PHÂN BIỆT: GIÁM MỤC GIÁO PHẬN – GIÁM MỤC PHÓ – GIÁM MỤC PHỤ TÁ

PHÂN BIỆT: GIÁM MỤC GIÁO PHẬN – GIÁM MỤC PHÓ – GIÁM MỤC PHỤ TÁ

Hỏi đáp - Jun 05/06/2015

1.Giám mục giáo phận


Giám mục giáo phận (episcopus dioecesanus) là Giám mục được trao cho nhiệm vụ coi sóc một giáo phận và lấy chính tên giáo phận đó làm danh hiệu cho mình (x. Điều 376).

Trước kia, theo Giáo luật cũ năm 1917, Giám mục giáo phận thường được gọi là “Giám mục chính tòa” (episcopus residentialis). Bộ Giáo luật hiện hành không sử dụng tên gọi này nữa.

 

2. Giám mục phó


Giám mục phó (episcopus coadjutor) là Giám mục được đặt để giúp cho Giám mục giáo phận, với quyền kế vị (Điều 403 §3).
Bởi vì Giám mục phó đương nhiên và luôn luôn có quyền kế vị, nên mỗi giáo phận chỉ có thể có một Giám mục phó mà thôi.
Do quyết định của Bộ Giám Mục ngày 31/08/1976, các Giám mục phó sẽ mang danh hiệu của chính giáo phận nơi mình phục vụ.

 

3. Giám mục phụ tá


Giám mục phụ tá (episcopus auxiliaris) là Giám mục được đặt để giúp cho Giám mục giáo phận, nhưng không có quyền kế vị (Điều 403 §1).

Giáo luật phân biệt hai loại Giám mục phụ tá (tùy thuộc vào văn thư bổ nhiệm của Tòa Thánh):

– Giám mục phụ tá thông thường (Điều 403 §1).

– Giám mục phụ tá với những năng quyền đặc biệt (Điều 403 §2) .
Trong một Giáo phận, có thể có một hoặc nhiều Giám mục phụ tá. Các Giám mục phụ tá được bổ nhiệm với danh xưng là một Giám mục hiệu tòa (episcopus titularis).

Giám mục hiệu tòa được gọi là Giám mục “in partibus infidelium” (trong phần đất dân ngoại). Giám mục hiệu tòa không có bất cứ quyền tài phán gì trong hiệu tòa của mình, nhưng chỉ hưởng danh dự của chức giám mục mà thôi.

Theo : Tuệ Mẫn