CÁC THẮC MẮC VỀ MÙA CHAY

CÁC THẮC MẮC VỀ MÙA CHAY

Mùa Chay - Mar 24/03/2014

mùa-chay-1

H. Mùa Chay là gì?
T. Theo lịch sử, Mùa Chay là thời kỳ 40 ngày trước Phục Sinh,không tính các ngày Chúa Nhật. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào Thứ Bảy Tuần Thánh (ngày trước Chúa nhật Phục Sinh). Trong những năm gần đây, điều nầy được sửa đổi sao cho bây giờ nó kết thúc với Lễ Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, để dọn đường cho Tam Nhật Thánh.
H. Tại sao các ngày Chúa Nhật không được tính vào số 40 ngày?
T. Bởi vì Chúa Nhật là ngày mà Đức Kitô sống lại,khiến cho ngày ấy thành một ngày không thích hợp cho việc ăn chay và than khóc tội lỗi. Trong ngày Chúa Nhật, chúng ta phải cử hành cuộc sống lại của Đức Kitô để cứu chuộc chúng ta.Chính là ngày thứ Sáu mà chúng ta tưởng niệm cái chết của Người vì tội chúng ta. Các ngày Chúa Nhật trong năm là những ngày cử hành và các ngày thứ Sáu là những ngày sám hối.
H. Tại sao 40 ngày đó lại được gọi là Mùa Chay?
T. Chúng được gọi là LENT (Mùa Chay), vì đó là tiếng Anh Cổ để chỉ mùa Xuân, mùa trong năm trong thời gian đó họ nghỉ. Đó là một nét độc đáo trong tiếng Anh. Trong hầu hết các ngôn ngữ khác, tên của nó là từ phát sinh của tiếng Latinh “bốn mươi” (quadragesima).
H. Tại sao Mùa Chay lại kéo dài 40 ngày?
T. Bởi vì 40 ngày là một con số truyền thống của kỷ luật, lòng mộ mến và chuẩn bị trong Kinh Thánh. Vì thế Ông Mai-Sen đã ở trên núi Thiên Chúa 40 ngày (Xh 24: 18; 34:28); những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (Ds 13: 25); Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (I V 19:8); Ninive đã được cho 40 ngày để sám hối (Gn 3:4) và quan trọng nhất, trước khi đảm nhận nhiệm vụ rao giảng,Chúa Giêsu đã qua 40 ngày trong nơi hoang mạc để cầu nguyện và ăn chay (Mt 4:2)
Do bởi Mùa Chay là một thời kỳ để cầu nguyện và chay tịnh,nó hợp cho các Kitô-hữu để bắt chước Đức Chúa của họ với thời kỳ 40 ngày. Đức Kitô đã dùng một thời gian kéo dài 40 ngày cầu nguyện và chay tịnh, để chuẩn bị cho sứ mệnh của người, mà cực điểm là cái chết và sự sống lại của Người,và do vậy nó thích hợp cho các Kitô-hữu bắt chước Chúa Giêsu với thời kỳ 40 ngày ăn chay và cầu nguyện để chuẩn bị cử hành đỉnh cao nhất của sứ mệnh Người, Thứ Sáu Tuần Thánh (ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh) và Chúa Nhật Phục Sinh (ngày Chúa Giêsu sống lại) Vì vậy GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO nhận định: “Vì chúng ta không có một thượng tế không có khả năng cảm thông yếu đuối của chúng ta,nhưng là một thượng tế trong mọi khía cạnh để bị thử thách như chúng ta,ngoại trừ tội lỗi (Dt 4:15). Bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, Giáo Hội liên kết mỗi năm với Mầu Nhiệm Chúa Giêsu trong hoang địa” (số 540).

H. Muà Chay bắt đầu khi nào?
T. Mùa Chay bằt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro,là ngày trong đó người tín hữu được xức tro lên trán theo hình thập giá. Đó cũng là ngày ăn chay và hãm mình.
H. Ngày ăn chay và hãm mình là gì?
T. Theo giáo luật hiện hành trong nghi lễ Tây Phương của Giáo Hội,một ngày ăn chay là một ngày trong đó người Công-giáo từ 18 cho đến 60 tuổi bị bắt buộc phải giữa một sự chay tịnh giới hạn. Trong nước nầy, người ta có thể ăn một bửa suy nhất bình thường và hai bửa ăn qua loa,bao lâu những bửa ăn qua loa nầy không thêm vào một bửa ăn thứ nhì. Trẻ em không bị buộc phải ăn chay, nhưng cha mẹ chúng phải bảo đảm chúng được giáo dục thích hợp trong việc thực hành chay tịnh tinh thần. NHững người đang uống thuốc cần ăn nhiều hơn,thì có thể được miễn trừ dễ dàng khỏi việc ăn chay, do chủ chăn của họ.
Một ngày kiêng thị là một ngày trong đó người Công-giáo từ 14 tuổi hoặc già hơn bị buộc không được ăn thịt (theo luật hiện hành ở Mỹ Châu, thì cá, trứng, các chế phẩm từ sữa,những phụ gia hoặc thực phẩm chế biến từ mỡ động vật được cho phép trong nghi lễ Tây phương, mặc dầu không được phép trong nghi lễ Đông phương). Lần nữa những người ăn theo chế độ được dễ dàng miễn trừ.
H. Có chăng một căn bản Kinh Thánh cho việc kiêng thịt như là một dấu hiệu sám hối?
T. Có đấy. Sách tiên tri Daniel nhận định:
“Trong năm thứ ba đời vua Cyrius xứ Ba Tư…Tôi, Daniel, than khóc ba tuần. Tôi đã ăn không chọn lựa thực phẩm; không có thịt hoặc rượu dính môi và không dùng nước thơm cho tới khi kết thúc ba tuần” (Dn 10: 1 – 3)
H. Chẳng phải việc kiêng thịt là một trong những “chủ thuyết của ma qủy” mà Thánh Phao lô đã cảnh báo trong thư thứ nhất gửi Timôthê 4: 1 – 5 đó sao?
T. Khi Thánh Phaolô cảnh cáo những người “ngăn cấm dân chúng cưới xin và ra lệnh cho họ kiêng một số thức ăn”,Ngài nhớ đến dân chúng với niềm tin Manisê rằng tình dục là sai lạc và một số thực phẩm như thịt,tự bản chất là trái đạo đức (vì vậy là lý tưởng tinh thần của nhiều thành viên Thời Mới hiện đại là sống độc thân và ăn chay,như trong các tôn giáo Đông phương).
Chúng ta biết rằng Thánh Phaolô bận tâm về những người dạy rằng tính dục và một số thực phẩm tự bản chất là trái đạo đức, vì Ngài nói với chúng ta rằng có “những thức ăn mà Thiên Chúa tạo dựng để được đón nhận với lời tạ ơn bởi những kè tin và những kẻ biết sự thật. Bởi vì mọi sự do Thiên Chúa dựng nên đều tốt lành và không có sự gì bị vứt bỏ,nếu nó được đón nhận với lời tạ ơn,bởi vì nó được thánh hoá bởi lời của Thiên Chúa và cầu nguyện” (1 Tm 4: 3b – 5).
Tình dục và tất cả mọi thứ thực phẩm đều là những sự tốt đẹp (vì vậy mà Giáo Hội Công-giáo xem hôn nhân là một bí tích và thành thật khuyên nhủ các tín hữu ăn uống, và chính vì sao mà nó thích hợp khi từ bỏ chúng mà như là một phần của kỷ luật tinh thần. Vì vậy Daniel từ bỏ thịt (cũng như rượu,một biểu tượng khác của vui chơi) và Thánh Phaolô tán thành việc thực hành độc thân tạm thời để dấn thân và một kỷ luật tinh thần đặc biệt (1 Cor 7:5). Bằng việc từ bỏ những điều tốt và từ chối chúng cho chúng ta,chúng ta khuyến khích một thái độ khiêm nhường,tự do không bị lệ thuộc vào chúng,chăm nom kỷ luật tinh thần của ước ao dâng hy sinh cá nhân,hầu nhắc chúng ta nhớ về sự quan trọng của những của ăn thiêng liêng hơn các của ăn trần thế.
Thực ra,nếu có một mục tiêu đủ quan trọng,Thánh Phaolô đã thường xuyên khuyên bảo từ bỏ hôn nhân và thịt. Vì vậy chính Ngài sống độc thân (1 Cor 7:8),Ngài khuyên nhủ như thế với các thừa tác viên (2 Tm 2: 3 – 4) và cũng khuy6en bảo điều đó cho những người không kết hôn sao cho họ có thể tận hiến trọn vẹn hôn cho Chúa (1 Cor 7: 32 – 34) trừ khi nếu vì làm như vậy mà khiến họ sa vào cám dỗ nặng nề hơn (1 Cor 7: 9). Cũng tương tự, Ngài khuyên bảo từ bỏ thưởng xuyên thịt nếu việc ấy ngăn ngừa người khác khỏi phạm tội (1 Cor 8: 13).
Bởi vậy Thánh Phaolô chắc chắn không có điều gì chống lại độc thân hoặc từ bỏ ăn thịt – ngay cả trên một căn bản thường xuyên – bao lâu không có ai bảo rằng những điều nầy tự bản chất là xấu.

H. Dựa vào đâu mà Giáo Hội lấy quyền để thiết lập những ngày ăn chay và kiêng thịt?
T. Dựa trên quyền năng của Đức Kitô.
Chúa Giêsu đã nói với các lãnh đạo Giáo Hội Người. ”Bất cứ sự gì các con cầm buộc dưới đất,trên trời cũng cầm buộc và bất cứ sự gì các con cởi mở dưới đất, trên trời cũng sẽ cởi mơ” (Mt 16 : 19;18: 18). Cách nói cầm buộc và cởi mở là cách mà các Rabbi dùng để chỉ khả năng thiết lập cầm buộc halakah hay là những luật lệ hành xử cho cộng đoàn những kẻ tin. Vì vậy mà đặc biệt thích hợp rằng việc tham chiếu tới cầm buộc hay cởi mở được thấy trong phúc âm Matthêu, ”Phúc Âm người Do Thái”. Cho nên Bộ Bách Khoa Do Thái nhận định: “CẦM BUỘC hay CỞI MỞ… theo ngôn ngữ giáo sĩ Do Thái chỉ “CẤM và CHO PHÉP”…
“Quyền lực của cầm buộc và nới lỏng luôn được các người Pharisêu đòi hỏi. Dưới thời nữ hoàng Alexandra,những người Pharisêu, theo sử gia Josephus (Những chiến tranh người Do Thái 1:5) ”trở thành những người quản lý tất cả mọi việc công cộng đến mức họ vừa được trao quyền khai trừ hoặc nhận lại những ai họ thích, đồng thời vừa nới lỏng vừa trói buộc’… Các trường phái khác nhau có quyền hành “trói buộc và nới lỏng”, nghĩa là cấm đoán hoặc cho phép (Talmud: Chagigah 3b); và họ cũng có thể siết chặt một ngày nào đó bằng việc tuyên bố đó là một ngày chay tịnh (..Talmud: Ta’anit 12a). Quyền hành và quyền bính nầy, được trao cho hội-đồng giáo sĩ Do Thái của mỗi thời kỳ Tòa Án Do Thái tối cao, nhận được sự phê chuẩn và sự thừa nhận cuối cùng từ toà án đạo.

“Trong ý nghĩa đó, Chúa Giêsu khi chỉ định các môn đệ là người kế tục mình,đã dùng công thức thân tình (Mt 16,19; 18,18). Qua những lời nầy, Ngài gần như trao cho họ quyền bính y như là thứ Ngài thấy thuộc về các luật sĩ và biệt pháo, những kẻ “buộc những gánh nặng trên đầu trên cổ người khác, nhưng chính họ không động ngón tay ngón chân nào” (Mt 23,2 – 4). Trong cùng ý nghĩa ấy, thư thứ hai của thánh Clêmentô gửi Giacôbê II (“các bài giảng của Đức Clêmentê), Thánh Phêrô được tượng trưng nư đã chỉ định Đức Clêmentê làm người kế vị, khi nói: ”Ta truyền cho ông ấy quyền năng được buộc chặt hay cởi mở, sao cho đối với hết thảy mọi sự Ngài quy định dưới đất, thì trên trời chúng cũng được quy định như thế; vì Ngài sẽ cầm buộc những gì phải bị cầm buộc và cởi mở những gì phải được cởi mở theo luật Giáo Hội”.
Vì thế Chúa Giêsu trao cho các Vị lãnh đạo Giáo Hội quyền năng thực hiện halakah đối với cộng đoàn Kitô-giáo. Điều nầy gồm cả việc thiết lập những ngày chay tịnh (như là Thứ Tư Lễ Tro).
Để tiếp cận vấn đề từ một góc độ khác,mỗi gia đình có quyền thiết lập những sự sùng bái có tính chất riêng tư gia đình cho các thành viên trong nhà mình. Do vậy nếu cha mẹ quyết định là gia đình sẽ cam kết giữ một hình thức sùng kính đặc biệt nào đó trong một thời gian đặc biệt nào đó (ví dụ đọc Kinh Thánh sau bữa ăn tối), thì con cái sẽ phạm tội nếu bất tuân hoặc bỏ thi hành việc sùng kính ấy mà không có lý do chính đáng. Trong cùng thể thức ấy, Giáo Hội như là Gia đình của Chúa có quyền bính thiết lập việc sùng kính riêng cho gia đình và các thành viên của Giáo Hội sẽ phạm tội nếu không vâng lời hoặc bỏ qua không làm các việc đạo đức ấy mà không có lý do chính đáng (mặc dù dĩ nhiên nếu một người có lý do chính đáng, thì Giáo Hội miễn cho họ ngay tức khắc).
H. Ngoài Thứ Tư Lễ Tro, còn có những ngày nào khác trong Mùa Chay phải kiên khem hoặc ăn chay kiêng thịt nữa không?
T. Có. Tất cả các ngày Thứ Sáu suốt Mùa Chay là những ngày phả ăn chay. Cũng vậy, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giêsu chịu đóng đinh, là một ngày phải vừa ăn chay vừa kiêng thịt.
Tất cả mọi ngày trong Mùa Chay đều phù hợp cho việc hãm mình và chay tịnh, nhưng Giáo Luật không đòi buộc phải ăn chay trong những ngày nầy. Việc hãm mình chay tịnh như vậy phải là tự nguyện, như một lễ vật tự nguyện.
H. Tại sao các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay là những ngày chay tịnh?
T. Điều đó là vì Chúa Giêsu chết vì tội lỗi của chúng ta trong ngày thứ Sáu, làm cho ngày ấy trở thành một ngày đặc biệt thích hợp để chúng ta than khóc tội mình (cũng giống như ngày Chúa Nhật, ngày mà Chúa Giêsu sống lại để cứu thoát chúng ta,là một ngày đặc biệt thích hợp để chúng ta vui mừng hoan hỉ), bằng việc chúng ta chốI từ những gì chúng ta vui thích. Suốt thời gian còn lại trong năm, người Công-giáo trong nước nầy được phép dùng một hành vi sám hối khác vào ngày Thứ Sáu thay vì chay tịnh, mặc dù tất cả mọi ngày thứ Sáu đều là ngày sám hối,trong đó chúng ta phải làm điều gì đó để diễn tả tấm lòng đau buồn vì tội lỗi chúng ta, giống như mọi ngày Chúa Nhật là những ngày thánh thiện, trong đó chúng ta phải thờ phượng và cử hành hồng ân cứu chuộc vĩ đại của Thiên Chúa.
H. Những hành vi sám hối có thích hợp trong những ngày khác suốt Mùa Chay không?
T. Có. Vì thế Quy Tắc Giáo Luật nhận-định: “Tất cả các ngày thứ Sáu quanh năm và thời gian Mùa Chay đều là những ngày mang ý nghĩa sám hối và thời gian ở khắp nơi Giáo Hội toàn cầu” (CIC 1250).
H. Tại sao các hành vi sám hối thích hợp vào thời gian nầy trong năm?
T. Bởi vì đây là thời gian chuẩn bị cho việc tưởng niệm cái chết của Đức Chúa vì tội chúng ta và tưởng niệm cuộc phụ sinh của người để cứu chuộc chúng ta. Do vậy đây là thờI kỳ đặc biệt thích hợp để chúng ta sám hối tội khiên mà vì đó Đức Chúa đã chịu chết. Loài người có nhu cầu tâm lý bẩm sinh là than khóc những bi kịch và tội lỗi chúng ta là những thảm kịch thuộc loại to lớn. Do bởi bản tính sa ngã của chúng ta, con người cũng có nhu cầu bố trí những thời kỳ trong đó để tham gia vào ứng xử (đó là lý do tại sao chúng ta có các ngày Chúa Nhật như là một thời gian được bố trí để nghỉ ngơi và làm việc thờ phượng, bởi vì nếu không chúng ta rất có thế quên dành thời gian đủ cho việc nghỉ ngơi và thờ phượng), thì thích hợp để bố trí thời gian cho việc thống hối. Mùa Chay là một trong những thời kỳ được bố trí nầy, vậy!

H. Đâu là các sinh hoạt thích hợp cho các ngày thường trong Mùa Chay?
T. Từ bỏ một điều gì đó mà chúng ta vui thú,thực hiện những hành vi vật chất và tinh thần để giúp đỡ tha nhân, cầu nguyện,chay tịnh, hãm mình, đi xưng tộI và chung chung là các việc khác để bày tỏ lòng thống hối.
H. Thói quen từ bỏ một điều gì đó vì Mùa Chay có bắt buộc không?
T. Không. Dù sao, đó cũng là một thói quen bổ ích và cha mẹ hoặc những người trông nom có thể chọn nó để đòi hỏi con cái thực hiện hầu khuyến khích việc rèn luyện thiêng liêng của chúng, đó cũng chính là bổn phận đầu tiên của họ trong việc nuôi dạy con cái.
H. Bởi vì các ngày Chúa Nhật không được tính vào 40 ngày Mùa Chay,vậy có áp dụng thói quen từ bỏ một điều gỉ cho các ngày ấy chăng?
T. Theo lẽ thường thì không. Dù vậy,bởi vì việc từ bỏ là tự nguyện để khởi đầu, cho nên không có quy định chính thức nào liên quan đến khía cạnh nầy của sự việc từ bỏ. Tuy nhiên,vì các ngày Chúa Nhật là những ngày cử hành, sẽ thích hợp nếu tạm hoãn việc hãm mình Mùa Chay trong các ngày đó rằng, trong một cách thế thiêng liêng và không quá đáng, chúng ta có thể cử hành ngày Phục Sinh của Đức Chúa chúng ta sao cho ngày đó và sự kiện đó có thể tương phản với những ngày khác còn lại của Mùa Chay và những sự kiện khác còn lại của lịch sử. Sự tương phản được làm nổi bật nầy sẽ đào sâu thêm các bài học thiêng liêng mà phần còn lại của Mùa Chay đưa ra.
H. Tại sao việc từ bỏ điều gì vì Mùa Chay lại là một thói quen bổ ích?
T. Bằng việc chính mình chối từmột điều gì đó mà ta vui thích, chúng ta rèn luyện các ước muốn sở thích của chúng ta sao cho chúng ta không làm nô lệ cho ước muốn của chúng ta. Ví như nuông chiều sở thích ăn uống dẫn tới tính ủy mị thể xác và, nếu nó đủ to lớn,một sự bất lực để thực hiện những tình huống đòi hỏi khăt khe về thể lý, thì sự nuông chiều sở thích ước muốn chung chung sẽ dẫn đến sự ươn ái tinh thần và nếu nó đủ lớn, sẽ làm con ngườI bất lực trước các tình huống đòi hỏi khắt khe về mặt tinh thần, khi những yêu cầu đạo đức đòi buộc chúng ta phải hy sinh những gì đem lại vui thú (ví dụ tình dục trước hôn nhân hoặc không ở trong giới hạn của hôn nhân) hoặc chịu đựng thử thách cam khổ (như là bị khinh miệt hoặc bị bách hại vì đức tin). Bằng việc làm cho ý chí biết tự chủ để chối từ các sở thích khi chúng không sai trái,một thói quen được phát triển cho phép ý chí có thể từ chối những sở thích khi chúng sai trái.
H. Có phải việc chối từ sở thích là điều mà tự nó đã là quan trọng?
T. Không. Đó chỉ là một phương tiện để đạt cứu cánh. Với việc tự rèn luyện mình chống trả các cám dỗ khi chúng không sai trái, chúng ta tự luyện cho mình chối bỏ các cám dỗ sai trái. Chúng ta cũng bày tỏ sự buồn đau của chúng ta vì sự sa ngã trước các cám dỗ tội lỗi trong quá khứ.
H. Ngoài Thứ Tư Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay, đâu là các sự kiện chính yếu?
T. Có một sự đa dạng những ngày lễ các thánh trùng vào Mùa Chay, và một số trong đó thay đổi từ năm này sang năm khác bởi vì các ngày tháng của chính Mùa Chay cũng thay đổi dựa trên ngày Phục Sinh. Dù thế, các ngày Chúa Nhật trong suốt Mùa Chay tưởng nhớ các sự kiện đặc biệt trong cuộc đời của Chúa chúng ta, như là sự Biến Hình của Chúa và sự Khải Hoàn Vào Thành Giêrusalem trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá, khởi đầu Tuần Thánh. Tuần Thánh đạt đỉnh điểm với Ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong ngày đó Chúa Kitô cử hành Thánh Lễ đầu tiên, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh,trong ngày đó Chúa chịu đóng đinh và Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh – ngày cuối cùng của Mùa Chay – trong ngày đó Chúa chúng ta năm trong mộ đá trước khi Phục Sinh trong ngày Chúa Nhật Phục Sinh,ngày đầu tiên sau Mùa Chay.
“HỐI CẢI THỰC CHẤT LÀ GÌ?”.

Hối cải nghĩa là tìm kiếm Thiên Chúa, đi với Thiên Chúa, ngoan ngoãn bước theo những lời giảng dạy của Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô. Hoán cải không phải là một nỗ lực tự hiện thực, bởi vì con người không phải là nguyên mẫu cho số phận vĩnh cửu của riêng nó. Không phải chính chúng ta đã tạo dựng nên con người của chúng ta. Vì thế tự hiện thực mình là một điều mâu thuẫn và vẫn còn quá ít với chúng ta. Chúng ta có một số phận cao cả hơn.Chúng ta có thể nói rằng hoán cải chính là không tự coi chúng ta như “những tạo vật”của chính chúng ta và vì thế khám phá chân lý, vì chúng ta không phải là tác giả của chính mình”.

(Trích Bài Giáo Lý Thứ Tư Lễ Tro 21.02.2007 của ĐTC Biển Đức XVI)

Tại sao lại che phủ các thánh giá và các ảnh tượng trong tuần cuối mùa Chay?– D.K., Oakland, California.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại Đại hoc Giáo hoàng Regina Apostolorum:

Trước hết tôi muốn giới thiệu quyển sách hướng dẫn tuyệt vời của Đức Ông Peter Elliott “Những cử hành Năm Phụng vụ” do nhà xuất bản Ignatius phổ biến vào năm 2002. Đó là một nguồn hữu ích cho tất cả những ai dấn thân trong các phương diện thực hành cho kế hoạch phụng vụ.

Thời gian che phủ ảnh như thế thay đổi từ nơi này tới nơi khác. Tập quán trong nhiều nơi là phủ ảnh từ trước kinh chiều hay Thánh Lễ Vọng Chúa Nhật thứ Năm mùa Chay, trong khi tại một số những nơi khác che phủ ảnh từ sau Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Trong một số nơi những ảnh tượng thực sự được dời ra khỏi nhà thờ, chớ không chỉ phủ lại mà thôi, đặc biệt sau Thứ Năm Tuần Thánh. Không che phủ các Thánh giá sau những nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh. Tất cả những ảnh khác được lột trần vào trước Thánh Lễ Vọng Phục Sinh. Những Chặng đàng Thánh Giá cũng như những cửa sổ kính màu không bao giờ bị che phủ. Hội đồng giám mục có thể quyết định nên bắt buộc phủ ảnh hay không trong lãnh địa của mình. Những màn phủ thường thường làm bằng vải màu tím lạt không có trang điểm.

Tập quán phủ ảnh trong hai tuần cuối mùa Chay bắt nguồn từ lịch phụng vụ cổ xưa, trong đó bài Thương Khó được đọc trong Chúa Nhật thứ Năm Mùa Chay (do đó được gọi là “Chúa nhật Thương Khó”) cũng như trong Chúa nhật Lễ Lá, Thứ ba và thứ Tư Tuần Thánh, và thứ Sáu Tuần Thánh.
Vì lẽ này thời gian theo sau Chúa nhật Thứ Năm mùa Chay được gọi là mùa Thương Khó. Một vết tích của tập quán này là sự sử dụng bắt buộc kinh Tiền Tụng thứ nhất của sự Thương Khó Chúa trong Chúa nhật thứ Năm mùa Vọng.

Như Đức Ông Elliot nhận xét, “Tập quán phủ thánh giá và ảnh, phải được khuyến khích nhiều theo tâm lý đạo đức, bởi vì nó giúp chúng ta tập trung về những điều cốt yếu lớn của công trình Cứu Chuộc của Chúa Kitô.
Mặc dầu đó là sự thật, nguồn gốc lịch sử của thực hành này ở tại chỗ khác. Có lẽ nó phát xuất từ một thói quen, được ghi nhận tại Đức từ thế kỷ thứ chín, theo truyền thống là treo một tấm khăn lớn trước bàn thờ từ khi bắt đầu mùa Chay.

Khăn này, được gọi là “Hungertuch” (khăn đói), do các tín hữu phủ toàn diện bàn thờ trong Mùa Chay và không được cất đi cho tới khi đọc bài Thương Khó trong ngày thứ Tư Tuần Thánh tới những lời “khăn đền thờ xé ra làm hai.”

Một số tác giả nói có một lý do thực tiển cho thực hành này là những người tín hữu thường mù chữ cần đến một phương cách để biết đó là Mùa Chay.

Nhưng, những người khác, chủ trương rằng đó là một thành tích của việc thực hành cổ xưa là sự đền tội công khai, trong đó những hối nhân theo nghi thức bị đuổi ra khỏi nhà thờ lúc bắt đầu Mùa Chay.

Sau khi nghi thức sám hối công khai đã lỗi thời–nhưng toàn thể cộng đồng đi vào, cách biểu trưng, hàng ngủ những người sám hối bằng cách chịu xức tro trong ngày Thứ Tư Lễ Tro–không còn có thể đuổi họ ra khỏi nhà thờ. Hay nói một cách đúng hơn là bàn thờ hay là “Nơi Cực Thánh” được che khuất mắt cho tới khi được hoà giải lại với Thiên Chúa trong ngày Lễ Phục sinh.

Vì những lý do tương tự, sau này trong thời Trung cổ, các hình ảnh thánh giá và các thánh cũng được che phủ từ khi bắt đầu Mùa Chay.

Luật hạn chế sự che phủ này chỉ trong mùa Thương Khó bắt đầu sau này hơn và không xuất hiện trước khi công bố quyển Nghi Thức Giám Mục vào thế kỷ 17.
 

Sau Công đồng Vatican Hai có những phong tráo xóa bỏ mọi sự che phủ ảnh, nhưng vẫn còn việc thực hành đó, mặc dầu trong một hình thức nhẹ nhàng hơn.

 

James Akin