HÃY MANG TRONG MÌNH ÁNH MẮT YÊU THƯƠNG
Trong cuộc sống của con người và trong dòng chảy của lịch sử dân tộc, có những biến cố, có những dấu ấn để mà đánh dấu sự phát triển của một dân tộc. Và rồi chúng ta thấy sự kiện mà sách Công vụ tông đồ vừa kể lại cho chúng ta, trong suy nghĩ, chúng ta thấy biến cố mà thánh Phêrô ngày hôm nay được ghi lại, đã trở thành một biến cố Lịch sử, trở nên một dấu ngoặc mới.
Đọc lại thì, sách công vụ tông đồ trong bài đọc thứ nhất Chúng ta vừa nghe đấy. Thì có một ông Đại đội trưởng binh lính của người Ý tên là Conêliô, ông là dân ngoại. Ông được xem như là người ô uế, không thanh sạch như những người Do Thái. Và rồi thánh Luca nói rằng là : dẫu rằng là ông bị người ta xem như thế nhưng mà ông sống một đời sống đạo đức, yêu thương.
Và rồi một ngày kia, Conêliô có một cái thị kiến rằng là: “ vì ngươi kính sợ Thiên Chúa, ăn ngay ở lành, nên Ta đã thấu lời nguyện xin của ngươi» thì một mặc ông cầu nguyện và ông cho người đi tìm Phêrô và khi mà thuộc hạ của ông Conêliô đi tìm Phêrô để mà nói lên cái lòng kính sợ Thiên Chúa của mình.
Thì lúc đó Phêrô lại được Chúa ban cho 1 cái thị kiến khác là có một tấm khăn lớn từ trên trời thả xuống. Nhìn tắm khăn thì trong đó thánh Phêrô thấy đủ thứ hết: rắn, rết, rồi sinh vật . Và rồi trong cái thị kiến đó thì Chúa bảo rằng là: Phêrô hãy đứng dậy và làm thịt mà ăn đi. Với cái phản ứng rất là tự nhiên, Phêrô bảo rằng là: Lạy Chúa, đời nào mà con ăn những cái thứ ô uế và không thanh sạch đó!
Nhưng mà Thiên Chúa nói rằng là: Cái gì mà Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch thì đừng bảo là ô uế. Và Thánh Phêrô đã hiểu ý của Chúa, với cái thị kiến đó. Trong cái thị kiến đó. Khi mà hiểu rồi thì Phêrô đã đi theo đoàn tùy tùng của Conêliô và đến nhà Conêliô .
Và thánh Phêrô đã tuyên bố rằng là giờ đây, tôi biết Thiên Chúa không thiên tư tây vị một ai, dù dân tộc nào đi chăng nữa, nhưng mà sống công chính đạo đức thì đều được Thiên Chúa đón nhận. Và thánh Phêrô đã cử hành phép rửa cho đại gia đình ông Conêliô.
Xem chừng đó là cái câu chuyện trong lịch sử trong sách công vụ tông đồ. Nhưng nếu suy cho bằng cùng, đây là một sự kiện rất trọng đại. Bởi vì ngày xưa, dân tộc Do Thái thì họ chỉ quan niệm rằng là Chúa Giêsu đến với họ và trao ban ơn cứu độ cho họ. Nhưng mà Kitô giáo chỉ phát triển ở trong cái vùng Do Thái thôi! Kitô giáo thì chỉ nhận những người Do Thái thôi! chứ còn những người ngoài thì không công nhận.
Và đây là lần đầu tiên mà thánh Phêrô đã cử hành phép rửa cho người ngoại, người mà người ta gọi là ô uế, người mà người ta cho là không trong sạch. Với cái biến cố này, phải nói rằng đánh dấu một bước tiến mới và chính cái biến cố này cho thấy rằng Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa của một mình dân tộc Do Thái, mà là Thiên Chúa của mọi dân tộc.
Do Thái thì tới bây giờ chúng ta thấy, tôn giáo của Do Thái cũng chỉ là Tôn giáo cho riêng của một dân tộc Do Thái thôi.
Còn Kitô Giáo thì, chúng ta thấy với 11 môn đệ sau khi Chúa Giêsu về trời, các môn đệ đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, khắp mọi dân tộc, khắp mọi quốc gia để mà loan báo. Để rồi, Kitô giáo thuộc mọi chủng tộc, mọi ngôn ngữ, mọi màu da.
Nhờ biến cố này, và qua biến cố này, chúng ta thấy hội thánh được phát triển không ngừng. Và rồi chúng ta thấy, giáo hội phát triển dựa trên biến cố nào? trên cái sự kiện nào?
Không phải đơn giản để mà giáo hội phát triển. Không thể nào mà đơn giản ngày hôm nay, Giáo hội được lan tỏa, nó phải có một cái sức hút nào đó! Phải có một sức mạnh nào đó! Nó có một quyền lực nào đó! hay là nói chung là nó có một cái tác động nào đó, để rồi Kitô giáo ngày hôm nay phát triển.
Có một triết gia thuộc về trường phái nhân vị nói rằng là: Nếu một tảng đá mà được đặt đúng chỗ, thì nó sẽ chuyển đi Dòng Nước của một dòng sông. Và rồi thế giới này là dòng sông, tảng đá đó đặc ở đâu để mà thay đổi cái dòng nước.
Chúng ta thấy, thế giới này là dòng sông và tảng đá thay đổi cái nhìn, thay đổi dòng nước, thay đổi não trạng của con người: Hận Thù Ghen ghét chà đạp nhau thì thay vì hận thù, ghen ghét, chà đạp, có một trọng tâm đến trong thế gian này, đó chính là Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã trả lời, cái câu hỏi mà nhiều người thắc mắc lâu rồi! Đó là gì? Đó là « Anh em hãy yêu thương nhau.» Đó là thông điệp, đó là sứ điệp, đó là sức mạnh để mà thế giới này thay đổi! Không phải là bạo lực, không phải là hận thù, không phải là vũ khí không phải là bom đạn.Vũ khí và bom đạn của Chúa Giêsu đó chính là « Anh em hãy yêu thương nhau.»
Nói tới đây con nhớ đến câu chuyện này: Cách đây chắc cũng phải mười mấy năm rồi! Khi mà cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng có một lần ngài kể cho anh em học viện sự kiện như thế này là:
Có một cái Đan viện kia, ngày xưa thì người ta tới đan viện tấp nập, vui lắm! Nhiều người tới với Đan viện. Thế rồi, bỗng dưng một thời gian đan viện vắng lặng.
Thế rồi, vị đan viện trưởng cảm thấy buồn và thắc mắc đi tìm đến một vị thánh và cái người thánh thiện này trả lời rằng là không phải rằng là ở cái đan viện này do tội lỗi của một người nào đó để mà gây ra cái chuyện rằng là người ta không đến đan viện, nữa, nhưng mà tội của Đan viện đó là tội tập thể, chính vì đan viện đã không nhận ra một Đấng Cứu Thế ở trong đan viện.
Đấng Cứu Thế đó đã đến với đan viện và đã ẩn thân trong một ông thầy. Nhưng mà chính vì nhà dòng đã đối xử tệ với ông thầy đó, và rồi không ai đến với đan viện nữa!
Đan viện trưởng về kể cho anh em nghe lời của một người thánh thiện đó! và thuật lại rằng có một Đấng Cứu Thế giả trang trong anh em và chính anh em đã cư xử không ra gì với cái Đấng đó! nên là người ta không đến với đan viện được.
Nghe như vậy thì người này nhìn người kia và tự hỏi rằng là không biết ai đối diện với mình là Đấng Cứu Thế và từ đó người ta đã dành cho nhau sự kính trọng và lòng yêu thương lẫn nhau. Cứ người này nhìn người kia không biết, Đây có phải là Đấng Cứu Thế hay không?
Và rồi người ta thay đổi cái nhìn, người ta thay đổi cái cách sống và từ đó bầu khí của Đan viện nó khác hẳn: bình an, vui tươi. Sau đó thì niềm vui nó trở về với đan viện . Và rất nhiều người đến thăm với đan viện.
Thật sự ra đây là một cái câu chuyện mà chỉ là tưởng tượng thôi! Nhưng mà muốn gợi lên cho chúng ta rằng: Một Đức Giêsu Kitô đã đến trong trần gian này rồi! nhưng mà người ta đã khước từ.
Thế nhưng mà ngày hôm nay, chúng ta nhìn vào Giáo hội, dĩ nhiên, có những cái bi quan rằng nhà dòng này, Nhà dòng kia, chủng viện này, chủng viện kia đóng cửa phải đi bán đi, vì không có người coi.
Nhưng mà, kèm theo những cái dấu hiệu buồn đó, có những cái tín hiệu vui như hình ảnh của một Têrêsa Calcutta, một người đàn bà dường như đã biến đổi cái nhìn của trần gian này bằng cái tình yêu thương, đặc biệt là những con người nghèo, những con người bất hạnh.
Và chúng ta thấy trong thời đại ngày hôm nay chúng ta, chúng ta nhìn thấy một Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã làm một cuộc cách mạng với Giáo hội, ngài nói rằng: Giáo hội là Giáo hội của người nghèo và Giáo hội là cái bệnh viện dã chiến để mà băng bó những con người tàn tật, những con người bị thương tích như Chúa Giêsu chạnh lòng thương, yêu thương người nghèo, yêu thương người tàn tật đó!
Và điều trọng tâm mà Chúa Giêsu đã muốn đặt vào, để chuyển cái dòng lịch sử nhân loại hận thù, ghen ghét này! Đó là điều răn yêu thương, đó là giới luật yêu thương.
Còn nhớ rằng là ông Luther King có một bài thơ rất là hay: ông mơ, ông mơ có một cái ngày kia.. thế này, thế kia… rồi mỗi người chúng ta cũng có cái niềm mơ ước đó là : mỗi gia đình Công giáo của chúng ta là một gia đình yêu thương. Mỗi một xứ đạo của chúng ta là một xứ đạo yêu thương và như thế mỗi thành viên trong gia đình, mỗi thành viên trong xứ đạo, là một người yêu thương.
Mà nếu như chúng ta sống được cái tình yêu thương lan tỏa đó! Trong gia đình, trong xứ đạo thì chắc chắn giáo hội chúng ta sẽ cuốn hút.
Và lời mời gọi yêu thương đó đặt ra cho mỗi người chúng ta. Chúng ta có quyền ước vọng, chúng ta có quyền khát vọng, Nhưng rồi suy nghĩ có ước mơ có thành hiện thực lại là lời đáp của mỗi người chúng ta mỗi người chúng ta được đặt ra khi tình yêu thương mà Chúa mời gọi. Chúng ta có sống yêu thương anh chị em đồng loại hay không? Hay là chúng ta mãi mãi ích kỷ! Chúng ta mãi mãi hờn ghen, chúng ta mãi mãi loại trừ.
Giới răn Yêu Thương vẫn còn đó : « Anh em hãy yêu thương nhau như chính thầy đã yêu thương anh em ». Giới răn đó vẫn mời gọi mỗi người chúng ta, chúng ta hãy là tảng đá để thay đổi cái dòng chảy của dòng sông, thay đổi cái lối sống hận thù bằng cái lối sống yêu thương của chúng ta.
Mỗi người chúng ta được mời gọi, chúng ta cộng tác với Chúa cho cuộc sống này có ý nghĩa hơn, cho cuộc sống này nhân đạo hơn.
Chúa Giêsu mời gọi mỗi người chúng ta, hãy mang trong mình ánh mắt yêu thương, hãy mang trong mình cái vòng tay yêu thương, hãy mang trong mình cái lòng thương xót đối với anh chị em đồng loại. Khi và chỉ khi chúng ta sống cái lòng yêu thương đó nơi cuộc đời của chúng ta thì khi đó chúng ta mới thực thi trọn vẹn giới răn yêu thương mà Chúa mời gọi mỗi người chúng ta. Amen.
Tuệ Mẫn