Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh bằng tiếng Hy-bá-lai sẽ thấy các chữ cái (22 chữ) trong mẫu tự Hy-bá-lai đều có mặt trong Thi Thiên 119. Mỗi 8 câu bắt đầu bằng một tự mẫu
Chữ Thứ Nhất
ALEPH (Bò đực)
Số tiêu biểu: 1
Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh bằng tiếng Hy-bá-lai sẽ thấy các chữ cái (22 chữ) trong mẫu tự Hy-bá-lai đều có mặt trong Thi Thiên 119. Mỗi 8 câu bắt đầu bằng một tự mẫu; thí dụ từ câu 1 đến 8 bắt đầu bằng chữ ALEPH, chữ thứ nhì là BETH. Cứ mỗi tự mẫu là 8 câu như vậy, vì thế mà Thi Thiên 119 mới dài đến 176 câu! Người ta tin rằng bởi sự hà hơi của Đức Thánh Linh nên mỗi chữ ấy đầu có ý nghĩa, có thể giải nghĩa rõ ràng từng chữ, từng tiếng. Những chữ trong tự mẫu Hy-bá-lai phần lớn đầu có thể chỉ về Đấng Christ, và bày tỏ chính mình Ngài.
Chữ thứ nhất của tự mẫu nầy là chữ ALEPH, có nghĩa là Bò Đực. Nó là chữ thứ nhất đứng trước các chữ khác, như con bò kéo xe hay kéo cày đều đứng trước các vật ấy. Kinh Thánh thường dùng con bò đực tượng trưng cho ba điều: Sức mạnh – Phục vụ – Hi sinh.
Sức Mạnh
Nói đến bò đực, chúng ta không quên câu chuyện lịch sử trong sách I Các Vua 19:19-21 cho biết khi Ê-li-sê được Ê-li gọi thì người đang cầm cày, trước mặt ông có 11 đôi bò, ông cầm đôi thứ 12. Khi ông từ giã thân nhân để thi hành chức vụ thì đã giết đôi bò, lấy cày làm củi chụm lửa nấu thịt đãi các tôi tớ mình, đoạn ông theo Ê-li và hầu việc người. Đó là đặc điểm của bò đực, nó có sức lực hầu việc chủ và cũng hi sinh khi chủ cần đến.
Ngày nay, thật khó tìm được những người có đủ ba điều kiện như trên. Tìm người có sức mạnh về thể xác thì rất dễ, nhưng muốn tìm một người khỏe mạnh phần thuộc linh lại là một việc khác. Ngày nay người ta chú trọng đến sự mạnh khỏe phần thể xác, điều ấy không có gì là sai cả, vì là một điều cần cho sự sống của con người. Nhưng vấn đề đáng chú ý là người ta mạnh để mà phạm tội, mạnh trong sự hư hoại, mạnh để làm những việc xấu xa ô uế như đã mô tả trong thơ La-mã 1:29-32. Người ta dùng hết sức mạnh Chúa ba cho mình để tiêu phí cho tội lỗi thì sức mạnh đó không có ích gì cho bản thân người ấy cũng như không ích lợi cho cho gia đình và xã hội.
Người khỏe mạnh thuộc linh là người có lòng thành thật, trong sạch, đi theo đường lối và ý chỉ của Chúa. Một người có tâm linh mạnh mẽ, có tấm lòng trong sạch thật khó kiếm vì rất hiếm hoi, nhưng Chúa Giê-xu rất cần những người ấy. Chúa Giê-xu là Đấng trọn vẹn trong mọi phương diện, Ngài là Đấng đầy ơn, nhân cách của Ngài thật trọn lành toàn vẹn. Tâm thần, linh hồn và thể xác của Ngài đều trong sạch. Ngài có quyền năng làm được mọi sự, sẵn sàng phục vụ mọi người cần đến Ngài và Ngài cũng sẵn sàng hi sinh vì mọi người. Chữ ALEPH là chữ đầu nhất, tượng trung cho sức mạnh thuộc linh của chúng ta, nó là phần quan trọng nhất, nhờ đó ta có thể thực hiện những công tác lớn lao để làm vinh hiển danh Chúa.
Con người muốn có sức mạnh thì phải có đủ sinh tố trong các thức ăn. Cũng vậy, nguồn gốc của sức mạnh thuộc linh là do Lời của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu phán: "Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời. " (Ma-thi-ơ 4:4). Muốn có một đời sống thuộc linh mạnh mẽ, ta nên học hỏi Lời Đức Chúa Trời, bước đi trong luật pháp Chúa cách trọn lành ngay thẳng thì sức lực thuộc linh sẽ gia tăng, chúng ta sẽ "nên bậc thành nhân, https://skrivanek.lt/vertimu-sritys/finansai-ir-bankininkyste/ finansiniai vertimai được tầm thước vóc giạc trọn vẹn trong Đấng Christ" (Ê-phê-sô 4:13b) mới có đủ sức để hầu việc.
Phục Vụ
Con bò đực dùng sức mạnh để làm việc. Ma-thi-ơ 20:28 là một câu diễn tả thật đầy đủ ý nghĩa về đời sống và chức vụ của Chúa Giê-xu: "Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người". Theo phần xác thì Chúa Giê-xu là một người thợ mộc, sanh ra từ dòng dõi vua Đa-vít, nhưng theo thần linh của Thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta" (La-mã 1:3,4). Ngài là Đấng mang lấy gánh nặng cho chúng ta như lời kêu gọi của Ngài trong Ma-thi-ơ 11:28. Ngài là Đấng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta, để chúng ta được nhẹ nhàng, thoát gánh nặng tội lỗi, được tự do phục vụ Chúa và người mà Chúa đặt để chung quanh chúng ta.
Sự làm việc là một điều cần yếu cho sự sống của con người. Thời xưa, người La-mã và Hi-lạp không thích làm việc. Họ cho rằng nếu họ bắt tay làm một việc gì thì sẽ mất thể diện, nên mọi việc đều do đầy tớ làm cả. Về sau có người đứng lên đả phá lề thói ấy và khuyến khích mọi người phải làm việc vì là ích lợi cho thân thể, cũng ích lợi cho người khác nữa! Chúa Giê-xu không chỉ dạy dỗ, khuyến khích, nhưng chính Ngài cũng thực hành, Ngày bày tỏ lý tưởng cao đẹp nhất của con người là hạ mình xuống hầu việc Đức Chúa Trời và phục vụ mọi người. Hội thánh của Chúa rất cần những người hầu việc Ngài, những người dấn thân phục vụ Chúa, những người có lòng khiêm nhường, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người khác như Chúa chúng ta.
Hi Sinh
Con bò cũng tượng trưng cho sự hi sinh. Khi xưa Đức Chúa Trời dùng con bò đực dâng làm của lễ thiêu trên bàn thờ để chuộc tội cho dân sự. Ấy là hình bóng về sự hi sinh của Chúa Giê-xu, Ngài là con sinh để chuộc tội cho loài người. Sự hi sinh cao quý nhất, có ý nghĩa nhất là sự hi sinh của Chúa Giê-xu, Ngài hi sinh vì tội của chúng ta "đang khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết" (La-mã 5:8). Hội truyền giáo Báp-tít khi mới thành lập, họ nhóm lại chỉ có 13 người vào năm 1793; trong số ấy có William Carey. Ông là người dâng trọn đời sống mình hầu việc Chúa, và phục vụ Ngài tại Ấn độ trong 50 năm. Họ chọn con bò đực là tiêu biểu cho sức mạnh, sự hầu việc và hi sinh. Họ chạm hình con bò đực đứng giữa cái cày và bàn thờ, phía dưới có ghi mấy chữ: "Sẵn sàng hầu việc, sẵn sàng hi sinh".
Trên các phương tiện truyền thông: truyền hình, báo chí, chúng ta thường thấy người ta nói đến tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước và thường kêu gọi sự đóng góp, hi sinh. Nhưng trên thực tế ít người dám hi sinh thật sự (hội đồng loài chuột). Cũng vậy, nhiều người giảng về sự hi sinh, dạy về sự hi sinh, khuyên người ta hi sinh cho công việc Chúa, nhưng chính mình họ thì không dám thực hiện theo điều họ dạy và khuyên chút nào cả. Hi sinh là sự chối mình, là một vấn đề trọng đại, nếu ai không chối mình thì người ấy chưa phải là tín đồ của Đấng Christ. Một tín đồ thật của Chúa là người bằng lòng hi sinh thì giờ, sức lực, tiền bạc và dốc đổ tình thương của mình trong sự phục vụ Chúa. Đạo Đấng Christ được thành lập trên thập tự giá, trên sự chối mình để bày tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta. Chúng ta thường than thở về sự yếu đuối, nguội lạnh của hội thánh, sự sai lầm của tín hữu và mạch nước sự sống, sức mạnh thuộc linh hầu như cạn tắt. Nguyên nhân của sự đau buồn nầy là vì hội thánh thiếu sự chối mình. Sự thử thách đến với hội thánh là một sự rèn đúc sức mạnh thuộc linh của con cái Chúa đang sống trong hoàn cảnh khó khăn. Nếu chúng ta thấy mình chưa có tinh thần hi sinh như đáng phải có thì chúng ta nên kiểm điểm lại chính mình, xin Chúa ban cho mình một sức mạnh thuộc linh để sẵn sàng đứng lên phục vụ Chúa và sẵn sàng hi sinh cho công việc Ngài, ắt chúng ta sẽ thỏa lòng cảm tạ Chúa và ca ngợi Ngài luôn.
Chữ ALEPH là chữ thứ nhất của mẫu tự Hy-bá-lai giống như mẫu tự Hy-lạp; Chúa Giê-xu tự xưng Ngài là ALPHA lẽ tất nhiên Ngài cũng là ALEPH trong mẫu tự Hê-bơ-rơ nữa, vì Ngài là Đấng Trước Nhất và trong mọi vật Ngài Đứng Đầu Hàng. Chúng ta nên theo Ngài để được sức mới. Nếu Đấng Christ ở trong chúng ta thì chúng ta sẽ có SỨức Mạnh (thuộc linh) Quyền Năng Của Sự Yêu Thương, Sẵn Sàng Phục Vụ , Sẵn Sành Hi Sinh cho Chúa và cho mọi người.
Chữ Thứ Nhì
BETH (Nhà)
Số tiêu biểu: 2
Chữ BETH là chữ thứ nhì trong mẫu tự Hy-bá-lai. Phát âm như chữ B. Nghĩa chữ nầy là "nhà", như chữ BETHEL là "nhà Đức Chúa Trời" và BETHLEHEM là "nhà bánh" v. v… Khi Chúa Giê-xu tại thế, Ngài đã dự tiệc cưới ở Ca-na trong xứ Ga-li-lê. Tiệc cưới ấy tỏ ra rằng đã có người bắt đầu thành lập gia đình mới, và rất có thể họ sẽ xây dựng một nhà để ở. Chúng ta là con cái Chúa, dù chúng ta không có nhà riêng nhưng ta có một nhà chung, đó là:
Nhà sự Sống, là Hội Thánh của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Giê-xu đã đến thế gian với mục đích xây dựng một nhà cho Đức Chúa Trời tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Ngài cũng gọi Hội Thánh là Tân Phụ và Ngài là Tân Lang "Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài, vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn" (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ) (Khải Huyền 19:7,8). Đấng Christ là đầu Hội Thánh như chồng là đầu vợ (Ê-phê-sô 5:25). Thế thì nhà Đức Chúa Trời tức là Hội Thánh của Ngài, như I Ti-mô-thê 3:15 Phao-lô có nói: "Phòng ta có chậm đến thì con biết làm thế nào trong nhà Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy". Như chúng ta đã thấy ở trên khi Đức Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ thì Ngài dự tiệc cưới ở Ca-na, sau khi từ giã căn nhà có tiệc cưới, Ngài bắt đầu công tác cho nhà Đức Chúa Trời. Ngài vào đền thờ bện một cái roi bằng dây, đuổi hết những kẻ buôn bán và người đổi bạc ra khỏi đó. Phi-e-rơ đã nói: "Sự phán xét khởi từ nhà Đức Chúa Trời". Nhà Đức Chúa Trời là nơi rao truyền đạo sự sống, ban nước hằng sống cho mọi người. Từ xưa đến nay, theo lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên và lịch sử Hội Thánh thì những người phá hoại nhà Đức Chúa Trời lại là dân sự Ngài. Họ đã lạm dụng nhà Đức Chúa Trời để thủ lợi. Họ không lo xây dựng nhà Chúa mà chỉ làm cho nhà Chúa bị ô uế bởi tội lỗi do chính mình gây ra. Họ lập mưu chống nghịch với người nầy kẻ khác, lôi cuốn một số người theo mình để gây rối cho Hội Thánh, dùng những thủ đoạn mánh lới như người đời. Họ cũng dùng đường lối của thế gian để áp dụng cho nhà Đức Chúa Trời, rồi lại tự hào rằng mình mới là người lo cho nhà Đức Chúa Trời! Thật ra đó là những Cơ-đốc-nhân chỉ với cái tên gọi bên ngoài, nhưng tấm lòng chưa được tái sanh, chưa gặp chính Đấng Christ, chưa mời Chúa làm chủ trong cuộc đời của mình. Cũng có người quên rằng nhà của Đức Chúa Trời là nhà "cầu nguyện" cho muôn dân. Không có gì lấy làm lạ khi có người vào nhà Đức Chúa Trời mà không gặp được Ngài. Có lẽ họ vào nhà Chúa để nghe một vị mục sư danh tiếng giảng, nếu có điểm nào thích hợp thì họ sẽ vui lên một chút, nếu không thích thì thôi, giống như người ta đi nghe một bài diễn thuyết chứ không phải đi nghe mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Thật đáng buồn thay! Đức Chúa Trời diễn tả về Dân Y-sơ-ra-ên khi xưa như sau: "Dân ta ngồi trước mặt ngươi, và nghe lời ngươi; chúng nó không làm theo. Miệng chúng nó tỏ ra nhiều sự yêu mến, mà lòng chúng nó chỉ tìm lợi. Nầy, chúng nó coi người như là kẻ hát hay, có tiếng vui và kẻ đờn giỏi, chúng nó nghe lời ngươi nhưng không làm theo" (Ê-xê-chi-ên 33:31,32). "Vì cớ việc ác chúng nó ta sẽ đuổi chúng nó khỏi nhà ta, ta sẽ chẳng thương yêu chúng nó nữa" (Ô-sê 9:15). Chúa cũng khuyên rằng: "Hãy nghe theo tiếng ta, noi theo điều ta dạy mà làm. Vậy thì các ngươi sẽ làm dân ta, ta sẽ làm Đức Chúa Trời các ngươi" (Giê-rê-mi 11:4). Thật phước thay cho ai là người vào nhà Đức Chúa Trời mà gặp được mặt Ngài, nghe được tiếng Ngài để cẩn thận làm theo.
Nhà sự Sống là một Lâu Đài Hạnh Phúc
Chính thân thể của mỗi Cơ-đốc-nhân là nhà của Chúa, Ngài muốn giữ cho nhà ấy luôn sạch sẽ, thánh khiết nên Ngài bằng lòng vào trong nhà ấy để ở, để xây dựng, giúp đỡ, dọn dẹp hầu cho nhà ấy cứ sạch sẽ luôn và mỗi ngày thêm tốt đẹp, cũng khiến cho nhà ấy trở thành một lâu đài hạnh phúc, nó được đặt trên nền tảng của sự công nghĩa, nếu thiếu sự công nghĩa thì lâu đài ấy bị sụp đổ.
Một lâu đài giống như một mảnh vườn, nó cần được săn sóc giữ gìn bởi chủ, nếu không thì gai gốc, cỏ dại sẽ phủ đầy mảnh vườn. Lâu đài hạnh phúc của chúng ta cũng phải được Chúa vun bồi săn sóc hằng ngày, nếu không sẽ bị rong rêu phủ kín, dơ bẩn, xấu xa. Chính Đấng Christ phải kiểm soát căn nhà thiêng liêng của chúng ta mỗi giờ, mỗi phút hầu giữ nó luôn sạch, sạch cả trong lẫn ngoài. Nhiều con cái Chúa mong muốn chính thân thể mình được trở nên "lâu đài" hay "đền thờ" Chúa ngự nhưng lại không bằng lòng để Chúa kiểm soát, dẹp đi những ý riêng, những ích kỷ, ganh tị, giận phiền. Họ không dành trọn quyền cho Chúa để Ngài có thể dọn sạch căn nhà chính Ngài có thể ngự trị. Chúa không thể ngự vào trong tấm lòng dơ bẩn được. Vì thế nhiều người tin Chúa lâu năm vẫn dễ vấn vương với tội lỗi, họ không đủ nghị lực để chiến thắng. Hằng ngày họ thấy mình yếu đuối, dơ bẩn và cố gắng dọn dẹp cho có vẻ khả quan hơn. Nhưng than ôi! càng cố gắng bao nhiêu lại càng thất bại bấy nhiêu. Chỉ từ bỏ một vài sai lầm nhỏ nhặt vẫn chưa đủ khiến cho đền thờ Chúa được thánh khiết, cho đến khi nào "tất cả mọi điều ô uế bị tống đuổi ra hết" từ cái bàn rất to cho đến một đồng tiền rất nhỏ đều phải bị quăng ra ngoài! Nếu chúng ta muốn cho "nhà" của Chúa luôn sạch sẽ thì hãy mời Chúa ngự vào làm chủ cuộc đời chúng ta. Chúng ta phải giữ mối tâm giao mật thiết với Ngài luôn, hầu cho Ngài canh giữ "nhà" tức là lòng chúng ta cách cẩn thận, bằng không ma quỷ sẽ lẻn vào cướp mất những gì tốt nhất của chúng ta và bỏ lại những điều ghê tởm nhất trong lòng ta đấy!
Chúa muốn cho lòng chúng ta, tức là đền thờ của Ngài phải thật thánh sạch và lưu xuất những hạnh phúc thật, vang lên những tiếng ngợi khen vui vẻ thật, với một tình yêu thương thật trong danh vinh hiển của Ngài, hầu cho từ nơi đền thờ ấy khiến cho nhiều người được phước vì ta có trái của Thánh Linh trong lòng mình.
Bết-lê-hem là nhà bánh
Thành Bết-lê-hem có nghĩa là nhà bánh, nhưng có nhiều người sinh trưởng trong ấy lại bị đói đến nỗi phải lìa bỏ thành Bết-lê-hem như gia đình Ê-li-mê-léc. Đấng Christ sanh tại Bết-lê-hem, nhưng chính Ngài mới là Bết-lê-hem thật, Bết-lê-hem thiêng liêng. Khi dân Y-sơ-ra-ên đi lưu lạc trong đồng vắng, chính Ngài đã nuôi họ bằng bánh ma-na trong 40 năm. Khi tại thế Ngài đã hóa bánh 2 lần cho đoàn dân đông đúc được no nê, nhân đó Ngài dạy dỗ họ về bánh thật, là bánh hằng sống từ trên trời xuống để chỉ về chính mình Ngài "Nhưng Cha ta ban cho các ngươi bánh thật là bánh từ trên trời xuống. Bởi chưng bánh Đức Chúa Trời là bánh từ trên trời giáng xuống, ban sự sống cho thế gian" (Giăng 6:32,33). Chúa Giê-xu cũng tự xưng chính Ngài là bánh hằng sống: "Ta là bánh của sự sống, ai đến cùng ta chẳng hề đói và ai tin ta chẳng hề khát" (Giăng 6:33). "Ta là bánh của sự sống v. v…" Chúng ta là kẻ tin Ngài tức là kẻ ở trong "nhà bánh", thử hỏi linh hồn chúng ta có thật được no nê bánh sống ấy chăng? Hay chúng ta đang bị đói khát vì cớ sự vô tính của mình? Hằng ngày bánh hằng sống đã bị lảng quên, chúng ta đi kiếm những thức không phải là bánh hằng sống khiến cho linh hồn chúng ta thêm bệnh hoạn và chúng ta đang "chết đói trong nhà bánh". Thật vậy, chính Chúa Giê-xu đã hứa ai ở trong Ngài thì được sự sống dư dật: "Nếu ai ăn bánh ấy thì sẽ sống vô cùng, và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta" (Giăng 6:51). Chúng ta có nuôi linh hồn mình bằng bánh ấy hằng ngày chăng?
Chữ Thứ Ba
GIMEL (Lạc đà)
Số tiêu biểu: 3
Chữ thứ ba trong mẫu tự Hy-bá-lai là GIMEL (như chữ G). Chữ nầy có nghĩa là "lạc đà". Con lạc đà trong Kinh Thánh được biết có ba công dụng rất quan trọng: Đi đường xa, mang nặng và chịu đựng. Chúng ta sẽ lần lượt học qua ba điểm sau đây.
Đi Đường Xa
Lạc đà là một con vật có biệt tài đi trong sa mạc rộng lớn mênh mông rất bền bỉ, không con thú nào bì kịp. Nó giống như một chiếc tàu lênh đênh trên "biển cát". Cơ thể nó có thể chịu đựng sức nóng như thiêu, có thể đi nhiều ngày trong sa mạc, không uống nước mà không mệt nhọc gì cả. Nó cũng có tài định hướng đi rất đúng. Nó không biết nhìn trời để "lần bước theo ngôi sao" như các vị bác sĩ ngày xưa, cũng không có địa bàn như những vị thuyền trưởng trên đại dương bát ngát mà vẫn đi đúng đường trong sa mạc mênh mông như sa mạc Sa-ha-ra chẳng hạn.
Về điểm nầy con lạc đà tiêu biểu cho đời sống thuộc linh của Cơ-đốc-nhân, hay là sự sinh hoạt của Hội Thánh Đấng Christ. Ngược dòng thời gian, chúng ta nhớ đến Áp-ra-ham là người được Đức Chúa Trời kêu gọi trước tiên để lìa bỏ quê hương, đi đến nơi mà mình chưa biết. Dầu vậy Áp-ra-ham không lạc đường vì Đức Chúa Trời đã dắt dẫn ông. Ông cứ đi, tuy không có địa bàn cũng không thể định hướng nhờ sao, nhưng ông đi thật đúng đường để vào xứ Ca-na-an.
Dân Y-sơ-ra-ên đi trong sa mạc 40 năm mà "giày họ không mòn, áo họ không rách" vì Đức Chúa Trời là vị hướng đạo cho họ. Chúng ta ngày nay cũng đang đi đường đến xứ Ca-na-an thiêng liêng, từ đất đến trời. Chúng ta không phải là kẻ "đi mà không biết mình đi đâu" nhưng chúng ta có Chúa yêu dấu của mình là Giê-xu Christ, Ngày đã đến thế gian mở một con đường cứu rỗi từ đất đến trời cho chúng ta. Ngài đã đi trước để dẫn dắt chúng ta, dấu chơn Ngài còn in rõ trên "sa mạc thiêng liêng" cặp theo những dòng huyết tưới khắp nẻo đường. Chúng ta biết chắc nơi chúng ta sẽ đến là thiên đường. Hiện nay chúng ta là khách lữ hành trên đất, Thi Thiên 119:19 chép rằng: "Tôi là người khách lạ trên đất. Xin chớ giấu tôi các điều răn Chúa". Một khách lữ hành trên lưng lạc đà ở giữa sa mạc, điều cần yếu nhất cho người ấy là giếng nước, nếu không có nước thì thật là một tai nạn! Có hai điều làm cho viễn khách lo ngại cho cuộc hành trình của mình trong sa mạc là:
1. Đi sai đường nên không tìm thấy giếng nước.
2. Kẻ thù làm cho các giếng nước có chất độc.
Trong trận chiến tranh giữa người Âu châu và Ả-rập khi xưa, binh sĩ Âu châu thường phải thử nước của các giếng trong sa mạc trước khi uống vì sợ ngộ độc. Trên đường thuộc linh của Cơ-đốc-nhân thì Đức Chúa Trời thường giấu những điều răn của Ngài, khỏi mắt con cái Ngài vì đó là những "giếng nước" làm thỏa mãn cho khách lữ hành thiêng liêng trên đường sự sống mà không có chất độc nào. Vì vậy tác giả Thi Thiên có lần đã cầu nguyện rằng: "Xin Chúa mở mắt tôi để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Ngài" (Thi Thiên 119:18). Tại sao Chúa giấu Lời của Ngài? Kinh Thánh là địa bàn, là kim chỉ nam, là suối nước sống, Cơ-đốc-nhân nhờ đó mà nhận định đúng đường lối của Chúa Giê-xu để trải qua sa mạc cách rõ ràng, tìm thấy những giếng nước trong lành ngon ngọt được lấp kín khỏi mắt kẻ thù là ma quỷ.
Trong cơ thể lạc đà có một túi nước dự trữ, nên dù cuộc hành trình có dài bao nhiêu, nó cũng có thể chịu đựng được mà không chết khát. Đức Chúa Giê-xu Christ cũng dự bị cho chúng ta một mạch nước đời đời không hề cạn tắt là Đức Thánh Linh để ở với chúng ta mãi mãi. Vậy chúng ta phải hết lòng tìm kiếm và yêu mến Ngài hầu cho đời sống thuộc linh của chúng ta luôn được tươi mới, mát mẻ.
Mang Nặng
Lạc đà có sức mạnh phi thường. Nó có thể mang những kiện hàng hóa nặng nề suốt đường xa kinh khủng. Với gánh nặng trên lưng, nào người, nào đồ vật, nó vượt hàng ngàn dặm mà không hề ngã quị giữa đường. Đây cũng là đặc điểm một tín đồ thật của Đấng Christ. Mỗi người đều mang lấy gánh nặng của mình và của người khác nữa. Phao-lô khuyên: "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em đã làm trọn luật pháp của Đấng Christ". (Ga-la-ti 6:2). Đấng Christ cũng từng mang lấy mọi gánh nặng thay cho chúng ta. Ngài kêu gọi chúng ta là kẻ mệt mỏi và gánh nặng hãy đến với Ngài để được sự yên nghỉ (Ma-thi-ơ 11:28). Mỗi Cơ-đốc-nhân đều có gánh nặng trong lòng, gánh nặng về sự yêu thương linh hồn tội nhân đang hư mất, về sự yếu đuối của anh em, về sự mở mang vương quốc của Đức Chúa Trời v. v… Chúng ta dù mang nặng nhưng có sức mang nổi, nhờ Chúa "thêm sức cho" mỗi ngày. Phao-lô đã chứng minh rằng "Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi" (Phi-líp 4:13). Lắm lúc chúng ta cảm thấy gánh nặng thật quá nặng nề hầu như lảo đảo, muốn "quăng phứt đi" cho rảnh thì liền lúc ấy có tiếng êm dịu nhỏ nhẹ trong tâm linh ta: "Hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em" (I Phi-e-rơ 2:7).
Chịu Đựng
Con lạc đà lại có một đặc điểm nữa là "chịu đựng" cách bền bỉ dẻo dai. Nó vừa mang nặng, đi đường xa, chịu đựng lâu ngày dưới sức nóng như thiêu trong sa mạc. Đấng Christ đã vào thế gian tăm tối nầy, Ngài mang gánh nặng tội lỗi chúng ta, Ngài hướng dẫn chúng ta tiến bước trên con đường xa thẳm, Ngài cũng chịu đựng những sai lầm vi phạm của chúng ta nữa. Khi tại thế Ngài chịu đựng sự phản trắc của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, sự chối bỏ của Phi-e-rơ, sự sỉ nhục của quân lính La-mã, sự độc ác của dân Do-thái, sự giả hình của bọn Pha ri si. Nhưng Ngài "như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm trước mặt kẻ hớt lông" để hoàn tất chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ngài tỏ lòng nhơn từ đối với sự bất toàn của chúng ta, Ngài vẫn cầu thay cho chúng ta nơi ngôi thi ân trên trời. Riêng chúng ta là Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải noi gương Ngài mà chịu đựng những thử thách khó khăn, chịu bắt bớ khốn khổ vì Ngài, chịu đựng những kẻ lạc lối lầm đường, những con người "xác thịt" trong hội thánh, những anh em giả dối là những kẻ có lương tâm đã lì v. v…
Sứ đồ Phao-lô là con người chịu đựng bền bỉ dẻo dai, chúng ta hiểu được nhờ khúc sách sau đây: "Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đôi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn mươi; ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh, nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư? Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ nhưng không đến bỏ; bị đánh đập nhưng không đến chết mất, chúng tôi thường mang sự chết của Chúa trong thân thể mình, hầu cho sự sống Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Giê-xu mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi" (II Cô-rinh-tô 11:23-29 và 4:8-11). Đó là một bằng chứng cụ thể nhất. Mỗi Cơ-đốc-nhân chân chính có một sức chịu đựng phi thường, cả cuộc đời của họ thật vô cùng tốt đẹp, "không vết, không nhăn, không chi giống như vậy" nhưng "không chỗ trách được". Có lúc họ cũng đương đầu với hạng người bần tiện, đê hèn trong xã hội nhưng họ chẳng chút than van oán trách, cũng không nản chí sờn lòng, cứ "phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va". Đời sống họ giống như "cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó chẳng tàn héo". Người ngoại cuộc nhìn xem tưởng chừng như họ đang ở trong lửa bỏng dầu sôi như ba bạn Hê-bơ-rơ. Nhưng lạ lùng thay họ vẫn vui vẻ trong ơn yêu thương của Chúa, hoạt động cho công việc Chúa càng mạnh mẽ hơn nữa, môi miệng họ như một dòng suối mát mẻ tuôn tràn nước sống vì họ đã tìm được bí quyết của sự chịu đựng ấy là "Vì danh Chúa mà chịu khổ". Họ bằng lòng chấp nhận mọi cảnh khó khăn cho đến cuối cùng, như Ê-sai đã nói "Đồng vắng và đất khô hạn sẽ vui vẻ, nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường, nó trổ hoa nhiều và vui mừng, cất tiếng hát hớn hở. Sự vinh hiển của Liban và sự tốt đẹp của Cạt mên và Sa rôn sẽ được ban cho nó. Chúng sẽ thấy sự vinh hiển Đức Giê-hô-va, và sự tốt đẹp của Đức Chúa Trời chúng ta" (Ê-sai 35:12). Đời sống họ không phải mỗi bước đều có rải hoa hồng, nhưng họ đang đi trong sa mạc, trong ấy ẩn những suối nước trong và có hoa hồng cặp theo.
Qua bài học nầy chúng ta thấy rằng bởi sự sống Đấng Christ ở trong chúng ta nên chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ xa xăm (xa hơn cả nguyệt cầu mà các phi hành gia Hoa kỳ đã đổ bộ lần đầu tiên vào ngày 20-7-69). Đây là hành trình thuộc linh từ đất đến trời, lâu dài cho đến hết cuộc đời chúng ta, không lạc hướng, không lầm đường, không mỏi mệt kiết sức dưới những gánh nặng đau thương, nhưng vẫn vui tươi cất bước cách hăng hái trên thiên trình trong quyền năng siêu việt của Đức Thánh Linh. Ê-sai cho biết bí quyết thành công ấy không phải bởi sức người như sau "Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt đưa ngươi; làm cho ngươi no lòng giữa nơi khô hạn lớn; làm cho cứng mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng tưới, như nước suối chẳng hề khô vậy" (Ê-sai 58:11) và "ai trông đợi Đức Giê-hô-va chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi" (Ê-sai 40:31) và tác giả Thi Thiên cũng cho biết "Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại thành Si ôn" (Thi Thiên 58:7).
Nguyện Chúa ban cho chúng ta sức mới hằng ngày để tiến bước thiên trình mà không "ngã chết dọc đàng" như dân Y-sơ-ra-ên trong cuộc hành trình nơi sa mạc.
Chữ Thứ Tư
DALETH (Cái cửa)
Số tiêu biểu: 4
Chữ DALETH có nghĩa là "cái cửa". Nó có hình dạng như cái cửa. Phát âm như chữ D. Kinh Thánh đề cập đến cái cửa trong Sáng thế ký chương 4 khi Chúa phán với Ca-in: "Tội lỗi rình đợi trước cửa". Cũng giống như một con thú rừng rình mò trước cửa để chờ đợi con mồi, tội lỗi rình đợi trước cửa lòng Ca-in, đáng lý ra Ca-in phải "chiến thắng" và "quản trị" nó như lời Chúa cảnh cáo, trái lại Ca-in đã tiếp nhận nó và bị nó dẫn đi theo đường nó!
Sự hủy diệt rình đợi trước cửa được mô tả trong Xuất Ê-díp-tô ký chương 12 khi dân Y-sơ-ra-ên bắt con chiên con không tì vít nhốt trong nhà bốn ngày, đoạn giết nó rồi lấy huyết bôi trên mày cửa cùng hai cây cột cửa. Tất cả mọi người đều ở trong nhà, không ai được ra khỏi cửa. Chúa Giê-xu khi tại thế có phán rằng: "Ta là cái cửa nếu ai bởi ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi". Thật chính Đấng Christ là cửa cứu rỗi để dẫn người ta vào con đường sự sống. Chính Ngài cũng là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống, mà Ngài cũng là cái cửa để bảo vệ an toàn cho ai là người đang đi trên con đường ấy.
Tội lỗi và sự chết bao trùm thế giới và cả nhân loại, xã hội ngày càng hư hoại, người ta đều "tư kỷ, tham tiền, lường thầy phản bạn, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời". Tội lỗi đang rình đợi trước cửa và khắp các nẻo đàng khiến cho thế giới tối tăm nầy càng thêm tăm tối. Trước tiên tội lỗi đã biến vườn Ê-đen trở thành sa mạc, tội lỗi đã khiến cho A-đam và Ê-va bất tuân mạng lịnh của Đức Chúa Trời nên gia đình phước hạnh của A-đam trở thành sầu khổ vì tội sát nhân của Ca-in. Cũng vì thế mà nhân loại trong thời tiền sử cũng hung ác không khác chi thời đại nguyên tử nầy. Sáng thế ký 6: 5 chép rằng: "Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn". Nhiều quốc gia trên thế giới đang đua nhau chế tạo các khí giới tối tân để tiêu diệt nhau. Dầu môi miệng người ta hô hào hoà bình, tìm biện pháp để tái lập hòa bình, song càng tìm kiếm càng không thấy bóng dáng hòa bình đâu cả mà chiến tranh mỗi lúc càng tàn khốc hơn, càng lan rộng khắp mọi nơi. Sự kiện ấy cứ tiếp diễn chỉ vì người ta quên rằng Đấng Christ là cái cửa dẫn đến hòa bình, là cái cửa bảo toàn sự sống cho nhân loại. Chính môi miệng Ngài đã thốt ra lời hứa quý báu nầy: "Ta ban cho các ngươi sự hòa bình" và "sự hòa bình ấy chẳng phải như thế gian cho". Người ta có thể mở ra nhiều cuộc hòa đàm, hội nghị để tìm kiếm hòa bình giữa các quốc gia, nhưng các phương cách ấy không đưa nhân loại đến sự hòa bình. Chính Chúa Giê-xu là Đấng kiến tạo hòa bình khi Ngài phán: "Hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ". Ngài là cái cửa đưa đến sự yên nghỉ thật, cửa dẫn đến sự hòa bình thật. Khi bị treo trên thập hình, Ngài chẳng chút hận thù, dâng lời cầu nguyện tha thiết: "Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì". Dù Ngài có đủ quyền bính để tiêu diệt kẻ thù song Ngài muốn mở cửa hòa bình cho người ta bước vào là "tin lành cứu rỗi". Mọi nhân vật trong thế gian bất luận là ai, từ vị nguyên thủ quốc gia, hay các chính trị gia, thương gia, kỹ nghệ gia, hoặc bần cố nông hay tư sản v. v… đều phải bước vào cửa hòa bình ấy là chính Đấng Christ thì mới hưởng được hòa bình thật sự. Ngài là cửa cứu rỗi, trong Ngài chúng ta thấy sự công nghĩa yêu thương, chúng ta ở đó sẽ được thỏa lòng vì Ngài phán: "Họ sẽ vào ra và gặp đồng cỏ". Chỉ Ngài mới kiến tạo một xã hội công bình vì sự công bình ấy nằm ngay trong lòng mỗi cá nhân đã bằng lòng tiếp nhận Ngài. Họ là những con người thánh thiện, được huyết của Chúa bôi xóa tội lỗi, cho họ mặc lấy bản tánh của Đức Chúa Trời. Ngoài Đấng Christ ra không có cửa nào khác để đưa nhân loại đến sự hòa bình vĩnh cửu. Ngài cũng là cái cửa giải thoát mọi sự bối rối nghi ngờ, tuyệt vọng. Ngài giúp chúng ta ra khỏi ngõ bí đường cùng. Chúng ta hãy đến với Ngài, đem mọi nan đề đặt nơi chân Ngài, Ngài sẽ giải quyết tất cả. Ngài là cái cửa được đóng chặt để ngăn chặn mọi sự gian ác xấu xa xâm nhập vào lòng chúng ta. Ngài cũng là cái cửa mở toan cho công việc thuộc linh tốt đẹp, là cái cửa khóa chặt đối với địa ngục, song mở rộng cho thiên đàng.
Chữ DALETH tiêu biểu về quyền năng và chức vụ Chúa Giê-xu thật rõ ràng, Ngài là các cửa đưa người ta vào thiên đàng, ngoài Ngài không có cửa nào khác. Chúng ta là kẻ đã vào cửa ấy rồi thì đừng tìm cách thoát ra, bởi vì bên ngoài cửa ấy bao nhiêu là tội lỗi đang "rình đợi" chúng ta đó.
Chữ Thứ Năm
HÊ (Cửa sổ)
Số tiêu biểu: 5
Chữ nầy (phát âm như chữ H) có nghĩa là "cửa sổ". Trong tiếng Hy-bá-lai có tám từ liệu khác nhau chỉ về cửa sổ và được chia làm hai loại. Trong Kinh Thánh cho chúng ta biết hai loại "cửa sổ" ấy như sau:
Cửa sổ trên trời (Sáng 7:11 và 8:2; II Vua 7:2,19; Ma-la-chi 3:10)
Cửa sổ đền thờ hay cửa sổ nhà người Do-thái. (Sáng 26:8; Giô-suê 2:15,18; II Sa-mu-ên 19:12; II Sa-mu-ên 6:19; I Vua 6:4; II Vua 9:30,32; II Cô-rinh-tô 11:33 v. v…)
Danh từ "cửa sổ" xuất hiện lần đầu tiên trong Sáng 16: 6, khi Chúa truyền lịnh cho Nô-ê đóng tàu và làm một cửa sổ trên tàu ấy. "Ngươi sẽ làm một cửa sổ trên tàu". Từ đó chữ "cửa sổ" được nhắc đến hơn bốn mươi lần trong cả Tân và Cựu Ước. Thế thì danh từ "cửa sổ" có liên hệ gì với Chúa Giê-xu không? Chúng ta sẽ nghiên cứu vài đặc điểm của chữ nầy.
Cửa Sổ Trên Trời
1. Trong cơn đại hồng thủy Đức Chúa Trời đã mở "các cửa sổ trên trời" làm mưa xuống trên đất, "các cửa sổ trên trời mở xuống" (Sáng 7:11) theo bản Kinh Thánh tiếng Anh) "Các cửa sổ trên trời lấp ngăn lại" (Sáng 8:2).
2. Thành Sa-ma-ri bị vây lâu ngày bởi quân Sy ri, dân sự bị đói. Tiên tri Ê-li-sê nói tiên tri rằng: "Ngày mai, tại giờ nầy, nơi cửa thành Sa-ma-ri, một đấu bột lọc sẽ bán một siếc lơ, và hai đấu mạch nha sẽ bán một siếc lơ. Nhưng quan cai nâng đỡ vua lại nói rằng "Dầu cho Đức Giê-hô-va mở các c