Nuôi dạy con cho Ðức Chúa Trời

Nuôi dạy con cho Ðức Chúa Trời

Thiếu Nhi Thánh Thể - Mar 24/03/2014

Vào  tháng 3 năm 1928 bà Kristine Collins sau khi đi làm về nhà, thì phát hiện người con trai duy nhất 9 tuổi của mình không có ở nhà. Bà tìm khắp nơi trong xóm, cũng không gặp. Sau cùng bà báo cảnh sát là con bà bị mất tích. Sau vài tháng tìm kiếm, cảnh sát báo cho bà Kristine biết là họ đã tìm được con trai của bà. Nhưng khi gặp mặt, bà nhận biết ngay là cậu bé trai đó không phải là con của mình. Nhưng tiếng nói của bà không được cảnh sát chấp nhận, họ quả quyết cậu bé đó chính là Walfer Collins, con trai của bà. Ông cảnh sát trưởng lên án bà là ích kỷ, thích sống một mình cho thảnh thơi để đi chơi, gặp gỡ người nầy người nọ, nên không chịu nhìn con, để không phải có trách nhiệm chăm sóc con. Cuối  cùng thì viên cảnh sát trưởng nầy đã liên kết với bệnh viện để bắt bà vào bệnh viện tâm thồn. Họ nhốt bà chung với người bệnh tâm thần nặng, ép bà uống thuốc cho đến khi nào bà chịu nhìn nhận cậu bé kia là con trai của mình thì họ mới thả ra. Câu chuyện của bà rất dái, nhưng tóm tắt lại là cho đến khi chết, bà Kristine cũng vẫn chưa tìm ra được đứa con bị thất lại của mình.
 

Câu chuyện nầy khiến tôi liên tưởng đến việc nếu chúng ta không cẩn thận chăm sóc, gìn giữ, NUÔI DẠY CON CỦA MÌNH CHO ÐỨC CHÚA TRỜI, thì chúng ta sẽ mãi bị lạc mất con của mình trong cõi đời đời. Lời Chúa trong Châm ngôn 22: 6 dạy rằng: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa bỏ đó”. Vì thế, hôm nay tôi xin được chia sẽ với các bà mẹ trẻ; hiện tại và tương lai nói riêng, và nói chung là cho tất các các phụ huynh (cũng như những anh chị em đang dạy dỗ các cháu thiếu nhi trong Hội Thánh), về 7 chữ K chúng ta cần phải có để giúp chúng ta trong việc nuôi dạy con cái của mình cho Ðức Chúa Trời.  
 

     1) KHÔN NGOAN: Chữ K thứ nhứt là chúng ta cần phải có sự khôn ngoan để có thể chăm sóc cho con cái của mình trên phương diện thể xác lẫn tâm linh. Khi con cái của chúng ta còn nhỏ thì chúng ta cần học hỏi để biết làm sao chăm sóc thể chất của con cho được khõe mạnh. Khi lớn lên một chút, thì chúng ta cần sự khôn ngoan để biết tâm lý của con, cũng như để hướng dẫn con trãi qua những giai đoạn của sự trưởng thành một cách tốt đẹp. Ðó là một giai đoạn rất khó, đây là giai đoạn các em tự tìm hiểu bản thân, trong các em có nhiều sự thay đổi, cả thể chất lẫn tâm tánh. Các em sẽ cảm thấy dễ quạu quọ, cau có, khó chịu, dễ giận, không vâng lời, thích thử cảm giác lạ, v.v… Chúng ta cần sự khôn ngoan Chúa cho để có thể hướng dẫn con cái mình trong giai đoạn đặc biệt nầy. Trong sách Châm Ngôn 9:10 Lời Chúa dạy rằng: “Kính sợ Ðức Giê Hô Va là khởi đầu của sự khôn ngoan”. Chúng ta cần có lòng kính sợ Chúa và tìm kiếm ơn của Ngài để có thể dẫn dắt, nuôi dạy con cái mình lớn lên trong đường lối Chúa.
 

     2) KHÔNG ÐIỀU KIỆN: Chữ K thứ hai là chúng ta cần tình yêu không điều kiện Chúa thể nào, thì con cái của chúng ta cũng cần tình yêu không điều kiện của chúng ta thể ấy. Cầu xin Chúa giúp đỡ để chúng ta có thể luôn bày tỏ tình yêu không điều kiện này cho các con, để chúng biết rằng cho dù mình tốt hay xấu, ngoan hay nhiều lỗi lầm, học giỏi hay dỡ thì cha mẹ vẫn yêu thương mình. Nhờ tình yêu không điều kiện của cha mẹ, mà nhiều đứa con cứng đầu, ngỗ nghịch, hoang đàng đã được cảm hoá, ăn năn, hối lỗi và trở thành những người tốt về sau.
Tôi biết một người me Cơ Ðốc nọ, có đứa con trai lỡ vướng vào vào xì ke, ma túy. Em bỏ nhà đi và vướng vào băng đãng trộm cắp, nhiều lần vào tù, ra khám. Nhưng người mẹ vẵn  hằng yêu thương em, bà thường cầu nguyện và đã tìm đủ mọi cách để khuyên em trở về nhà, từ bỏ băng đãng cũng như hút sách. Bà đã chịu  nhiều khổ cực trong nhiều năm tháng dài để giúp đỡ con. Cảm tạ ơn Chúa, Ngài đã nhậm lời cầu nguyện của người mẹ và giải cứu em thoát khỏi cơn nghiện ngập ma túy của mình. Người thanh niên trẻ đó sau nầy trở thành một người đầy ơn Chúa và đã giúp đỡ đưa dẫn  nhiều bạn trẻ khác đến với Chúa. 
 

     3) KHEN NGỢI/KHEN THƯỞNG: Khi con cái của chúng ta đạt được một thành tích nào ở trường, thì chúng ta nên khen ngợi em và có phần thưởng cập theo để các em được lên tinh thần. Thật hết sức sai lầm nếu nghĩ rằng việc khen ngợi con cái sẽ làm cho con lên mình kiêu ngạo. Chính vì thế mà một số phụ huynh chủ trương rằng mình phải chê để con cố gắng thêm. Nhưng trên thực tế cho thấy rằng phụ huynh nào luôn chê con cái, thì sẽ làm cho con của họ mất lòng tin nơi chính mình, các em sẽ trở nên nhút nhát và sẽ không phát triển đúng mức tìm năng của các em.
 

Có một người mẹ nọ, khi đứa con học lớp 4 của chị hí ha, hí hửng mang kết quả cuối năm học trao cho mẹ xem, em được sắp hạng 5 trong lớp. Ðối với em thì đây là một thành tích đáng kể, bởi vì từ hạng 10 của năm học trước, nay em được lên hạng 5. Những tưởng rằng sẽ được nghe mẹ khen thưởng, nào ngờ người mẹ sau khi xem qua kết quả thì lên tiếng: “Mẹ đã tốn biết bao nhiêu tiền để cho con đi học thêm, mẹ tưởng năm nay ít nhất con cũng phải được hạng nhì hay hạng ba gì chứ, nào ngờ đến hạng 5 lận. Con có biết không, hồi chị Hai bằng tuổi con, năm nào cũng được bằng khen hạng nhất cả. Con phải cố gắng giống như chị Hai của con nghe chưa. Như vậy, mới không phí tiền mẹ cho con đi học thêm chứ!”. Ðứa nhỏ tiêu nghiễu, buồn bã quay lưng bỏ đi ra ngoài và lẵm nhẵm trong miệng: “Con đã cố gắng nhiều lắm rồi, mẹ không thấy sao?”
 

Ôi, tôi ước gì người mẹ trên khi cầm thành tích của con thì thốt lên những câu khen ngợi như: “Ôi, con của mẹ giỏi quá, từ hạng 10 năm ngoái mà giờ được hạng 5, thiệt là giỏi đó nghen! Nếu như con cứ tiếp tục cố gắng như vầy, thì mẹ tin chắc rằng thế nào năm tới con cũng sẽ được hạng nhất hay hạng nhì cho mà xem”. Nếu như nghe được những lời khen như thế thì đứa trẻ ấy sẽ lên tinh thần biết bao, và em sẽ cố gắng nhiều hơn cho năm học tới, phải không quí vị?
 

Trong ngành giáo dục trẻ ngày nay, các giáo viên hay những nhân viên giữ trẻ, luôn tìm cách để khen ngợi các em về những thành tích mà các em đạt được tuỳ theo lứa tuổi cũng như khả năng của các em tại trường hay tại những trung tâm giữ trẻ. Các giáo viên và những nhân viên dạy trẻ được huấn luyện là không nên so sánh em nầy với em khác, Vì làm như vậy, sẽ khiên các em mang mặc cảm tự ti vì mình không tài giỏi bằng các bạn cùng lớp. Họ luôn tìm những điều hay của từng em để khích lệ các em tiếp tục phát triễn khả năng của mình trong việc học, làm thủ công, vẽ  hay ngay cả trong việc vui chơi cũng vậy.
 

Vậy thì, xin các phụ huynh hãy luôn tìm những ưu điểm của con em mình và khen ngợi để khích lệ càng em cố gắng tiến bộ hơn nhé, và đôi khi cũng nên có những phần thưởng để khuyến khích càng em trong việc học tập tại trường cũng như trong việc học hỏi Lời Chúa nữa.
 

4) KIÊN NHẪN  là chữ K thứ tư. Không biết các chị em thì thế nào chứ riêng tôi thì trước đây rất là nóng nãy, thiếu kiên nhẫn, làm gì thì muốn có kết quả ngay, như là trồng cây hôm nay, thì muốn ra trái trong vài tuần đến vậy. Làm gì có chuyện đó phải không các chị em? Ðối với việc dạy dỗ và uốn nắn con cái mình cũng vậy, dù muốn hay không thì đa số các em đều có những bướng bỉnh, cứng đầu, không văng lời, nhất là trong tuổi thiếu niên. Vì thế, chúng ta rất cần sự kiên nhẫn để mềm mại mà sửa dạy các em.  Không thể nào một ngày, một buổi mà con cái chúng ta có thể bỏ đi được những thói quen xấu của mình. Các em sẽ được thay đổi bởi tình yêu thương và lòng kiên nhẫn của chúng ta đối với các em.
Chúng ta bước qua chữ K thứ năm, đó là:
 

5) KIÊN QUYẾT: Nếu chúng ta luôn tâm niệm là “tôi quyết tâm sẽ nuôi dạy các con của mình thành những người nam/nữ mạnh mẽ cho Ðức Chúa Trời”, thì chính sự kiên quyết đó sẽ là động lực để thúc đẩy chúng ta vượt  qua những gian nan, khổ cực của thể xác và tâm than cũng như những khó khăn, thử thách trong vai trò làm mẹ. Tôi tin chắc rằng chính Chúa sẽ thêm sức mới trên chúng ta để chúng ta hoàn thành trách nhiệm của mình cách mỹ mãn. 
 

Chắn hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết bài Thánh Ca “Nầy là truyện ký tôi”. Bài Thánh ca nầy được sáng tác bởi bà Fanny Crosby. Bà đã bị mù từ thuở nhỏ bởi sự lầm lẫn của bác sĩ. Nhưng nhờ sự nuôi dạy, cổ động của mẹ và của bà ngoại, mà bà đã vượt qua những trở ngại trong sự khiếm thị của mình. Bà đã trở thành người nữ nổi tiếng về sáng tác thơ và phổ nhạc, những bài thánh ca bất hủ của bà luôn đem lại sự cảm động cho mỗi chúng ta khi hát tôn vinh Chúa.
 

6) KHUÔN MẪU: Ðời sống của chúng ta phải là những sứ điệp của chúng ta. Con em của chúng ta sẽ học được nhiều hơn từ những gì các em thấy qua những việc làm của chúng ta, hơn là những gì chúng ta nói. Nếu chúng ta muốn con cái mình yêu mến Chúa, thì chúng ta cũng phải yêu mến Chúa. Nếu muốn con đi nhà thờ, thì chúng ta cũng phải đi nhà thờ. Nếu muốn con đọc Kinh Thánh, cầu nguyện mỗi ngày, thì chúng ta cũng phải làm gương. Nếu muốn con sống thành thật, ngay thẳng, thì chúng ta cũng phải sống thành thật, ngay thẳng. Chúng ta không thể nào nói dối mà bắt con cái của mình nói thật. Cho dù sự nói dối đó không hại ai, chúng ta cũng phải nên tránh.
 

Chúng ta có nhớ gương nói dối của ông Áp-ra-ham không? Khi trong xứ bị đói kém, ông đã dời xuống Ê-díp-tô và ông bảo vợ của mình là em gái của mình, vì ông sợ rằng nếu nói bà là vợ thì người Ê-díp-tô sẽ giết ông để cướp bà, vì bà Sa-rai quá đẹp. Sự nói dối của ông Áp-ra-ham đã được Y-sác lập lại y chang như vậy, Y-sác cũng bảo Re-be-ca là em gái của mình, vì sợ người dân Ghê-ra cũng sẽ giết mình để cướp Rê-be-ca, bởi vì “nàng Rê-be-ca sắc sảo dung nhan”. Rồi đến đời của Gia-cốp thì Gia-cốp đã nói dối Y-sác mình là Ê-sau, ông lấy áo của anh mình mặc vào để Y-sác tưởng thật Gia-cốp là Ê-sau mà chúc phước cho. Gia-cốp không ngờ rằng sau nầy mình cũng đã bị các con lừa gạt cũng qua hình thức “chiếc áo”. Sau khi đã bán Giô-sép cho người lái buôn vì lòng ghen tị và ganh ghét, họ đã nhúng áo nhiều màu mà Gia-cốp cho Giô-sép trong huyết dê đực rồi gửi áo đó về cho Gia-cốp và bảo rằng đã tìm thấy áo nầy, khiến cho Gia-cốp tưởng rằng Giô-sép đã bị thú dữ ăn thịt rồi. Quả đúng là “gieo gì, gặt nấy”.
 

Vì thế, chúng ta phải hết sức cẩn thận trong nếp sống hằng ngày của chúng ta. Cầu xin Chúa giúp đỡ, để chúng ta luôn làm tấm gương sáng cho con cái mình trong đời sống yêu mến Chúa, siêng năng học Lời Chúa, áp dụng làm theo mỗi ngày, trung tín thờ phượng Chúa và hầu việc Ngài.  Có như thế, con cái của chúng ta mới bắt chước noi theo gương của chúng ta được.
 

Chúng ta qua chữ K cuối cùng là
 

7) KÊU CẦU: Mặc dù tôi để chữ nầy sau cùng, nhưng lại là quan trọng hơn hết. Chúng ta không thể nào có KHÔN NGOAN mà không kêu cầu. Trong sách Gia-cơ 1:5 Lời Chúa dạy rằng: “Nếu ai kém khôn ngoan thì hãy cầu xin Chúa, Ngài sẽ ban cho chúng ta”. Chúng ta không thể nào có tình yêu thương KHÔNG ÐIỀU KIỆN, KHEN NGỢI, lòng KIÊN NHẪN, hay KIÊN QUYẾT, hoặc KHUÔN MẪU, nếu chúng ta thiếu sự KÊU CẦU . Mỗi ngày, chúng ta phải kêu cầu Chúa ban cho mình có được có sự khôn ngoan, để biết khen ngợi con đúng chuyện, đúng lúc, cũng như có được lòng kiên nhẫn mà uốn nắn con và làm gương cho con cái của chúng ta trong nếp sống tin kính mỗi ngày. Song song với điều đó, chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho con của mình nữa. Trong sách Ca Thương 2:19 dạy như sau:  “Hãy chổi dậy kêu van lúc ban đêm…đổ lòng ra như nước ở trước mặt Chúa. Hãy giơ tay hướng về Chúa vì sự sống con nhỏ ngươi”.

Có người hỏi tôi rằng: “Chúng ta bắt đầu cầu nguyện cho con của mình khi nào?” Theo tôi, thì chúng ta phải cầu nguyện cho con của mình khi cháu còn trong lòng mẹ, đó là điều tôi đã làm cho 3 đứa con của tôi. Chẳng những tôi đã, đang và sẽ cầu nguyện cho các cháu hằng ngày, mà tôi cũng còn cầu nguyện với các cháu nữa. Có lúc tôi dành thì giờ cầu nguyện riêng với từng đứa, có lúc thì cả nhà nắm tay lại cầu nguyện cho nhau và với nhau. Tôi đã kinh nghiệm được sự chăm sóc, gìn giữ và sự biến đổi lạ lùng của Chúa cho từng đứa con của chúng tôi. Tôi luôn tạ ơn Chúa đã cho Dương, Mẫn, Băng được lớn lên trong đường lối của Chúa.
 

Một số bậc phụ huynh đã không chịu kêu cầu cho con của mình khi các cháu còn bé. Họ đợi đến khi các cháu bị bạn bè lôi kéo vào con đường hư hỏng thì mới bắt đầu kêu cầu xin Chúa giải cứu. Vâng, bởi lòng nhơn từ, thương xót của Chúa, Ngài cũng sẽ giải cứu cho các con của chúng ta, nhưng chúng ta cũng đã phải trải qua biết bao nhiêu là những ngày tháng đau buồn, khốn khổ và bạc đầu vì con. Tôi tin rằng, nếu như chúng ta sớm cầu nguyện cho con của mình sớm biết đến Chúa và tin nhận Ngài, yêu mến Ngài và có sự khôn ngoan để có những lựa chọn đúng đắn cho đời sống, cũng như luôn nhạy cảm đối với những cám dỗ của ma quỷ mà tránh xa, thì chúng ta đã đỡ phải vất vả vì con khi chúng khôn lớn.
 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, đó là có người  cũng hết lòng cầu nguyện cho con, nhưng rồi con cái của họ cũng lâm vào con đường hư hỏng, làm cho họ đau lòng vô cùng. Nhưng kết quả cuối cùng là Chúa đã dẫn đưa các em đó trở về con đường chánh đáng, bởi nhờ lòng kiên nhẫn kêu cầu của cha mẹ các em.
 

Trong Kinh Thánh đã để lại cho chúng ta gương của những bậc vĩ nhân nhờ có những người mẹ biết kêu cầu như bà Giô-kê-bết, mẹ của lãnh tụ lỗi lạc Môi-se và thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn cùng nữ tiên tri đầu tiên trong Kinh Thánh là Mi-ri-am. Rồi đến  bà Anne, mẹ của đại tiên tri Sa-mu-ên, cùng mẹ và bà ngoại của Mục sư trẻ Ti-mô-thê v.v…  Mặc dù Kinh Thánh không có ghi chi tiết bà Giô-kê-bết hay mẹ của Ti-mô-thê đã dành thì giờ cầu nguyện cho con của họ.  Nhưng tôi tin chắc rằng, nếu không bởi sự cầu nguyện thì họ sẽ không thể nào được ơn để dạy dỗ con của mình thành người nổi bật như thế trong vương quốc của Ðức Chúa Trời.
 

Trong thời đại của chúng ta thì có ông Augustine (người ta thường gọi là thánh Augustine). Nếu không nhờ sự cầu thay tha thiết của mẹ ông, thì trong lịch sử giáo hội sẽ không có tên ông. Theo sử ghi lại thì ông Augustine là một người nổi tiếng ăn chơi, tráng táng khi mới có 17 tuổi thôi. Một ngày kia, ông nói cho mẹ ông biết là ông sẽ qua sống ở thành Rôma. Mẹ ông khuyên ông đừng đi, vì nơi đó nổi tiếng là thành phố ăn chơi thời bây giờ. Bà cũng cầu nguyện xin Chúa thay đổi ý định của ông, nhưng cuối cùng thì ông cũng đi. Mẹ ông tiếp tục kiên tâm cầu nguyện cho ông. Chúa đã nhậm lời cầu nguyện của bà, và Ngài đã bắt phục Augustine tại thành phố ăn chơi đó. Ðời sống ông được thay đổi hoàn toàn, cho đến nỗi sau nay người ta gọi ông là Thánh Augustine.
 

Cầu xin Chúa ban cho mỗi chúng ta sẽ được thành công trong vai trò làm mẹ, để  chúng ta nuôi dưỡng được nhiếu nhân tài cho Hội Thánh của Ðức Chúa Trời trong hiện tại và tương lai.
 

Muốn thật hết lòng!
 

Kim Loan