Tổ-chức Y-tế Quốc- tế (WHO) vừa cho hay là cứ 1 trên 6000 hành-khách đi máy bay đường trường lại có nguy-cơ bị chứng huyết-khối (thrombosis)
Phải vận-đông chân khi di-chuyến đường trường
Tổ-chức Y-tế Quốc- tế (WHO) vừa cho hay là cứ 1 trên 6000 hành-khách đi máy bay đường trường lại có nguy-cơ bị chứng huyết-khối (thrombosis) trong tĩnh mạch sâu.
Những người chân dài bị kẹt vướng ở hàng ghế hạng tiết-kiệm và những người chân quá ngắn không chạm sàn máy bay có rủi-ro cao bị cục đông máu (clot) vì tình-trạng bất-động trong suốt chuyến bay.
Máu trong tĩnh-mạch sâu không lưu-chuyển khi hàng-khách không
cử- động chân và có thể tạo các cục máu đông (clot).
Khi hành-khách di-đông trở lại thì cục máu đông có thể chạy lên tim hay phổi và
lúc đó có thể gây nguy-hại đến tính-mạng
Các người mập phì, các phụ-nữ uống thuốc ngừa thai và những người có
chứng rối lọan về máu đông cũng dễ bị chứng huyết- khối nói trên, kể cả những người thường xuyên hay đi máy bay và những người đi các chuyến bay đường trường.
Bà Catherine Le-Gales-Camus, phụ-tá tổng-giám-đốc WHO nói “ Rủi- ro bị chứng huyết-khối nơi tĩnh-mach sâu tăng nếu hành-khách phải ngồi bất-động quá bốn tiếng đồng hồ trong khi di- chuyển bằng máy bay, xe lửa, xe buýt hay xe hơi”. Bà nói tiếp “ Chính sự bất-động là nguyên- nhân của rủi- ro và rủi- ro này không phải chỉ xẩy ra khi đi máy bay mà thôi đâu”
Nếu các cơ không co- dãn điều-hoà thì máu bắt đầu dồn xuống chân và có thể tạo điều-kiện cho máu đông cục ở trong tĩnh mach sâu. Chứng cục đông máu hoặc không có triệu-chứng gì hoặc làm vọp bể (chuột rút), nhức- nhối hay sưng
Trường-hơp nguy-hiểm nhất lá các cục đông máu chạy lên phổi làm nghẽn dòng máu chảy. Chứng nghẽn mạch phổi này , làm đau ngực và khó thở, có thể nguy-hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị
Khoảng 2 tỉ người di-chuyển bằng máy bay mỗi năm và số người di-chuyển đường bộ còn nhiều hơn nữa. Những người này thường phải ngồi không nhúc- nhích trong những khoàng thời gian dài.
Các chuyên-gia về sứckhoẻ cho biết là tỉ-lệ số người bị chứng cuc đông máu tương-đối thấp, khoảng 1 trên 6000 người kể cả những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu-chứng. Tuy vậy trung- bình cũng có 1 người có rủi- ro bị chứng cục-đông này trong số 20 chuyến bay đường trường với 300 hành khách mỗi chuyến
Theo ông Shanthi Mendia chuyên-viên WHO thì “ muốn tránh rủi- ro bị máu đông cục thì các hành khách nên vận-đông cơ bắp chân bằng cách
đưa đẩy bàn chân và các khớp mắt cá chân lên xuống và dời ghế ngồi trong vòng vài phút mỗi khi có dịp. Ông Mendia cũng khuyên hành- khách máy bay không nên uống thuốc ngủ hoặc uống quá nhiều rượu. Hành- khách cũng không nên mặc quần-áo bó sát quá vì máu sẽ khó lưu-thông.