kinh nghiệm: ngày nào chúng ta cũng đối diện trước sự cám dỗ của phạm tội, ngày nào chúng ta cũng đối diện với những đau khổ của cuộc đời.
Rồi chúng ta cần phải xin thanh tẩy, ngày này qua ngày khác. Và thanh tẩy đó là cái hành trình suốt cả cuộc đời của chúng ta. Đặc biệt trong mùa chay thánh này!
Hội thánh mời gọi chúng ta cũng như tạo cơ hội cho chúng ta sống cái lời thanh tẩy đó! Một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
Chúng ta cầu nguyện cho nhau, chúng ta cầu nguyện cho mỗi người chúng ta để chúng ta sống đúng ý nghĩa các sự thanh tẩy tâm hồn của chúng ta, mỗi người chúng ta và thanh tẩy cái đền thờ tâm hồn, mà nơi đó Chúa Giêsu là Đấng ngự trong lòng chúng ta. Amen.
Tuệ Mẫn