Thứ Tư Tuần XI Thường Niên : ĐỪNG VỤ HÌNH THỨC

Thứ Tư Tuần XI Thường Niên : ĐỪNG VỤ HÌNH THỨC

SUY NIỆM - Jun 16/06/2021

Thứ Tư Tuần XI Thường Niên

2Cr 9,6-11; Mt 6,1-6.16-18

ĐỪNG VỤ HÌNH THỨC

Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin(Mt 6,8)

 

          Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác.

          Chúa Giêsu đưa ra thêm những lời dạy bảo dành cho những kẻ “giả hình” thời bấy giờ về những việc đạo đức hay những sự hy sinh của bản thân, cụ thể như việc bố thí, cầu nguyện, và ăn chay.

          Trên thực tế, ai ai trong chúng ta đều thích được thưởng hay được tán dương mỗi khi làm những việc tốt. Vì lẽ đó, nên các “kẻ giả hình” thời Chúa Giêsu luôn muốn phô bày trước mắt người ta những việc lành thánh của mình, để rồi được dân chúng ngưỡng mộ, ngợi ca. Họ không lấy trọng tâm là những việc làm, nhưng thay vào đó lại là những lợi ích cá nhân, và trong một diễn biến khác của Tin mừng Mát-thêu, Chúa Giêsu đã tuyên bố có phần quả quyết rằng: “Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài… ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “ráp-bi.“” (Mt 23, 5-7).

          Cho tới thời đại hôm nay, những lời dạy dỗ của Chúa Giêsu vẫn còn rất “thời sự”, vì người ta vẫn luôn muốn phô trương bản thân để mà tìm kiếm sự tôn trọng và tán thưởng từ nơi những người khác. Giá trị của tinh thần tu đức thật sự rất cao nơi những việc đạo đức này (“Tu” nghĩa là sửa trị bản thân, còn “Đức” một tập quán, thói quen tốt). Thế nên bố thí, cầu nguyện và ăn chay chính là một phương cách, một cơ hội để mỗi người chúng ta thực hành những tính tốt và sửa trị bản thân mình.

          Ngoài ra, theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những việc lành cao quý, và người Do Thái thường tổ chức các việc đạo đức đó cách công khai, cốt là để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu thì không phản đối các việc đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng cốt lõi của công việc, đó là làm vì lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa, chứ không phải là để được người đời khen ngợi. Chẳng vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức bề ngoài, đấy là chưa kể đến trường hợp có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi để dễ lừa gạt người khác, làm mất đi giá trị và ý nghĩa của tinh thần tu đức nơi các việc này. Chính vì những lý do trên, bố thí, cầu nguyện hay ăn chay trong sự thầm kín sẽ giúp ta tránh bị xao lãng mục đích lớn lao khi ta thực hiện và Thiên Chúa cũng sẽ ghé mắt đoái thương ban muôn ơn huệ, vì Người là “Đấng thấu suốt những gì kín đáo” sẽ ban cho ta phần thưởng mai sau.

          Chúa Giêsu rất ghét giả hình, rất ghét bề ngoài, rất ghét khoe khoang, rất ghét người “khoái nổ”, ngu dốt mà lì lợm, đúng là “nói lắm chậm việc”, nhưng Ngài rất thích sự âm thầm và kín đáo: “Khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy bạn ăn chay ngoại trừ Cha của bạn, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của bạn, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho bạn” (Mt 6:17-18). Cứ bình thường, chay ở trong lòng chứ không chay ở cái mặt.

Kinh Thánh cho biết ý muốn của Thiên Chúa quá rõ ràng, không hề bóng gió, không gì khó hiểu, không thể viện bất kỳ cớ gì khác để biện minh cho mình!

          Chính Chúa Giêsu đã cảnh báo : “Các người hãy cẩn thận, đừng phô trương công đức trước mặt người ta để cho thiên hạ trông thấy…khi các người bố thí, thì đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho người ta ca tụng… Các ngươi có bố thì, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc ngươi bố thí được giữ kín. Và Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho người” (Mt 6, 1-6).

          Chúa tố cáo mạnh nhất cái vẻ bề ngoài, hay là giả hình. Vì khi giả hình, con người giáng cấp Thiên Chúa, họ đặt Ngài xuống hàng thứ hai, đặt tạo vật, công chúng lên chỗ nhất: “Người phàm chỉ thấy điều mắt thấy, còn Đức Chúa thí thấy tận đáy lòng” (1 Sm 16, 7). Trau dồi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta hơn tâm hồn, có nghĩa là coi người phàm trọng hơn Thiên Chúa.

          Như vậy, vẻ bề ngoài hay sự giả hình tự bản chất là một sự thiếu đức tin: nhưng đó cũng là một sự thiếu đức bác ái đối với tha nhân theo nghĩa nó có xu hướng qui những con người thành những kẻ say mê. Sự giả hình không công nhận phẩm giá thích đáng của họ, nhưng thấy họ tùy thuộc hình ảnh của chính mình. Thiếu đức tin và thiếu đức bác ái, việc làm sẽ trở nên vô ích, nên không có được công phúc gì. Vì thế cần phải

          Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống, là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.

Bài: Tuệ Mẫn & Video: TGPSaigon.net