NGƯỜI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU

NGƯỜI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU

Hỏi đáp - Mar 24/03/2014

Trong truyền thống Kitô giáo, người ta nói theo Khải Huyền rằng các Kitô-hữu « ở trong tay Chúa ». Hình ảnh nầy nói lên rằng họ được an toàn, vì bàn tay Chúa là một sức mạnh

A. NGƯỜI CHẾT Ở TRONG TAY CHÚA
 
(Câu trả lời của Jean-Michel Maldamé, OP)

Chúa Giêsu không nói về luyện ngục, vì khái niệm nầy không nằm trong các niềm tin của Đạo Do Thái thời ấy một cách rõ ràng. Sự im lặng nầy giải thích tại sao khái niệm luyện ngục chỉ có trong tuyền thống Công giáo và bị truyền thống Tin Lành loại trừ.

Niềm tin vao luyện ngục ( giai đoạn thanh luyện bằng một ngọn lửa thanh luyện) dự trê một bản văn của Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Côrintô ở chương 3, 11 – 15. Thánh Phaolô nói rằng ai đã hoàn tất kém bổn phận của mình, cũng vẫn được cứu rỗi cả khi công trình của người ấy không đứng vững; người ấy sẽ được cứu “như qua lửa” – lửa nầy ở đây là một ngọn lửa có tính chất thanh luyện. Tiếng la-tinh purgatorius cho ta từ luyện ngục (Purgatoire].

Trong Cựu Ước, người ta cho rằng người chết biến mất không quay trở lại. Người ta diễn tả tình trạng của họ bằng cách nói rằng họ yên nghỉ và vì thế họ bị biến đổi thành chẳng có gì hoặc đại loại như vậy. Từ ngữ « hoả ngục » được dùng ở số nhiều đặt tên cho chuỗi ngày nầy của người chết – tiếng Do Thái có nghĩa là « cái hố ». Chính trong nghĩa nầy mà biểu tượng đức tin nói lên rằng « Chúa Kitô xuống ngục » để nhận về Người tất cả mọi người quá cố.

Ngược lại, trong truyền thống Kitô giáo, người ta nói theo Khải Huyền rằng các Kitô-hữu « ở trong tay Chúa ». Hình ảnh nầy nói lên rằng họ được an toàn, vì bàn tay Chúa là một sức mạnh. Hình ảnh nầy cũng nói lên rằng họ được bình an, bởi vì bàn tay là dụng cụ vuốt ve, âu yếm. . Hình ảnh nầy đòi phải được lắng nghe cách uyển chuyển.
Bởi vì những người chết ở trong tay Chúa, họ có thể được nối kết bằng lời cầu nguyện. Người ta cầu nguyện với những kẻ đang ở trong giai đoạn thanh luyện và những người đã được vinh quang, cầu nguyện cho chúng ta.

Điều nầy đúng với tất cả mọi người đã khuất. Nhưng mối liên hệ với một người thân nầy hoặc với một người bà con nọ của chúng ta khiến cho mối liên hệ của ta với họ được mang tính chất của những gì ta chia sẻ.
Giáo Hội vầu nguyện cho người quá cố và mỗi người được mời gọi làm như thế cho những người thân của mình và cho những người khác tùy theo tấm lòng bác ái mở rộng.

B. SỰ SỐNG SAU KHI CHẾT

Trao đổi với Bernard Sesboué. Nhà thần học Dòng Tên nầy có nhiểu công trình về đại kết, Kitô học và sự cứu chuộc. Ngài còn là tác giả của cuốn « Phục sinh và sự sống. Bài giáo lý nhỏ về những sự gày sau hết »

CÂU HỎI (H)Làm thế nào mà tư duy Kinh Thánh có thể đi đến chổ xem xét tỉ mỉ hy vọng sống lại ?
Cha BERNARD SESBOUE (Đ) Trong tín ngưỡng thời cổ xưa, điều tốt lành lớn nhất của con người, chính là sự sống và cái chết xuất hiện như một tai hoạ. Tuy vậy, không phải mọi sự kết thúc với cái chết. Khi chết, con người đi vào « âm phủ » (sheol) hoặc « ngục », tương đương với từ « hadès » trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là một nơi tối tăm, bụi bặm và im lặng. Một loại nhà tù với những canh cửa, nơi đó các bóng ma sống một cuộc sốn hết mực xanh xao vàng vọt, tựa như một giấc ngủ buồn. Cái « âm phủ » nầy không phải là một nơi trừng phạt. Đó là một chốn bị lãng quân, một chỗ mà con người không còn có thể biết Thiên Chúa nữa. Cũng như thân xác bị phân hủy, hơi thở sự sống (sinh khí) cũng suy yếu trong một giấc ngủ bị tước mất đi mọi hạnh phúc. Khái niệm nầy đã dần dà tiến hóa dưới một sưc đẩy gồm ba phần. Trước hết là tình yêu : dân Do Thái muốn sống không bị gián đoạn và không có tận cùng với Thiên Chúa. Kế đến là sự công bằng : « Âm phủ » san bằng vĩnh viễn mọi con người, cho dù hành vi của họ trước đây ra sao, những gì đáng xấu hổ với cái nhìn công lý của Thiên Chúa và ngượ lại với niềm hy vọng của những người tử đạo. Cuối cùng là sự sống : Đấng Thiên Chúa của sự sống thì mạnh hơn sự chết. Hành trình nầy tượng trưng cho những giai đoạn mà chúng ta cũng phải trải qua cho dù đức tin của chúng ta có mạnh mẽ đến đâu đi nữa, kể từ sự nhận thức về cái chất và kinh nghiệm đau thương về sự chia ly rất giốn với việc bị rơi vào cõi hư không, cho tới sự quan tâm tới niềm hy vọng của chúng ta vào một sự sống ở bên kia cuộc sống nầy, niềm hy vọng vốn ở tận sâu thẳm trong bất cứ người nào.
 

(H) Tân Ước đã vượt qua được ngưỡng cửa nào ?
(Đ)Chúa Giêsu loan báo Vương Quốc Thiên Chúa đến. Người công bố Bát Phúc, hiến chương của Vương Quốc nầy và kể cho nghe các dụ ngôn nhằm cho phép mỗi người ăn năn thống hối về với Tin Mừng. Nhưng Người không chỉ nói mà thôi. Người hành động. Vương quốc mà người loan báo, Người khánh thành nó bằng sự hiện diện và bằng các hành vi của Người. Người chữa lành các bệnh nhân và làm cho người chết sống lại : con trai của bà goa Naim, con gái ông Giairô, Lazarô. Trước câu hỏi : « Nước Trời gồm những gì ? », Người đã đưa ra một câu trả lời đơn giản : những ai tin vào Nước trời, sẽ trở lại với sự sống. Chính Chúa Giêsu đã vượt qua thử thách cái chết. Nhưng Người đã làm cho nó thay đổi ý nghĩa bằng việc yêu thương cá môn đệ đến cùng. Cái chết của Người đã là một « cái chết vì chúng ta ». Người đã trao sự sống của Người để ban sự sống cho chúng ta. Sau cuộc phục sinh của Người, chúng ta tới được trung tâm của suứ điệp Kitô giáo về con người và ơn cứu độ con người.

(H)Sự phục sinh của Chúa Kitô có ý nghĩa gì ?
(Đ) Trước hết, nhận định đầu tiên : ngôi mộ được tìm thấy bị mở ra và trống rỗng. Thân thể của Chúa Giêsu đã biến mất. Nhận định thứ hai : với việc sống lại, Chúa Giêsu khôn trở lại tình trạng đời sống trước đó nữa. Người tỏ mình ra một cách đột ngột và tuỳ ý, vượt thoát các luật lệ không gian và thời gian của húng ta. Nhưng Người không phải là một linh hồn hoặc một con ma : sự sống lại bao gồm toàn thể con người của Người, kể cả thân xác con người của Người. Những điểm nầy có tầm quan trọng quyết định đối với chúng ta, vì sự sống lại của Chúa Giêsu một cách nào đó là dự ngôn bằng hành động của những gì sẽ là sự sống lại của chúng ta. Người đã sống lại thế nào, thì chúng ta cũng sẽ sống lại như vậy.

 
(H)Người chết sống lại như thế nào ? Với thân xác nào ?
(Đ) Thánh Phaolô (I Cor 15) đã so sánh : một hạt giống nhỏ chết đi, tan trong đất, trước khi sinh ra thân hình hoàn toà mới mẻ của cây. Đối với Thánh Phaolô và những người thời đại Ngài, hoàn toàn không biết đến tiến trình sinh học chuyển từ cái nầy sang cái khác, thì đó đúng là một phép lạ. Nói cách khác, sau một biển thể tận gốc rễ, hữu thể mang thân xác cụ thể nầy sản sinh thân thể « tinh thần », sáng láng và thuộc về thượng giới. Được Thánh Phaolô khai mào, và vận dụng tất cả mọi dữ liệu của triết học, hân chủng học và thần học đương thời, chúng ta có thể thử định nghĩa việc chuyển qua thân xác được sống lại. Chúng ta biết rằng thân xác không thể bị biến đổi thành những yếu tố sinh-hóa hoặc một thực tại hữu cơ và sinh học. Nó là cái mà trong nó và nhờ nó mà con người đón nhận và sống một cuộc sống con người, hành động và biểu lộ tự do của mình trong tương quan với chính nó, với tha nhân, với Thiên Chúa. Chính trong và qua thân xác mình mà con người liên lạc với những người khác và với chính mình, và yêu mến, đau khổ, kàm việc, cảm nhận niềm vui và vui thích. Thân xác, chính là chúng ta vậy ! Việc loan báo sự sống lại của xác thịt, mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính, muốn nói rằng con người sẽ được cứu thoát trong tất cả những gì thuộc về con người. Sẽ có sự tiêp nối và sự đứt quảng : tiếp nối căn tính của chúng ta ; đứt quảng bởi vì sẽ có sự gián đoạn của cái chết. Thân xac được sống lại sẽ được giải phóng khỏi mọi ràng buộc và quy luật tự nhiên khiến nó có thể bị diệt vong.

 
(H)Ta có thể có được một miêu tả của thân xác được cho sống lại nầy chăng ?
(Đ) Đúng ra mà nói thì không, bởi vì một thân xác như thê vuột khỏi thế giới những hình dung của chúng ta một cách triệt để. Chúng ta có thể dùng những cuộc hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh để nắm bắt một số đặc tính của các cuộc hiện ra ấy. Chúng ta cũng có thể nghĩ tới những giây phút riêng tư trong cuộc sống chúng ta, những giờ phút ân phúc khi thân xác chúng ta dường như đã gần như biến thanh tinh thần : đó là kinh nghiệm thần bí nơi các thánh nhân ; đó là kinh nghiệm những thời khắc tình yêu mãnh liệt nhất ; đó là kinh nghiệm có được khi ta nhập tể vì dụ cùng với một bản giao hưởng của Beethoven, hoặc vẻ đẹp làm chúng ta bay bỗng.

 
(H)Khi nào thì sự sống lại xảy ra?
(Đ) Trả lời cho câu hỏi nầy nằm ở một nghịch lý : chúng ta đồng thời phải nói rằng những người đã chết đã được cho sống lại và rằng họ chưa được cho sống lại. Nói cách khác : họ đang sống cuộc sống lại đầu tiên, vẫn còn bất toàn khi nào toàn thể nhân loại chưa đạt đến sự sống lại trọn vẹn sẽ diễn ra ngày Chúa Kitô quang lâm. Sự sống lại là một sự hình thành chậm, song cũng là một tiến trình năng động phát triển giữa sự Phục Sinh của Chúa Giêsu sáng ngày lễ Phục Sinh và ngày Người lại đến trong vinh quang vào tận thế. Từ nghịch lý nầy, mầu nhiệm chính Chúa Giêsu có thể cho ta một ý tưởng. Chính Người cũng đã biết đến thời gian trung gian khi thân xác Người ở trong mộ. Sự phục sinh của Người chỉ trọn vẹn khi dấ chỉ cụ thể đã được ban cho chúng ta : nhờ biến cố lễ Phục Sinh, Chúa Giêsu tiếp xúc lại và liên lạc lại được với các môn đệ của người. Người hoàn tất việc sang lập Hội Thánh của Người và làm cho các Bí Tích nên có thể có được, giả thiết một sự tiếp xúc giữa thân xác vinh hiển của người và thân xác vẫn còn hay chết của chúng ta.
 
(H). Tất cả chúng ta co được kêu gọi sống lại chăng ?
(Đ). Chỉ cần can đảm nhìn vào cuộc sống chúng ta để khám phá ra tất cả những gì chung ta đang che dấu tha nhân. Thông thường chúng ta không có khả năng mang gánh nặng chân lý. Vậy mà, thế giới của Thiên Chúa là thế giới ánh sáng và trong suốt, và chúng ta không thể vào trong đó mà không trở nên trong suốt và sáng láng. Sự cần thiết có luyện ngục đến từ đó, chứ không phải là từ một ý muốn độc đoán của Thiên Chúa. Luyện ngục là một quá trình thanh luyện. Nếu có đau khổ, thì đó chính là sự đau khổ của một tình yêu đan bị trói chặt. Sự choáng váng khi gặp Chúa là một ngọn lửa thiêu đốt. Chẳng phải chúng ta vẫn nói sự thống hối tỗi lỗi giống như việc bị thiêu đốt ? Một cách nghịch lý, sư đau khổ nầy cũg là một niềm vui, niềm vui được vào trong ánh sang và sự sống. Vì vậy luyện ngục không phải là một sự trừng phạt. Ngược lại nó cho thấy sự kiên nhẫn lớn lao của Chúa, Đấng duy trì cho tới trong thế giới bên kia khả năng chúng ta hoàn toàn ăn năn trở lại với tình yêu.

(H). Người ta có thể nói về hoả ngục chăng?
(Đ)Ở khởi điểm, chúng ta đã có một niềm tin không thể chuyển lay: Thiên Chúa là tình yêu. Chúng ta không thể nghĩ giả thiết hoả ngục ở ngoài ánh sáng nầy. Trong các bản văn Tân Ước, không có gì mâu thuẫn với sự khẳng định nầy. Điều chính yếu của sứ điệp Chúa Giêsu là một lời cảnh báo, một sự nhắc nhở phải coi chừng. Nhưng con người có thể muốn không yêu thương. Chính khả năng nầy mà ý tưởng hoả ngục xướng lên. Hoả ngục là một khả năng hiện thực cho mỗi một người trong chúng ta, nếu sự tự do của chúng ta chối từ Thiên Chúa một cách quyết liệt. Nhưng điề đó vẫn không cất đi của chúng ta niềm hy vọng rằng tất cả mọi người được cứu thoát, theo như hương trình phổ quát của Thiên Chúa.
 

(H) Thế giới bên kia giống như gì vậy?
(Đ). Chúng ta chỉ có thể nói về nó qua một mạng những hình ảnh. Cuộc sống vĩnh cửu được trình bày dưới hình thức một bữa tiệc. Bữa tiệc nầy được gợi lên trong các dụ ngôn Phúc Âm như tiệc cưới Chúa Con với nhân loại. Phép so sánh các tiệc cưới cho ta thấy lại những kinh nghiệm đậm đà nhất về cuộc sống tình yêu nầy vốn sẽ là cuộc sống củ chúng ta. Sách Khải Huyền cũng trình bày thiên đàng dưới hình dáng một phụng vụ vĩnh cửu, được sống quanh ngai của Thiên Chúa và của Con hiên bị hiến tế và vinh hiển. Kinh Thánh cũng sử dụng những hình ảnh Thành Thánh, thành Giêrusalem Thiên quốc. Chắc hẳn niềm vui thiên đàng sẽ là sự kiện một tình yêu hoàn toàn thanh khiết và mở ra cho tha nhân trong một sự hiệp thông ngày càng lớn của con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau.
(H). Cách trình bày đầy chất thơ ca nầy về hạnh phúc được hứa ban trong thế giới bên kia có nguy cơ làm chúng ta quên rằng Thiên Quốc đã có đó từ khi Chúa Kitô đến, chăng?
(Đ). Chúng ta không bao giờ được quên rằng thiên đàng sẽ biến mọi hành vi tình yêu và phục vụ mà con người thực hiện dưới đất, nên vĩnh cửu. Điều đó phải đào sâu trong ta lời kêu gọi làm việc vì sự cứu rỗi thế giới. Việc xây dựng thành phố dưới đất sẽ xây đắp thành phố trên trời. Chúng ta phải để tâm tới các dấu chỉ mỏng manh và nhỏ nhoi cho thấy thiên đàng ở ngay trần thế trước kỳ hạn, khắp mọi nơi mà con người ăn năn trở lại, từ bỏ tội lỗi, khắp mọi nơi mà công lý, tự do và sự kính trọng tiến bộ. Những dấu chỉ nầy chỉ là bộ mặt hữu hình của sự ấp ủ thai nghén của Thiên Quốc ở giữa chúng ta. “Ta là sự sống lại và là sự sống”: sự khẳng định nầy của Chúa Kitô là dấu chỉ của lời hứa bao la nầy.
(H). Rất nhiều người, kể cả các Kitô-hữu, mường tượng viễn cảnh cuộc luân hồi. Cái ầy không tương thích ở chỗ nào với đức tin Kitô-giáo?
(Đ). Luân hồi đặt vấn đề sự hiệp nhất con người, với tư cách nó là một chủ thể duy nhất và không thể thay thế được trước mặt Thiên Chúa. Luân hồi rơi lại vào một thuyêt nhị nguyên nhất định thể xác/tâm linh, thể xác không có gía trị, chỉ là một chỗ trú có thể thay thế được, trong khi tâm linh lại bị biến thành một nguyên lý thay đổi mô thức ở từng cuộc hiện hữu và số phận cuối cùng của tâm linh là bị lạc mất trong cái tổng thể vĩ đại. Hơn nữa, luân hồi diễn tả một sự dịch chuyển đi từ con người hướng về Thiên Chúa. Kitô giáo, ngược lại, loan báo cho chúng ta một Thiên Chúa tìm kiếm con người, đi tìm gặp con người để lôi kéo con người đến với Người. Một Thiên Chúa muốn thực hiện bằng lòng xót thương và tình yêu của Người một sự hiệp thông với con người.
 
C. Ở LUYỆN NGỤC CÓ CHỊU ĐAU KHỔ CHĂNG ?
(Câu trả lời của Cha Jean-Michel Maldamé, OP)

Để trả lời câu hỏi nầy, phải xác định nghĩa của các từ trong câu hỏi : ĐAU KHỔ và LUYỆN NGỤC. Đau khổ không nên lẫn lộn với sự dữ, ngay cả nếu người ta thường cũng kêu đau (mal : đau, sự dữ) khi người ta chịu đau khổ. Sự dữ là cái hủy diệt một con người ; nó là tình trạng bị mất đi của những gì đáng ra phải có : thị giác của một người ; sự vận động của một người bất toại. Đau khổ là sự nhận biết sự dữ đang tác động đến một người đang sống. Đau khổ lắp đầy một chức năng sự sống hữu ích và tốt đẹp : bởi vì không cảm thấy được những gì đang hủy hoại, đó là làm cho tình hình nên trầm trọng. Đau khổ có thể đạt tới bằng một sự dữ, khi có một sự bất cân xứng giữa thực tế và đau đớn – trong ý nghĩa phải đấu tranh và giảm thiểu đau khổ.

Điều nầy cho phép hiểu những gì có về đau khổ của luyện ngục. Từ ngữ nầy trong truyền thống Công giáo chỉ về một giai đoạn chuyển sang đới sống vĩnh cửu. Người đã khuất đi về vơi Chúa được thanh luyện. Đó là một sự giải phóng. Nhưng vì người chết phải cất khỏi hữu thể của mình những gì làm nó biến dạng và hư hao, cho nên nó đu khổ, một nỗi khổ đau cho thấy nó đang được thanh luyện. Ta có thể so sánh đau khổ nầy với đau khổ của một người sau khi bị bất động, tập cử động lại : người đó có lại được khả năng cử động, nhưng không thể không chịu vất vả đau đớn. Hoặc là hình ảnh mà người Chính Thống ưa thích, với việc tiến về ánh sáng của Chúa, ánh sáng nầy mạnh mẽ chói loà đến mức phải mất một thời gian để đôi mắt làm quen được, như khi chúng ta bước từ bóng râm qua luồng ánh sáng chói chang của mặt trời mùa hè.
Như vậy đau khổ của luyện ngục không phải là một sự trừng trị, nhưng là sự sống của kẻ lớn lên trong khả năng nhìn thấy Chúa bằng việc giải toả những bao vây ngăn cản do tội lỗi.

MỘT PHÚT NHÌN RA…
Rất hiếm khi thấy một tác giả vô thần đề cập đến đề tài «thế giới bên kia », dù là với mục đích không lành mạnh – để chế nhạo hoặc xuyên tạc một niềm tin tôn giáo nào đó. GS Đoàn Xuân Mượu đã « dám » làm điều đó ! Hẳn ông cũng đã ít nhiều nghiên cứu các giáo lý, học thuyết về sự sống « đời sau », linh hồn, luân hồi, v. . v. . . để có thể bắt tay viết một tác phẩm về đề tài nầy. Nhưng thật đáng thất vọng ! Sự hiểu biết của ông tỏ ra hết sức nông cạn, khiếm khuyết và lý luận, phê bình hêt sức ấu trĩ,
không thoát khỏi sự võ đoán, thành kiến, nếu không muốn nói là chỉ muốn chứng minh sự trung thành mù quáng của ông đối với chủ nghĩa duy vật vô thần. Dù sao, cũng xin giới thiệu một bài viết nhận định về cuốn sách nầy, để hiểu trình độ , « suy nghĩ » của lớp trí thức nươc ta hiện nay.

SAU KHI CHẾT, “CHÚNG TA LA AI”?

Con người ta có linh hồn, khi còn sống thì cảm nhận sự vật bằng thể vía, khi chết thì linh hồn ra khỏi cơ thể và tiếp tục một đời sống riêng, vĩnh cửu. Và con người không phải chết là hết. Đó là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm từ cuốn "Chúng ta là ai" của GS – TS Đoàn Xuân Mượu.

Như tên gọi của sách, tác giả muốn tìm hiểu một vấn đề hãy còn nhiều bí ẩn, đó chính là con người chúng ta.
Tác giả đã dày công sưu tập và tổng hợp sự hình thành con người trên trái đất, các nền văn minh mà loài người đã trải qua, các công trình gây dựng được trên trái đất này, trong đó có các công trình tìm hiểu bản thân con người, để đến nay chúng ta vẫn đứng trước những bí ẩn của chính chúng ta. Cuốn sách có 361 trang, đã dừng lại ở trang 321 để đặt ra vấn đề mà tôi hiểu chính là trọng tâm của sách này: Cần hiểu biết chính mình (Chương 6). Điều khó nhất là tìm hiểu chính mình. Một triết gia cổ Hy Lạp đã nói thế, và điều khó nhất ấy còn nguyên vẹn đến những ngày này. Tác giả dẫn chúng ta đến điều khó hiểu nhất ấy, là con người có linh hồn hay không, linh hồn là gì, có phải chính linh hồn là cái động lực mạnh nhất, siêu đẳng nhất, đang điều khiển mọi hành động của con người, mọi suy nghĩ, khám phá của con người hay không. Dân gian ta vẫn có câu nói: Đi đâu mà như kẻ mất hồn ấy?. “Lúc người ta sống, mọi hành động của ta đều do hồn. Chỉ cần mất tỉnh táo một chút, lung lay một chút, đều bị người đời ví như kẻ mất hồn.

Theo tác giả thì khoa học Vật lý đã khám phá được cái thực tế gọi là "linh hồn” ấy cũng thuộc về thế giới vật chất, các nhà khoa học thế kỷ 20 đã tìm ra sự tồn tại của phản vật chất, ngành vật lý lượng tử đã tạo ra được “phản – hydrogen”, cho thấy rằng trong những điều kiện nhất định vẫn tồn tại những vật chất ẩn thể, khi là sóng, khi là hạt, không nhìn thấy được. Chúng có 5 đặc điểm: không có trong, không có ngoài, theo luật không gian ba chiều, theo luật thời gian mà trong đó quá khứ, hiện tại, tương lai diễn ra cùng một lúc, chuyển động với tốc độ lớn hơn ánh sáng; những thông tin truyền trên những đơn vị vật chất ấy sẽ được người tiếp nhận tức thì.
Đã xuất hiện hàng loạt các ngành khoa học khám phá cái thế giới bí ẩn, không nhìn thấy, đó là học thuyết Vô thức của Freud, các khoa học Cận tâm lý, Cảm xạ học…

Cuối sách, tác giả đã đưa ra những bằng chứng ở Việt Nam, người thật việc thật. Giờ đây, bạn đọc đã có thể hiểu những vần “thơ điên” của Hàn Mạc Tử tả linh hồn thoát ra khỏi cái xác trần tục và bay vào cõi phiêu diêu.
Thơ ấy không “điên” một chút nào, viết sau những lần chết đi sống lại, ghi lại những khoảnh khắc hồn lìa khỏi xác, những cảm nhận về đời sống linh hồn, những cảm xúc được ghi lại trong tiềm thức, được xuất hiện viết ra khi sống lại. Những vần thơ người đời không hiểu được và nhà thơ cũng không giải thích được. Cuốn sách đi đến kết luận rằng con người ta có linh hồn, khi còn sống thì cảm nhận sự vật bằng thể vía, khi chết thì linh hồn ra khỏi cơ thể và tiếp tục một đời sống riêng, vĩnh cửu (thác và thể phách còn là tinh anh – Kiều). Và con người không phải chết là hết. Đây là một bí ẩn của chính chúng ta mà chúng ta chưa thể biết được. Đã có những người tiếp cận được với đời sống linh hồn nhưng số người ấy tuy có thật mà không nhiều, hay nói đúng hơn, trước đây có những khả năng kỳ diệu ấy, nhưng cùng với sự phát triển của khoa học duy lý, những người ấy, khả năng kỳ diệu ấy mất dần đi, con người tự phủ định mình.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta cần có một thái độ mới, trân trọng với những tiếng nói của nền văn hoá tâm linh, mở đường khám phá để chúng ta hiểu rõ chúng ta là ai trong vũ trụ này. Có khám phá về cái tiểu vũ trụ thì mới mong có những khám phá nhiều hơn nữa cái đại vũ trụ vẫn ngày đêm hiển hiện trước mắt chúng ta mà chúng ta chưa bao giờ hiểu được.

Đoàn Xuân Mượu không làm hoặc chưa làm cái việc khám phá ấy, ông chỉ khiêm tốn tổng hợp từ một góc độ riêng những thông tin về công cuộc khám phá con người và cố gắng trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu, xen với những cảm xúc khi chính bàn chân ông đã đi đến những cái nôi văn minh ở Trung Hoa, Hy Lạp. Nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận một cách vừa rõ ràng, vừa kinh ngạc, vừa mơ hồ về chính con người, và gợi ý cho các bạn trẻ về một chân trời khoa học mới, nơi cái bầu trời ở chính trong ta.