Gốc của từ mầu nhiệm là gì vậy?

Gốc của từ mầu nhiệm là gì vậy?

Hỏi đáp - Mar 24/03/2014

Theo nghĩa thông dụng, mầu nhiệm là “những gì không thể biết được”, hay những kiến thức, những chân lý còn được giữ kín chưa tiết lộ cho ai biết.

Từ "mầu nhiệm" như trong mầu nhiệm (bí tích) cứu chuộc. Gốc của từ mầu nhiệm là gì vậy?

Trước hết một chút ngữ vựng :

牟 侔
Mầu* (hv mâu; mâu)
– Quá sức người hiểu; Mầu nhiệm
– Đá mài nhỏ hạt giúp mài dao cho bén


Nhiệm* (hv nhiễm)
– Khó hiểu: Mầu nhiệm
– Kín đáo: Nhiệm mật
– Cụm từ Nhiệm nhặt (* khổ hạnh; * cẩn thận)

Mystery (Anh) – Mystère (Pháp) – Mysterium (Latinh) – Mầu nhiệm do từ Hy lạp mysterion, gốc là động từ myein , = to shut, to close – đóng cửa.

Theo nghĩa thông dụng, mầu nhiệm là “những gì không thể biết được”, hay những kiến thức, những chân lý còn được giữ kín chưa tiết lộ cho ai biết.

Trong lịch sử triết học, có nhiều nhóm, hội, hay giáo phái, ngày xưa đã có mà nay vẫn còn, tìm tòi hay chuyên sống đời thần bí, bí nhiệm, gọi là Hermetics, hay Esoterics, hay Mysticals. Chúng ta không có giờ đào sâu về phương diện này, mà chỉ dừng lại những gì liên quan tới quan điểm của chúng ta về “mầu nhiệm”.

Nếu có giờ, xin các Bạn đọc thêm những cuốn này:
Ancient Philosophy, Mystery, and Magic: Empedocles and Pythagorean Tradition”, Peter Kingsley, Oxford University Press, 198 Madison Avenue, New York, NY 10016, 1995; 422 pp., và  Philosophie du mystère et philosophie du paradoxe. Gabriel Marcel and Karl Jaspers. Paris: Temps Présent, 1948.

Kinh Thánh nói gì về mầu nhiệm?
 

Trong Kinh Thánh Cựu Ước, từ “mysterion” Hy lạp tương đương với từ “sod” bên tiếng Do thái. Chúng ta gặp thấy từ này ở những câu sau:

“Đứa ngồi lê đôi mách tiết lộ điều bí mật, vậy đừng giao du với kẻ lắm lời. – A newsmonger reveals secrets; so have nothing to do with a babbler!” (Châm Ngôn 20,19)

“Ông triệu tập tất cả triều thần, tất cả thân hào và tỏ cho họ biết quyết định bí mật của ông. Chính miệng ông công bố đại hoạ cho toàn cõi đất. – He summoned all his ministers and nobles, laid before them his secret plan, and urged the total destruction of those countries.” (Giudit 2,2)

“Miệng tôi, ai sẽ đặt người canh giữ,
và môi tôi, ai sẽ lấy thận trọng mà niêm phong,
để nhờ đó tôi không vấp ngã
và lưỡi tôi không làm tôi vong mạng?
Who will set a guard over my mouth, and upon my lips an effective seal, That I may not fail through them, that my tongue may not destroy me?” (Huấn ca 22,27)

“Nhưng Rô-đô-cô thuộc quân Do-thái tiết lộ bí mật cho quân thù, nên đã bị theo dõi, bị bắt và bị cầm tù. – But Rhodocus, of the Jewish army, betrayed military secrets to the enemy. He was found out, arrested, and imprisoned.” ( 2 Mac 13,21)

Đọc những câu trích dẫn trong Cựu Ước, chúng ta thấy từ “mầu nhiệm”, hay “bí mật” , “yod”, được dùng theo nghĩa thông dụng.

Còn trong Tân Ước, từ mầu nhiệm lại dùng cho những điều Tin Mừng mạc khải, vén mở cho thấy.

“Người đáp: "Bởi vì anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không. – He said to them in reply, "Because knowledge of the mysteries of the kingdom of heaven has been granted to you, but to them it has not been granted.” (Mt 13,11)

“Như vậy là để họ được phấn khởi trong tâm hồn, và nhờ được liên kết chặt chẽ với nhau trong tình thương, họ đạt tới sự thông hiểu phong phú và đầy đủ, khiến họ nhận biết mầu nhiệm của Thiên Chúa, tức là Đức Ki-tô – that their hearts may be encouraged as they are brought together in love, to have all the richness of fully assured understanding, for the knowledge of the mystery of God, Christ,”(Cl 2,2)

“Họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch.- holding fast to the mystery of the faith with a clear conscience.” ( 1 Tim 3,9)

“Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này: không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi – Behold, I tell you a mystery. We shall not all fall asleep, but we will all be changed,” (1 Cor 15,51)

mầu nhiệmviệc Thiên Chúa nhập thể, là đời sống của Đấng Cứu Thế, và việc các Tông đồ rao giảng về đời Chúa Giêsu ấy:

“Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa – Now to him who can strengthen you, according to my gospel and the proclamation of Jesus Christ, according to the revelation of the mystery kept secret for long ages.” (Ro 16,25)

“Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào.5 Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người.6 Mầu nhiệm đó là: trong Đức Ki-tô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa. – When you read this you can understand my insight into the mystery of Christ,

… Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; – and also for me, that speech may be given me to open my mouth, to make known with boldness the mystery of the gospel.” (Eph 3,4; 6,19 )

Rao giảng mầu nhiệm đã được giữ kín từ bao thời đại và qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho dân thánh của Thiên Chúa – the mystery hidden from ages and from generations past. But now it has been manifested to his holy ones,….

Đồng thời, cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi nữa, xin Thiên Chúa mở cửa cho chúng tôi rao giảng lời Người, để chúng tôi loan báo mầu nhiệm Đức Ki-tô; chính vì mầu nhiệm này mà tôi bị giam giữ.- at the same time, pray for us, too, that God may open a door to us for the word, to speak of the mystery of Christ, for which I am in prison,” (Col 1:26 , 4:3)

Thần học nói gì về “mầu nhiệm”?

Dựa vào những gì nói về mầu nhiệm trong Tân Ước, các nhà thần học dùng chữ “mầu nhiệm” với nghĩa là “những chân lý, những điều Thiên Chúa vén mở cho chúng ta biết (mạc khải), mà nếu để tự sức người với trí khôn nhân loại, con người không thể tự mình biết được”.

Như thế điều các Bạn nghĩ về mầu nhiệm là đúng với ý nghĩa thần học của từ “mầu nhiệm”. Vậy là các Bạn đã có học thần học rồi!

Nhưng các Bạn có để ý không, theo đúng định nghĩa trên, thì

1-Mầu nhiệm không tương đương với “những gì không thể hiểu được– incomprehensible”. Vì lẽ tất cả những gì chúng ta biết trong đạo đều là “không thể hiểu được”, theo nghĩa “không thể thấu hiểu trọn vẹn ngọn ngành.”

2-Mầu nhiệm cũng không tương đương với điều “không thể biết được- unknowable” vì thật sự, có nhiều điều trong thế giới vật lý, hay trong đời sống thường chung quanh ta cũng “unknowable – không thể biết được”, như “chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai”, hay “những gì chị Tân nghĩ trong đầu”, chẳng hạn.

Vậy theo nghĩa đúng đắn nhất của Thần học, mầu nhiệm là một sự thật siêu nhiêu, (nghĩa là một chân lý, chứ không phải là điều chi vô lý) nhưng vượt trên tri thức hữu hạn của con người (nghĩa là con người không hiểu thấu).

Người ta lại phân biệt hai thứ mầu nhiệm siêu nhiên, tuyệt đốitương đối

Mầu nhiệm siêu nhiên tuyệt đối, còn gọi là mầu nhiệm thần học, là một chân lý tự sức loài thụ tạo không thể biết được, và loài thụ tạo muốn diễn tả bản chất của chân lý ấy (inner substance being) thì phải dùng loại suy (analogy), ví dụ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.

Muốn cắt nghĩa thêm thì phải dài dòng như thế này:

a-Đó là một chân lý. Nghĩa là điều ấy có thật, nghĩa là hiện hữu thật sự, “It exists really”, chứ không phải do bịa ra, Nobody makes it up !, hay chỉ có trong tưởng tượng.

b-Tự sức con người không thể biết được. Nghĩa là nếu không ai nói, nếu không có Đức Giêsu nói ra, mạc khải cho người ta biết, thì muôn đời sẽ không hề có người nào biết được rằng Thiên Chúa có Ba ngôi.

c-dùng loại suy mới diễn tả được. Vì trên thế gian, trong thế giới hữu hình và trong trí khôn loài người, con người không thấy được, không biết được, không có được điều chi vừa một mà lại vừa ba, như Thiên Chúa Ba Ngôi cả. Phải dùng một ví dụ nào đó, một hình ảnh nào đó có khả năng miêu tả cho dễ mường tượng ra … Ví dụ một tam giác đều có ba cạnh bằng nhau có ba góc bằng nhau, thiếu một thì không thành …

Tam giác đều là một “loại suy-analogy” để giúp hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi .

Còn mầu nhiệm siêu nhiên tương đối, là một chân lý mà tự bản chất của nó (innermost nature) và cả sự hiện hữu của nó cũng vượt quá khả năng hiểu biết của con người .

Ví dụ các phẩm tính của Thiên Chúa: Chúng ta thử xét phẩm tính “toàn năng=indefinitely powerful ” của Thiên Chúa . Tự sức mình chúng ta có hiểu thấu đáo “Thiên Chúa toàn năng” là gì không ? Thiên Thần chỉ có thể cắt nghĩa một cách gián tiếp : “Không có gì mà Thiên Chúa không làm được!” Còn những điều Thiên Chúa làm được, và làm đến mức nào thì thiên thần không thể cắt nghĩa thấu !