NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI NỔI TRÊN MẶT NƯỚC TẠI NHẬT BẢN

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI NỔI TRÊN MẶT NƯỚC TẠI NHẬT BẢN

Khoa Học- Kỹ Thuật - Aug 20/08/2015

Các tấm module mặt trời chịu được tia cực tím, chống ăn mòn (Ảnh: Kyocera)

 

 

 

 

VietPress USA  Điện Mặt Trời là chuyển nguồn năng lượng từ ánh sang Mặt Trời thành điện năng hoặc dung phương pháp trực tiếp gọi là Photovoltaics (PV), hay dung gián tiếp qua những tích tụ năng lượng Mặt Trời cô đọng trên một thấu kính hay các tấm gương cong để chuyển ánh sang vào một điểm cô đọng chiếu thành tia sáng nhỏ và mạnh gọi là CSP (Concentrated Solar Power). 

 

Cả hai phương thức nầy đều chuyển hóa ánh sang mặt trời thành điện năng, nạp và các tụ điện nhỏ gọi là Cells tại ra một lưới điện trở là Photovoltaic array. Điện Mặt Trời càng lúc càng phát triển, chi phí thấp và ít tạo Carbon thấp vào lưới điện.
 
Chính vì vậy mà người ta đưa Điện Mặt Trời vào kinh doanh từ năm 1980. Nhà máy 392 MW Ivanpah là nhà máy cung cp điện Mặt Trời lớn nhất thế giới hiện nay. được đt tại Sa mạc Mojave Tiểu bang California.  Một nhà máy khác cũng năm trong vùng sa mạc Mojave ầy là SEGS (354MW). Ngoài ra còn 2 nhà máy Solnova Solar Power Station 150 MW và nhà máy Andasol Solar Power Station 150MW đều đặt tại Tây Ban Nha.
 
Gần đây nhất, Hoa Kỳ có cả vùng rộng lớn 550MW Solar Farms (Trang trại năng lượng Mặt Trời) gồm Topaz Solar Farm và Desert Sunlight Solar Farm được xem là lớn nhất thế giới về photovoltaic power stations (PV). 
Solar Cell hay Photovoltaic Cell (PV) là một dụng cụ để chuyển ánh sang qua điện năng bằng cách dùng ứng dụng Photovoltaic. Solar Cell đầu tiên được chế ra bởi Charles Fritts vào năm 1880. Nhà kỹ nghệ Đức là Ernst Werner von Siemens là ột trong những người nhn ra rằng phát minh Solar Cell nầy là quan trọng của nhân loại.
 
Năm 1931, Kỹ sư Đức là Bruno Lange đã phát triển Photo Cell bằng các dùng Silver Selenide để thay cho Copper Oxide, và thử mẫu Selenium Cells để chuyển dưới 1% của ánh sáng thường nhất qua điện năng. Kể từ đo, nhân loại ngày càng tiến xa hơn và phát triển Điện Mặt Trời ngày nay đã ứng dụng cho chuyến máy bay vòng quanh thế giới thay cho xăng. 
Sau đây mới quý đọc giả theo dõi bài viết của Ngọc Quyên về: "Nhà Máy Điện Mặt Trời nổi trên mặt nước tại Nhật Bản".
 
VietPress USA.
 
 
Nhà máy điện mặt trời nổi trên mặt nước ở Nhật Bản

 


Nhật Bản đã xây dựng hai nhà máy điện nổi trên mặt nước, khai thác năng lượng mặt trời đủ điện năng sinh hoạt cung cấp cho gần 1000 gia đình. 

Kyocera TCL Solar LLC, công ty liên doanh do tập đoàn công nghệ Kyocera và công ty Century Tokyo Leasing của Nhật Bản thành lập, mới đây đã thông báo đã hoàn tất việc xây dựng 2 nhà máy điện năng lượng mặt trời. 

 

Đây là 2 nhà máy điện mặt trời khổng lồ, sử dụng 11.250 tấm module với thiết kế nổi trên mặt nước tại hồ Nishihira và hồ Higashihara ở thành phố Kato, tỉnh Hyogo, miền Trung Nhật Bản. 

 

Được xây dựng từ tháng 9/2014, hai nhà máy vừa khánh thành vào cuối tháng 3 này sẽ tạo ra khoảng 3.300 megawatt giờ (MWh)- một lượng điện sinh hoạt đủ để cung cấp cho khoảng 920 hộ gia đình.

 

 Công ty Kyocera TCL cho biết họ đã sử dụng những tấm module năng lượng mặt trời Ciel et Hydrelio đặt nổi trên mặt nước khi xây dựng hai nhà máy. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại Pháp. Các tấm module mặt trời này sử dụng polyethylene mật độ cao có thể chịu được tia cực tím và chống ăn mòn và cũng có thể tái chế. 

 

Việc xây dựng các nhà máy điện mặt trời này mang lại tiện ích như không gây hại đến môi trường. Đồng thời, vì cần sử dụng nước làm mát, việc đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời trên nước sẽ cho hiệu suất cao hơn khoảng 11%, tiết kiệm năng lượng so với đặt trên đất liền. 


Hệ thống này còn được thiết kế nhằm chịu được các tác động lớn về vật lý ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa bão. Chúng cũng làm giảm sự bốc hơi của hồ chứa nước và sự phát triển của rêu. 

 

Sử dụng nước làm mát, hệ thống giúp tiết kiệm năng lượng hơn trên đất liền (Ảnh: Kyocera)

 

“Khi chúng tôi lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu và phát triển vào giữa năm 1970, công nghệ này lúc đó mới chỉ khả thi cho các ứng dụng nhỏ như đèn đường, biển báo giao thông và các trạm viễn thông trong ở các khu vực miền núi, nhưng nay nó có thể ứng dụng được nhiều lĩnh vực hơn”, ông Nobuo Kitamura, chuyên viên lâu năm và Tổng giám đốc Tập đoàn năng lượng mặt trời Kyocera nói. Theo kế hoạch, Kyocera TCL Solar sẽ xây dựng và vận hành lắp đặt, và Century Tokyo Leasing sẽ cung cấp tài chính cho dự án. 

 

Theo trang Wired, đây là một trong những giải pháp thay thế điện hạt nhân của Nhật Bản sau thảm họa điện hạt nhân Fukushima năm 2011. Trong thời gian qua, Nhật Bản đã có kế hoạch tăng gấp đôi công suất điện khai thác từ năng lượng mặt trời để thay thế cho điện hạt nhân. 

 

Việc xây dựng thành công mô hình nhà máy điện năng lượng mặt trời nổi trên mặt nước có thể được xem là hướng phát triển tốt cho việc sản xuất điện năng tái sinh hiệu quả trong tương lai.

 

Ngọc Quyên (Tổng hợp từ Solanovus, Businesswire)