Ý nghĩa của Mùa Vọng

Ý nghĩa của Mùa Vọng

Mùa Vọng - Dec 04/12/2018


Mùa vọng được cử hành trên ba phương diện:

– Trong quá khứ: là tưởng niệm và kính nhớ Đức Kitô, Con Thiên Chúa Nhập Thể sinh ra tại Bê-lem, bởi Đức Trinh Nữ Maria.

– Trong hiện tại: Chúa Kitô đang đến và lớn lên bằng ân sủng trong Hội thánh cũng như trong tâm hồn người Kitô hữu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải chờ đợi và cầu xin Chúa đến với ta trong đời sống thường nhật, cũng như chờ mong Ngài đến vào ngày quang lâm.

– Trong tương lai: Trông đợi Chúa sẽ ngự đến vinh quang vào thời sau hết14. Lúc này Thiên Chúa sẽ tập họp tất cả con cái được tuyển chọn để đưa vào “Trời Mới Đất Mới” là Vương Quốc Vĩnh Cửu của Người.

* Ngoài ra, Giáo hội còn kêu mời các Kitô hữu sống ý nghĩa Mùa vọng bằng những việc:

– Trông đợi và tích cực chuẩn bị tâm hồn mừng ngày Chúa Giáng lâm như người Do Thái xưa đã khao khát và trông đợi Thiên Chúa thực hiện lời hứa.

– Củng cố đời sống đức tin, đức cậy của ta đối với cuộc chiến thắng và trở lại vinh hiển của Chúa Kitô.

– Hân hoan mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng của Chúa Kitô; qua những ân sủng đó, Chúa Kitô tiếp tục chiếu toả sự hiện diện và sự sống của Người.

* Các giai đoạn của cử hành phụng vụ mùa vọng
Chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I: Từ Chúa nhật I mùa vọng đến ngày 16 tháng 12. Mục đích của khoảng thời gian này là hướng tâm hồn các tín hữu về cuộc tái lâm lần thứ hai của Đức Kitô, tức ngày cánh chung.

+ Giai đoạn II: Từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 12. Mục đích của thời gian này nhằm chuẩn bị trực tiếp mừng biến cố Chúa đã đến lần thứ nhất trong lịch sử, tức lễ Chúa Giáng sinh.�* Nội dung của các bài đọc Kinh thánh và lời nguyện trong phụng vụ mùa vọng xoay quanh các chủ để quan trọng:

– Nói lên niềm mong đợi, khao khát Đấng Cứu Thế của Dân Chúa xưa.

– Nói lên thái độ tỉnh thức chờ mong Chúa đến để thoả lòng khao khát của Dân Thiên Chúa.

– Nói lên niềm vui hân hoan vì ơn cứu độ đã được thực hiện nơi Đức Kitô, Đấng Cứu Thế15.

Tuệ Mẫn