Phát hiện mạch nước phun trên sao Hỏa. Hình ảnh từ camera trên tàu thăm dò Mars Odysse cho thấy những luồng CO2 phun với tốc độ 160 km/h
Tàu tư nhân kết nối thành công Trạm Không gian Quốc tế (ISS), hành tinh gần địa cầu nhất lộ diện là hai trong mười sự kiện thiên văn nổi bật năm nay do tạp chí Time bình chọn.
|
"Cỗ máy trong mơ" đáp xuống sao Hỏa. Curiosity đáp xuống hố Gale trên "hành tinh đỏ" lúc 1h30 sáng 6/8 lúc 12h30 giờ Hà Nội. Sứ mệnh của Curiosity là tìm hiểu dãy núi trung tâm trong hố Gale trong hai năm. Nó sẽ leo lên núi để nghiên cứu các khối đá có niên đại vài tỷ năm và tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của vi khuẩn trong lịch sử của sao Hỏa. Nhờ một máy phóng laser, Curiosity có thể phân tích thành phần của đá. Ảnh: NASA. |
|
Tàu tư nhân kết nối thành công ISS. Sáng 26/5 giờ Hà Nội, phi thuyền Dragon và Trạm Không gian Quốc tế (ISS) thực hiện thành công nỗ lực ghép nối, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử thám hiểm vũ trụ. Chuyến bay của Dragon có ý nghĩa đặc biệt. Đây là lần đầu tiên một công ty tư nhân đưa hàng hóa lên trạm. Trước đây các chính phủ thực hiện công việc đó. Ngoài ra, Dragon còn được thiết kế để có thể mang những thiết bị từ ISS xuống địa cầu, công việc mà những tàu con thoi của Mỹ không thực hiện. Ảnh: NASA. |
|
Tàu Dawn của NASA hướng tới hành tinh lùn Ceres vào tháng 9. Trước đó tàu quay quanh tiểu hành tinh Vesta trong một năm. Ceres và Vesta nằm trong vành đai thiên thạch giữa Mộc tinh và Hỏa tinh, trong đó Ceres là tiểu hành tinh lớn nhất từng mà con người từng biết. Nó chứa các khoáng vật có nước, với một bề mặt rất nguyên thủy và có lẽ được bao phủ bởi sương giá và tầng khí quyển mỏng manh. Còn Vesta, tiểu hành tinh sáng nhất và lớn thứ ba, đã được các dòng dung nham “sửa sang”, "là khô" bề mặt. Tuy khác biệt về ngoại hình, nhưng cả hai thiên thạch này đều có thể giúp làm sáng tỏ quá trình hình thành của các hành tinh trong thời kỳ sơ khai của hệ mặt trời. Tàu Dawn cất cánh năm ngoái và trở thành tàu vũ trụ đầu tiên quay quanh quỹ đạo của hai thiên thể trong hệ mặt trời. Ảnh: NASA/JPL. |
|
Hành tinh gần địa cầu nhất lộ diện. Tháng 10, các nhà thiên văn học châu Âu phát hiện hành tinh nằm ngay bên ngoài hệ mặt trời và có kích thước gần bằng trái đất. Hành tinh này cách trái đất khoảng 4 năm ánh sáng, tương đương 40.000 triệu km. Các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh nhờ Đài thiên văn Nam Âu trên đỉnh núi La Silla, Chile. Ảnh: NASA. |
|
Phát hiện đại dương trên vệ tinh Encelandus của sao Thổ. Nằm cách trái đất 1,4 tỷ km, Encelandus là một thiên thể rất lạnh. Trước đó, nhiều bằng chứng cho thấy các mảnh băng và hơi nước này xuất phát từ một đại dương bên dưới lớp vỏ đóng băng của Enceladus. Ảnh: NASA/JPL/SPACE SCIENCE INSTITUTE. |
|
Phát hiện mạch nước phun trên sao Hỏa. Hình ảnh từ camera trên tàu thăm dò Mars Odysse cho thấy những luồng CO2 phun với tốc độ 160 km/h xuyên qua lớp băng ở cực nam của hành tinh. Khi phun, các mạch tạo ra những điểm tối sẫm, hình thù giống như quạt hoặc con nhện. Các nhà khoa học cho biết, các mạch này phun trào khi ánh mặt trời sưởi ấm lớp băng, biến CO2 đóng rắn dưới lòng đất thành khí ở áp suất cao. Ảnh: JPL/ARIZONA STATE UNIVERSITY. |
Phát hiện nước trên bề mặt trăng. Sau khi nghiên cứu mẫu đất thu thập từ mặt trăng sau các sứ mệnh Apollo, các nhà khoa học thuộc Đại học Tennessee, Mỹ phát hiện mẫu đất này chứa nước dưới dạng một hợp chất gọi là hyroxyl. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán số nước này nhiều khả năng được hình thành bởi những luồng phân tử liên tục bắn ra từ mặt trời, hay còn gọi là hiện tượng “bão từ”. Ảnh: earthlyissues.com. |
|
NASA có thêm hai kính thiên văn không gian Hubbles. Tháng 6, Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ cho biết có hai nguyên mẫu kính thiên văn Hubble tại ở Rochester, New York. Dự kiến ban đầu, nó được thiết kế bởi Văn phòng trinh sát quốc gia quan sát trái đất. NASA tiếp nhận hai nguyên mẫu. Ảnh: NASA. |
|
Tàu Titanic gặp nạn do "siêu trăng". Chỉ vài tuần trước lễ kỷ niệm 100 năm vụ đắm của con tàu Titanic huyền thoại, các nhà khoa học Mỹ phát hiện mặt trăng có thể là thủ phạm gián tiếp trong thảm họa. Theo các nhà khoa học, vào ngày 4/1/1912 là thời điểm xảy ra hiện tượng trăng tròn hiếm gặp và mặt trăng tiến sát trái đất nhất trong vòng 1.400 năm. Lúc đó mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng. Lực hấp dẫn từ mặt trăng và mặt trời cộng hưởng khiến thủy triều trở nên mạnh bất thường ở khu vực bắc Đại Tây Dương. Ảnh: Corbis. |
Nguồn VNExpress
Phương Bắc