I. Tôn Phong Chân Phước
Năm 1900 Đức Giáo Hoàng Lêô XIII bằng một Sắc Chỉ Fortissimorum Virorum (Những Con Người Anh Dũng), ký ngày 7 tháng 5 năm1900, ngài đã tôn phong lên bậc Chân Phước những vị sau đây
A. Hội Thừa Sai Paris Niên hiệu Tử Đạo
1. Phêrô Dumoulin Borie Cao Giám mục 24.11.1838
2. Gioan Louis Bonnard Hương Linh mục 01.05.1852
3. Gioan Carolô Cornay Tân Linh muc 20.09.1837
4. Phanxicô Isidoro Gagelin Kính Linh mục 17.10.1833
5. Phanxicô Jaccard Phan Linh mục 21.09.1838
6. Giuse Marchand Du Linh mục 30.11.1835
7. Augustinô Schoeffler Đông Linh muc 01.05.1838
B. Dòng Đa Minh Tây Ban Nha
8. Ignaxiô Delgado Y Cebrian Y Giám mục 21.07.1838
9. Đa Minh Henares Minh Giám mục 26.06.1838
10. Giuse Ferandez Hiền Linh mục 24.07.1838
C. Linh mục Việt Nam
11.Tôma Đinh Viết Dụ Linh Mục 26.11.1839
12. Bênadô Võ Văn Duệ Linh Mục 01.08.1838
13.Anrê Trần An Dũng Lac Linh Mục 21.12.1839
14. Gioan Đạt Linh Mục 28.10.1798
15. Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm Linh Mục 24.11.1838
16. Đa Minh Nguyễn Văn Hạnh (Diệu) Linh mục 01.08.1838
17. Giuse Hiển Linh Mục 09.05.1940
18. Phêrô Võ Đăng Khoa Linh Mục 24.11.1838
19. Phaolô Phạm Đắc Khoan Linh Mục 28.04.1840
20. Luca Vũ Bá Loan Linh Mục 05.06.1840
21. Philiphê Phan Văn Minh Linh Mục 03.07.1853
22. Giacôbê Mai Năm Linh Mục 12.08.1838
23. Phaolô Nguyễn Ngân Linh Mục 08.11.1840
24. Giuse Nguyễn Đình Nghi Linh Mục 08.11.1840
25. Phêrô Trương Văn Thi Linh mục 21.12.1839
26. Martinô Tạ Đức Thịnh Linh mục 08.11.1840
27. Đa Minh Trạch (Đoài) Linh Mục 18.09.1840
28. Emmanuel Nguyễn Văn Triệu Linh Mục 17.09.1798
29. Phêrô Lê Tùy Linh mục 11.10.1833
30. Phêrô Nguyễn Bá Tuân Linh Mục 15.07.1838
31. Phệrô Nguyễn Văn Tự Linh mục 05.09.1838
32. Đa Minh Vũ Đình Tước Linh mục 02.04.1839
33. Giuse Đặng Đình Viên (Niên) Linh mục 21.08.1838
34. Vinh Sơn Đỗ Yến Linh mục 30.06.1839
35. Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên (Đoan) Linh mục 26.11.1839
Năm 1906 Đức Giáo Hoàng Piô X bằng một Sắc Chỉ Martyrum purpurata sanguine (Máu Đào Tử Đạo), ký ngày 15 tháng 4 năm 1906, ngài đã tôn phong Chân Phước cho các vị Tử Đạo Việt Nam sau đây:
A. Dòng Đa Minh Tây Ban Nha
36. Valentinô Berrio Ochoa Vinh Giám mục 01.11.1861
37. Jêrônimô Hermossilla Liêm Giám mục 01.11.1861
38. Phêrô Amalto Bình Linh Mục 01.11.1861
39. Jacintô Castaneda Gia Linh Mục 07.11.1773
40. Mathêô Alonso Leziniana Đậu Linh Mục 22.01.1745
41. Phanxicô Gilde Federich Tế Linh Mục 22.01.1745
42. Vinh Sơn Lê Quang Liêm Linh muc 07.11.1773
B. Linh Muc Việt Nam
Năm 1909 Đức Giáo Hoàng Piô X cũng bằng Sắc Chỉ Martyrum purpurata sanguine (Máu Đào Tử Đạo), nhưng ký ngày 11 tháng 4 năm 1909 ngài đã phong Chân Phước các vị sau đây:
A. Hội Thừa Sai Paris
43. Stefanô Teôdorô Cuenot Thể Giám mục 14.11.1861
44. Phêrô Phanxicô Neron Bắc Linh Mục 03.11.1860
45. Gioan Têôphan Venard Ven Linh Mục 02.02.1861
B. Linh mục Việt Nam
46. Gioan Đoàn Trinh Hoan Linh Mục 26.05.1861
47. Lorensô Nguyễn văn Hưởng Linh mục 13.02.1856
48. Phêrô Khánh Linh Mục 12.07.1842
49. Phaolô Lê Văn Lộc Linh mục 13.02.1859
50. Phêrô Nguyễn Văn Lựu Linh Mục 07.04.1861
51. Phêrô Đoàn Công Qúy Linh mục 31.07.1861
52. Phaolô Lê Bảo Tịnh Linh Mục 06.04.1857
Năm 1951 Đức Giao Hoàng Piô XII, bằng một Sắc Chỉ Albae jam ad messem (Lúa Mùa Đã Chín), ký ngày 29 tháng 4 năm 1951 Ngài đã tôn phong các vị Chân Phước sau đây:
A. Dòng Đa Minh Tây Ban Nha
53. Giuse Maria Diaz Sanjurjo An Giám mục 20.07.1859
54. Giuse Maria Garcia Sampedro Xuyên Giám Mục 28.07.1858
B. Linh Mục Việt Nam
55. Đa Minh Cẩm Linh Mục 11.03.1859
56. Tôma Khuông Linh Mục 30.01.1861
57. Đa Minh Hà Trọng Mầu Linh Mục 05.11.1861
58. Giuse Tuân Linh Mục 30.04.1861
C. Các Chân Phước Thầy Giảng
Danh từ Thầy Giảng thường dùng để gọi những thanh niên sống độc thân, sống bên cạnh các linh mục để giúp việc truyền giáo, như việc dạy Giáo Lý cho tân tòng v.v. Thầy Giảng cũng là một thành phần cốt yếu trong tổ chức “Nhà Đức Chúa Trời” trước đây.
1900:
59. Phanxicô Xavier Cần Thầy Giảng 20.11.1837
60. Phanxicô Đỗ Văn Chiểu Thầy Giảng 26.06.1838
61. Phêrô Trương Văn Đường Thầy Giảng 18.12.1838
62. Phêrô Nguyễn Văn Hiếu Thầy Giảng 28.04.1840
63. Phanxicô Hà Trọng Mậu Thầy Giảng 19.12.1839
64. Phalô Nguyễn Văn Mỹ Thầy Giảng 18.12.1838
65. Gioan Baotixita Đinh Văn Thanh Thầy Giảng. 28.04.1840
66. Tôma Toán Thầy Giảng 27.06.1840
67. Phêrô Vũ Văn Truật Thầy Giảng 18.12.1838
68. Phêrô Nguyễn Khắc Tự Thầy Giảng 10.07.1840
69. Đa Minh Bùi Văn Úy Thầy Giảng 19.12.1839
70. Giuse Nguyễn Đình Uyển Thầy Giảng 04.07.1838
1906:
71. Giuse Nguyễn Duy Khang Thầy Giảng 01.11.1861
1909
72. Giuse Nguyễn Văn Lựu Thầy Giảng 02.05.1854
73. Anrê Nam Thông (1) Thầy Giảng 15.07.1855
74. Phêrô Đoàn Văn Vân Thầy Giảng 25.05.1857
(Trường hợp Chân Phước Năm Thông tuy đã kết bạn nhưng rất nhiệt tình trong môi trường Truyền Đạo. Chính tên Ngài là Nguyễn Kim Thông. Nhưng tại điạ phương thường đọc là Thuông. Năm là vì Ngài là người con thứ Năm trong gia đình)
D. Chân Phước Chủng Sinh
75 Tôma Trần Văn Thiện Chủng Sinh 21.09.1838
E. Chân Phước Giáo Dân
1900
76. Phaolô Tống Viết Bường Giáo dân 23.10.1833
77. Giuse Hoàng Lương Cảnh Giáo dân 05.09.1838
78. Gioan Baotixita Cỏn Giáo dân 08.11.1840
79. Đa Minh Đinh Đạt Giáo dân 18.07.1839
80. Tôma Nguyễn Văn Đệ Giáo dân 19.12.1839
81. Antôn Nguyễn Đích Giáo dân 12.08.1838
82. Mattêô Lê Văn Gẫm Giáo dân 15.05.1847
83. Simon Phan Đắc Hoà Giáo dân 12.12.1840
84. Augustinô Phan Viết Huy Giáo dân 12.06.1839
85. Micae Nguyễn Huy Mỹ Giáo dân 12.08.1838
86. Augustinô Nguyễn Văn Mới Giáo dân 19.12.1839
87. Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm Quỳnh) Giáodân 10.07.1840
88. Nicôla Bùi Đức Thể Giáo dân 13.06.1839
89. Martinô Thọ Giáo dân 08.11.1840
90. Anrê Trần Văn Trông Giáo dân 28.11.1835
91. Stêphanô Nguyễn Văn Vĩnh Tân Tòng 19.12.1839
1909:
92. Phaolô Hạnh Giáo dân 28.05.1859
93. Micae Hồ Đình Hy Giáo dân 22.05.1857
94. Emmanuel Lê Văn Phụng Giáo dân 31.05.1857
95. Mattêô Nguyễn Văn Phượng Giáo dân 26.05.1861
96. Inê Lê Thị Thành (Đê) Giáo dân 12.07.1841
97. Giuse Lê Đăng Thi Giáo dân 24.10.1860
98. Phanxicô Phan Văn Trung Giáo dân 06.11.1858
1951:
99. Phêrô Đinh Văn Dũng Giáo dân 06.06.1862
100. Vinh Sơn Đổng (Dương) Giáo dân 03.06.1862
101. Phêrô Đa Giáo dân 17.06.1862
102. Phaolô Đường (Đông) Giáo dân 03.06.1862
103. Đa Minh Huyên Giáo dân 05.06.1862
104. Đa Minh Phạm Trọng Khảm Giáo dân 13.01.1859
105. Đa Minh Mão Giáo dân 16.04.1862
106. Laurensô Ngôn Giáo dân 22.05.1862
107. Đa Minh Nguyên Giáo dân 16.06.1862
108. Đa Minh Nhi Giáo dân 16.06.1862
109. Đa Minh Ninh Giáo dân 02.06.1862
110. Giuse Phạm Trọng Tả Giáo dân 13.01.1859
111. Luca Phạm Trọng Thìn Giáo dân 13.01.1859
112. Phêrô Đinh Văn Thuần Giáo dân 06.06.1862
113. Đa Minh Toái Giáodân 05.06.1862
114. Giuse Tuân Giáo dân 07.01.1862
115. Giuse Túc Giáo dân 01.06.1862
116. Anrê Tường Giáo dân 16.06.1862
117. Vinh Sơn Tường Giáo dân 16.06.1862
II. Tôn Phong 117 Hiển Thánh
Đ úng 12 giờ trưa ngày 22 tháng 6 năm 1987, tại điện Vatican, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chủ toạ phiên họp Cơ Mật Viện khoáng đại. Khoáng đại là vì tất cả Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục tại Rôma và miền phụ cận Rôma đều được triệu tập. Trong phiên họp này có 28 Hồng Y, 70 Tổng Giám mục và Giám mục, và người Việt Nam duy nhất được tham dự trong Cơ Mật Viện hôm nay là Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Cáo Thỉnh Viên Vụ Án Phong Thánh các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam.
Thông qua các thủ tục và thâu nhận ý kiên của các thành viên trong Cơ Mật Viện, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quyết định tôn phong 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh và ngay trong ngày hôm ấy quyết định này đã được long trọng công bố trên tờ L’Osservatore Romano (Quan Sát Viên La Mã), cơ quan chính thức của Toà Thánh.Thế là tin vui mừng này mau chóng được loan báo cho Giáo Hội Việt Nam qua Hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn và Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Toàn thể giáo dân Việt Nam, đặc biệt là giáo dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài nô nức chuẩn bị ngày lễ Phong Thánh sẽ được cử hành vô cùng trọng thể do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cử hành tại Quảng trường thánh Phêrô ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Riêng tại Hoa Kỳ, nhiều phái đoàn được tổ chức Hành Hương Rôma tham dự lễ Phong Thánh, số người đến từ Hoa Kỳ tham dự lên tới khoảng 4,000 người.
Đúng 8 giờ sáng ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại quảng trường thánh Phêrô đã có khoảng 60.000 người hiện diện, trong đó có 15,000 người Việt Nam, 10,000 người Tây Ban Nha, vì có nhiều vị Thánh người Tây Ban Nha được phúc Tử Đạo tại Việt Nam, 8 ngàn người Pháp (thuộc gia đình, con cháu và quê hương của các vị Thánh Tử Đạo tại Việt Nam. Số người còn lại phần nhiều là người Ý và các quốc gia khác cũng tham dự thánh lễ. Thánh lễ được cử hành bằng la ngữ, tiếng nói chính thức của Giáo Hội. Phần phụng ca do Ca Đoàn Tổng Hợp Việt Nam tại Hoa Kỳ phụ trách.
Trong thánh lễ, sau khi công bố Lời Chúa, Đức Thánh Cha đã long trọng cử hành nghi thức Phong Hiển Thánh cho 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam lên hàng Hiển Thánh. Thế là từ đây Giáo Hội Việt Nam nhỏ bé đã có 117 vị Hiển Thánh được toàn thể Giáo Hội hoàn vũ tôn kính.
Tác giả: Lm. Nguyễn Ðức Việt Châu, SSS