Cha tôi chết thì tôi chết theo. Tôi nhất quyết không bước qua tượng ảnh Chúa tôi. Xin các quan đừng bắt ép tôi. Các quan thấy không thuyết phục được cụ già và thấy cụ trả lời lý sự thì các quan quyết định cho trở về nhà giam.
PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (21 – 30)
Ngày 2 tháng 5:
Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu,
Trùm Họ (1790-1854).
Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu sinh năm 1790 tai Cái Nhum, tỉnh Vĩnh Long. Từ nhỏ, Ngài đã được giáo dục trong một gia đình nề nếp, đạo đức. Lớn lên, Ngài lập gia đình với cô Marta Thế người xứ Mặc Bắc và cũng là một trưởng gia đình gương mẫu về lòng đạo đức, sốt sắng và nhiệt thành.. Khi được giũ chức Trùm Chánh xứ đạo, Ngài nhiệt tình phục vụ, chăm lo mọi việc một cách tận tình nên được mọi người quí mến. Nếu các gia đình trong xứ có điều gì bất hoà, cãi cọ hay kiện cáo nhau, Ngài tìm đến, khôn khéo khuyên giải, phân xử phải trái một cách ôn hoà. Nhờ uy tín sẵn có và lòng đạo đức của Ngài mà mọi người đều chấp nhận, nghe theo cách dễ dàng. Ngài cũng hợp tác với các linh mục trong việc giảng dạy giáo lý, coi sóc thiếu nhi, chăm lo giúp đỡ người nghèo và bệnh tật. Ngài cũng đặc biệt lưu ý tới việc dọn dẹp bàn thờ trước và sau khi cha dâng lễ. Ngài có nhiều ruộng đất, nên đã dâng cúng nhiều ruộng đất cho nhà thờ nhà xứ, và đã xây cất luôn một tu viện cho các nữ tu. Ngài thật là một người Công giáo tốt lành, rộng rãi chia xẻ của cải và giúp đỡ rất nhiều người trong xứ đạo..
Thời kỳ cấm đạo dưới triều vua Tự Đức rất nghiêm ngặt, nhưng ông Trùm Lựu luôn tin cậy vào Chúa. Ông không sợ hãi, luôn tìm mọi cách để giúp đỡ các linh mục, tìm chỗ để các linh mục ẩn trốn, để các linh mục vẫn có thể dâng thánh lễ, cử hành các bí tích một cách âm thầm bí mật cho các tín hữu.
Ngày 26 tháng 2 năm 1853, quan quân kéo nhau về Mặc Bắc bắt cha Lựu, vì lúc ấy cha Lựu đi vắng chỉ có cha Phan Văn Minh cũng đang ấn lánh tại nhà ông Trùm Lựu . Vì đã được báo cáo là cha Lựu đang ẩn trốn tại nhà ông Trùm Lựu nên quan quân kéo nhau tới xông vào lục soát, lúc ấy ông Trùm Lựu can đảm đến trước mặt quan và nói:
– “Ở đây không có cha Lựu, nhưng có tôi là Trùm Lựu đây, Lựu chính là tên Trùm Lựu Họ Đạo này”
Quan thấy ông bạo dạn xưng mình là Trùm Lựu nhưng biết ông không phải là đạo trưởng nên ra lệnh lục soát nhà kỹ hơn. Lúc ấy cha Philipphê Phan Văn Minh đang ẩn trốn trong nhà ông, biết không thoát được nên đã can đảm ra trình diện. Quan nghĩ đó là cha Lựu nên ra lệnh cho quân lính bắt trói cha Minh lại cùng với ông Trùm Lựu và sáu người tín hữu khác giải về tỉnh Vĩnh Long.
Áp giải các Ngài từ Mặc Bắc về Vĩnh Long mất ba ngày đường, tất cả đều mệt nhọc, đói khát. Tới Vĩnh Long, các Ngài phải ra tòa trình diện các quan lớn trong tỉnh. Trước toà, ông Trùm Lựu hiên ngang nhận mình đã đón tiếp và chứa chấp các linh mục trong nhà mình. Các quan hỏi tại sao ông lại cho các đạo trưởng ở trong nhà thì ông thẳng thắn trả lời:
– Cha tôi tới nhà thì tôi đón tiếp cha tôi, đó là lòng hiếu thảo của người Việt Nam chúng ta. Ai mà chả làm như thế.
– Nhưng ông phải biết những ông này là đạo trưởng Đạo Gia Tô, đức vua đã ra lệnh cấm đạo Gia Tô và bắt hết các đạo trưởng thì ông không được phép chứa chấp.
– Vậy nếu là cha mẹ của các quan lớn thì các quan lớn cũng xua đuổi, không đón tiếp à?
– À, ông này không được cãi lại lời của quan lớn. Một tên lính tát ông và nói như thế.
Ông trùm Lựu nghiêm nét mặt và nói lại:
– Này anh, tôi nói để quan lớn hiểu chứ tôi không cãi lại lời quan lớn. Anh nên cân nhắc đàng hoàng, không được hàm hồ, nghe chưa.
Quan nhìn ông, không hỏi gì thêm rồi các quan bắt cha Minh
bước qua Thập Giá, cha Minh cương quyết nhất định không bước qua. Quan bắt ông Trùm Lựu bước qua Thập Giá. Ông cũng nhất quyết không bước qua và mạnh dạn nói”
– Cha tôi chết thì tôi chết theo. Tôi nhất quyết không bước qua tượng ảnh Chúa tôi. Xin các quan đừng bắt ép tôi.
Các quan thấy không thuyết phục được cụ già và thấy cụ trả lời lý sự thì các quan quyết định cho trở về nhà giam.
Trong tù, Ngài bị mang xiềng xích, gông cùm nặng nề, bị tra tấn, chịu đòn vọt nhiều lần, Ngài luôn vui vẻ chấp nhận mọi đau đớn vì đạo Chúa. Lúc nào Ngài vẫn cũng tỏ ra cương quyết giữ vững Đức Tin, dù có phải chết thì Ngài cũng sẵn lòng chấp nhận. Vì tuổi già sức yếu, lại phải đeo gông mang xiềng xích năng và chịu nhiều cực hình đến kiệt sức nên vào khoảng 3 giờ sáng ngày 2 tháng 5 năm 1854, Ngài đã lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng, để về Thiên Quốc lãnh nhận triều thiên Tử Đạo trong lúc cổ còn đang đeo gông và hai chân vẫn còn bị cùm trong xà lim..
Buổi sáng hôm ấy, các quan tới khám xét thì thấy Ngài đã tắt thở, nét mặt tươi sáng đẹp đẽ. Các quan cho tháo xiềng xích tay chân Ngài rồi trao xác cho gia đình đem về an táng tại Mặc Bắc. Mặc dù đang trong thời cấm đạo rất khắt khe thế mà lễ an táng Ngài được cử hành rất đặc biệt, có 4 linh mục và tới hai ngàn giáo dân tham dự tiễn đưa chôn táng Ngài trong khu thánh đường xứ Mặc Bắc. Mọi người trong xứ đều mến tiếc ông Trùm đạo hạnh, đầy lòng nhiệt tình phụng vụ Chúa và yêu thương giúp đỡ mọi người trong mọi hoàn cảnh kho khăn, nhất là trong thời kỳ cấm đạo này.
Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 2 tháng 5 năm 1809 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ngày 9 tháng 5:
Thánh Giuse Đỗ Quang Hiển,
Linh mục (1775-1840)
Thánh Giuse Đỗ Quang Hiển sinh quán tại làng Quần Anh Hạ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nay thuộc giáo phận Bùi Chu. Ngay từ bé, cậu đã được Đức Cha Delgado Y nhận cho vào sống trong Nhà Đức Cháa Trời. Đức Cha cho ăn học xong thần học thì khấn trong dòng Đa Minh ngày 13 tháng 10 năm 1812 rồi lãnh chức linh mục và được gửi đi du học tại Manila, Phi Luật Tân. Trở về Việt Nam, cha Giuse Đỗ Quang Hiển được sai đi giúp mục vụ tại nhiều nơi khác nhau, sau thì được bổ nhiệm về coi xứ Cao Mộc.
Là cha xứ của một giáo xứ lớn, Cha Giuse Đỗ Quang Hiển đã hết lòng lo lắng cho con chiên bổn đạo học hỏi giáo lý, nhất là cổ động cho mọi người yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và siêng năng lần hạt Mân Côi sáng tối. Cha cũng luôn luôn thúc giục con chiên phải năng xưng tội rước lễ và tham dự thánh lễ hằng ngày. Các ngày thứ Sáu hằng tuần cha ăn chay để đền tội và cầu nguyện cho con chiên bổn đạo trong giáo xứ của cha. Nhiều người đã ca tụng và khen rằng cha có biệt tài khuyên giải những bất hoà, những nghi kỵ giữa người này với người khác cũng như những khó khăn của giáo dân thường xẩy ra trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi khi gặp những khó khăn và phải giúp giải quyết những trường hợp như vậy, bao giờ cha cũng khuyên họ đọc kinh Mân Côi và cầu nguyện, rồi sau đó mới ngồi lại với nhau để nghe cha phân giải. Nhờ sự cầu nguyện và sự khôn ngoan Chúa ban mà cha đã rất thành công trong sứ vụ là Cha Xứ. Giáo dân rất thương mến cha, coi cha như người cha trong gia đình.
Khi vua Minh Mạng ra sắc lệnh cấm đạo, cha đã khôn khéo trốn lánh nhiều nơi để có thể tiếp xúc với giáo dân thường xuyên. Năm 1818 cha trở về Đất Vượt làng Quần Anh ẩn ở nhà người em gái tên là Thìn một thời gian ngắn, rồi lại trốn sang nhà bà trùm Hảo ở Hưng Nghĩa không lâu thì bị bại lộ, Cha lại phải bí mật trốn về Trung Thành xã Kiên Lao ở trong hầm nhà bếp của ông Mai văn Mới một thời gian khá lâu, khoảng 9 tháng thì một hôm có một người tên là đội Nhật ở làng bên cạnh đã bỏ xưng tội rước lễ khá lâu nay bệnh nặng có thể chết nên đã nhờ cậy nhiều người tìm mọi cách liên lạc xin rước cha tới để được xưng tội rước lễ trước khi chết.
Khi biết tin có người bệnh gần chết muốn gặp cha để xưng tội thì cha vui mừng, tìm mọi cách để tới thăm bệnh nhân và giải tội cho bệnh nhân. Ngày 7 tháng 11 năm 1839 cha tìm cách lén lút tới giải tội và xức dầu cho người bệnh nhân này. Không ngờ, một người ngoại giáo phát giác liền tức tốc đi tố cáo với quan tổng đốc tỉnh Nam Định là Trịnh Quang Khanh..Quan tổng đốc cấp tốc cho quân lính tới vây kín làng Trung Thành và đi khám xét từng nhà. Cha Giuse Hiển và chủ nhà là ông Mai Văn Mới nghĩ rằng hầm bí mật này chắc chắn lắm, không có ai biết nên cha cứ bình tĩnh dâng lễ và đọc kinh. Nhưng không ngờ vì đã có người theo dõi biết chỗ ở của cha nên họ đã chỉ điểm quân lính tới bắt cha ngay trong hầm trú, tịch thu đồ lễ và bắt luôn ông Mai Văn Mới là chủ nhà một cách dễ dàng. Hôm ấy là ngày 20 tháng 12 năm 1839.
Cha bị bắt rồi họ giải cha về Nam Định nộp cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Quan tra hỏi lý lịch của cha và những nơi cha đã phục vụ rồi bắt bước qua Thập Gía, cha chối, không chịu đạp lên Thập Giá, quan bực tức ra lệnh đánh 40 roi giữa lúc trời mùa đông buốt lạnh. Đánh rồi quan lại truyền lấy nước lạnh đổ từ đầu tới chân., làm cho các vết máu trên người cha càng thêm nhức nhối. Sau đó, quan truyền lệnh đeo gông cùm, xiềng xích tay chân nặng nề rồi tống vào ngục. Trước những khổ hình đau đớn ấy, cha vẫn vui vẻ chấp nhận vì yêu mến Chúa, để làm chứng cho Chúa. Ở trong tù, cha vẫn giảng đạo, dạy giáo lý và Rửa Tội cho một số bạn tù. Những bạn tù không phải là người Công giáo cũng thương mến cha. Thấy cha hiền lành, hay giúp đỡ những người chung quanh, nhất là thấy cha bị đòn đau đớn, bị tra tấn tàn nhẫn quá sức mà cha vẫn kiên trì chịu đựng, không một lời ca thán, nên nhiều người muốn cha nói về đạo, về Chúa để họ hiểu biết rồi xin trở lại đạo.
Trong thời gian bị giam tù, rất nhiều lần cha phải đối diện với các quan, đối chất với các quan về đạo và lần nào cha cũng thắng lý lẽ các quan. Có lần ra toà, các quan hỏi cha
– Đạo Gia Tô là đạo của Tây, tại sao ông lại nghe theo họ cách dễ dàng như thế?
– Đạo Gia Tô dạy thờ phượng Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng trời đất muôn loài muôn vật. Tây hay ta đều là con người được Thiên Chúa dựng nên. Người Tây thờ phượng Thiên Chúa, người ta cũng thờ phượng Thên Chúa. Thiên Chúa là Thiên Chúa của mọi người Đạo Thiên Chúa, không phải là đạo Tây hay đạo ta. Xin các quan suy nghĩ kỹ mà xem.
– Nhưng lệnh vua đã cấm truyền đạo Gia Tô. Ông phải vâng lênh vua chứ?
– Vua không có quyền cấm chúng tôi theo đạo Thiên Chúa. Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa trước khi phải vâng lời vua. Điều gì vua dậy mà trái với Thiên Chúa thì chúng ta không buộc phải theo, vì chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa trước đã.
Rất nhiều lần cha bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, khi thì các quan lại giả tình giả nghĩa nói những lời thân thiện, quí mến, khuyên dụ cha bỏ Đạo, bước lên ảnh tượng. Nhưng với lời khiêm tốn, cha cám ơn các quan và xác quyết rằng dầu có phải chết thì cha cũng vui mừng đón nhận chết, chứ dứt khoát là sẽ không bao giờ cha chối bỏ Thiên Chúa, không bao giờ chà đạp trên Thánh Giá và ảnh tượng Chúa.
Sau cùng, biết rằng không thể thuyết phục được cha quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh đã đệ án tử hình và ngày đầu tháng 5 năm 1840 vua Minh Mạng đã chuẩn y án. Quan Trịnh Quang Khanh đã cho thi hành án lệnh tử hình cha Giuse Đỗ Quang Hiển.
Ngày 9 tháng 5 năm 1840, cha đã phải đeo gông rất nặng theo toán quân đông đảo tiến ra pháp trường. Tới nơi, cha quì xuống sốt sắng cầu nguyện, mắt hướng về Trời, nét mặt tươi sáng như muốn bay bổng về trời. Một tên lý hình vung cao gươm rồi chém đầu cha. Giáo dân đứng chung quanh xô nhau tới lấy vải thấm máu cha, lấy còng tay và những dụng cụ của cha. Xác cha được chôn ngay tại pháp trường. Sau ít tháng thì anh Phêrô Dậu là người trước kia cũng bị bắt vì theo đạo và bị giam chung với cha, anh đã cải táng và đưa về an táng tại Chủng viện Lục Thủy, giáo phận Bùi Chu.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã suy tôn Ngài lên hàng HIển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Ngày 11 tháng 5:
Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm,
Nhà Buôn (1813-1847)
Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm sinh năm 1813 dưới thời vua Gia Long tại làng Long Đại, đất Gò Công, tỉnh Biên Hoà, nay thuộc quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Ngài là con đầu lòng và có 4 em trai, một em gái. Nhờ lòng đạo đức và đời sống tốt lành của cha mẹ mà ngay từ nhỏ Ngài đã có tập quán tốt, siêng năng đọc kinh, mau mắn giúp đỡ bạn bè lại hay giúp đỡ mẹ những công việc trong gia đình. Khi lên 15 tuổi Ngài xin vào chủng viện Lái Thiêu để tu học làm linh mục.Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, người cha già yếu bị lãng trí, lại đông các em, bà mẹ quá vất vả, nên Ngài phải trở về giúp mẹ lo các việc cho gia đình. Tới tuổi lập gia đình, Ngài đã kết hôn với một thiếu nữ ngoan đạo ở Họ Thành, làng Long Điền, Bà Riạ, nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Sau khi cưới, Ngài về ở làng quê của vợ..Gia đình sống hạnh phúc trên thuận dưới hoà, được mọi người thương mến. Ngài sinh được bốn người con. Người con trưởng và con út qua đời vì bệnh. Người con thứ hai đứng ra ngăn cản việc đốt nhà thờ Cầu Ngang nên bị đánh chết. Người con thứ ba cũng bị bắt vì đạo và bị chết cháy trong nhà tù cùng với nhiều người khác tại Bà Rịa ngày 7 tháng 1 năm 1862. Trong gia đình Ngài đã có hai người con tử đạo chứng tỏ cho ta thấy về đường lối giáo dục Đức Tin của gia đình Ngài rất vững chắc.
Để nuôi sống gia đình, Ngài làm nghề buôn bán nay đây mai đó, thường phải xa nhà. Do đó đã có lần Ngài yếu đuối bị sa ngã, lén lút yêu thương ngang trái với một cô thiếu nữ. Một thời gian bị lương tam cắn rứt, Ngài nghĩ lại, ăn năn thống hối, cương quyết dứt khoát từ bỏ mối tình ngang trái này. Để đền bù vì tội lỗi cũ, Ngài đã tỏ ra yêu thương vợ nhiều hơn, chăm chú săn sóc yêu thương và tận tình giáo dục con cái hơn, cố gắng chu toàn bổn phận làm chồng, làm cha và nêu gương đời sống đạo đức hơn, nhất là đối với Chúa, Ngài lại càng sốt sắng đọc kinh cầu nguyện, và luôn nhắc nhủ vợ con phải siêng năng đọc kinh cầu nguyện mỗi ngày…
Vì Ngài có thuyền riêng và rành nghề biển, lại nhiệt tâm phục vụ việc đạo, nên được cha Lợi, quản lý Nhà Chung Bà Rịa tín nhiệm trao cho công tác đưa thuyền vượt biển sang Singapour gọi là Hạ Châu ở Tân Gia Ba và Pénăng ở Mã Lai đón các nhà Truyền Giáo và đưa rước các chủng sinh đi du học về. Một lần kia, hôm ấy là ngày 23 tháng 5 năm 1846, vâng lời cha quản lý Nhà Chung Bà Rịa, Ngài đưa thuyền sang Singapour đón Đức Cha Đa Minh Lefébre Nghĩa. Khi thuyền nhổ neo rời bến Singapour về Saigòn thì gặp trở ngại. Trên thuyền có Đức Cha Lefebre Nghĩa, cha Duclos Lộ cùng 5 chủng sinh và các đồ đạo. Thuyền đi được một quãng thì bị gió bão và bọn cướp biển rượt theo nên thuyền không thể đi đúng hẹn như đã tính toán và xếp đặt trước; do đó bị lỡ hẹn. Bị lênh đênh trên biển cả mãi tới ngày 6 tháng 6 thuyền mới vào tới cửa Cần Giờ. Theo như sự xếp đặt trước, thì ông trùm Huy họ Chợ Quán phải có mặt để đón Đức Cha. Ông đã chờ đợi ỏ đó 6 ngày rồi mà không thấy có tin tức gì, ông bèn giả bộ đi lượm củi rồi trở về.
Về tới nơi, ông chủ thuyền Lê Văn Gẫm biết đang bị theo dõi sát nút nên đã khôn ngoan cho thuyền chờ thêm hai ngày nữa mới cập bến. Chờ mãi mà không thấy ai ra đón, Ngài quyết định cho thuyền vào bến Saigòn. Thuyền đã đi qua được một đồn canh thì không may lại gặp chiếc thuyền đi tuần tiễu chặn lại, Ngài nhanh trí hối lộ cho bọn lính 10 nén bạc, bọn lính vui vẻ nhận. Nhưng sau đó vì bị lộ nên bọn lính quay lại trả tiền rồi áp tải thuyền của ông Lê Văn Gẫm về Bến Nghé.
Tới Bến Nghé, họ bắt Đức Cha Lefèbre Nghĩa và cha Duclos Lộ về giam ở Công Quán. Cha Lộ chết rũ tù ngày 17 tháng 7 năm 1846. Đức Cha Lefèbre Nghĩa thì họ giải về kinh đô Phú Xuân, vua Thiệu Trị ra án xử trảm, sau vua nghĩ lại, đổi thành án trục xuất về Singapour, còn những người Việt Nam khác trên thuyền đều bị bắt giải về nhà giam Saigòn. Nhưng chỉ một mình ông Lê Văn Gẫm bị trói và đeo gông vì đã tự nhận là người chủ thuyền đi đón Đức Cha và những người trên thuyền.
Bị giam trong ngục ít ngày thì Ngài bị dẫn ra trước mặt các quan để lấy khẩu cung, bị đánh đau đớn và bắt Ngài bước qua Thập Giá. Dù bị đánh đập và làm khổ nhục, Ngài vẫn hiên ngang chịu đựng, nhất định không chịu bỏ đạo và bước lên ảnh tượng Chúa Trong thời gian bị giam 7 tháng trong tù, cha Thán cải trang vào thăm, giải tội và đưa Minh Thánh Chúa 3 lần, cha Phan Văn Minh sau này cũng được phúc tử vì đạo, cũng vào thăm, an ủi và khích lệ. Các tín hữu Thị Nghè, Chợ Quán, An Nhơn, Họ Lăng Chí Hoà cũng rủ nhau tới viếng thăm người chiến sĩ đồng đạo. Thân phụ Ngài và người em kế là Phaolô Bằng vì liên hệ cũng bị bắt, còn bà mẹ thì cũng phải trốn lén lút và cũng đã tìm đường vào thăm Ngài được một lần. Được gặp gỡ những người thân yêu, Ngài luôn tỏ ra vui vẻ, hiên ngang, tin cậy vào Chúa chứ không hề tỏ ra sợ hãi đòn vọt, tra tấn và ngay cả sự chết.
Trước sự cương quyết và lòng tin sắt đá của Ngài, vua Thiệu Trị phê án tử hình cho Ngài. Ngày 11 tháng 5 năm 1847 Ngài được đưa tới pháp trường Da Còm, nay là xứ Chợ Đũi. Được tin, rất nhiều giáo dân cũng như những người lương kéo nhau tới để chứng kiến cái chết anh dũng của người chiến sĩ Chúa Kitô. Trong số người hiện diện có ba người em của Ngài là Tôma Trọng, Phaolô Bằng, Anê Nguyện. Ông trùm Phước và ông Phaolô Bằng phải vất vả xô đẩy đám đông để cha Thán đến gần giải tội lần cuối cùng cho Ngài.
Khi nghe tiếng chiêng tiếng trống vang lên, và thấy những tiếng gào thét thương tiếc của đám đông chung quanh, tên lý hình không giữ được bình tĩnh nên phải chém tới ba lần, đầu vị tử đạo mới lìa khỏi cổ. Đầu vừa rơi xuống đất thì ba người em và những người tín hữu đã nhanh nhẹn xô vào thấm máu, lấy khăn bọc đầu Ngài rồi đặt xác và đầu Ngài lên chiếc võng, khiêng về an táng tại nhà thờ Chợ Quán. Cha Thán làm lễ an táng còn ông trùm Phước thì mua được xiềng xích, và tấm thẻ trao cho cha Miche.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bặc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988
Thánh Mathêu Lê Văn Gẫm
Áo dài gấm thắt khăn xanh
Bảng ghi thật rõ tội danh lính cầm
Hãy rao to chớ nói thầm
Rao cho thật đúng, đừng lầm đừng sai
Người mang áo gấm là ai?
Chính Lê văn Gẫm là người như ta
Lời trên thánh Gẫm nói ra
Thẻ ghi Lê Bối đạo tà Gia Tô
Hạ Châu đến Sanh Ga Po (Singapore)
Mã Lai đón đạo trưởng vô nước nhà
Chánh quyền bắt được không tha
Không nghe quá khoá lệnh ra chém đầu
Bị tra Lê Gẫm xưng tâu:
Xưng tên là Bửu quan mau đổi liền
Đổi ngay thành Bối đặt tên
Hai danh Bửu Bối nói lên ý lòng
Hiên ngang tiến giữa đám đông
Ý Ngài lưu lại một dòng máu thiêng
Mai sau rõi bước trung kiên
Theo Cha đừng sợ xích xiềng gươm đao
Nếu cần phải đổ máu đào
Xác tan hồn sẽ được vào Thiên Cung
Gia đình Công giáo đạo dòng
Ngụ làng Long Đại Gò Công Biên Hoà (Trương Hoàng)
Ngày 22 tháng 5:
Thánh Laurensô Ngôn,
Giáo dân ( 1840-1862)
Thánh Luarensô Ngôn sinh năm 1840 tại giáo xứ Lục Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, một giáo xứ đã có từ lâu đời của giáo phận Trung, nay là giáo phận Bùi Chu. Cha mẹ Ngài là người Công giáo gương mẫu. Từ nhỏ sống trong gia đình đạo hạnh, lớn lên Ngài lập gia đình với một thiếu nữ Công giáo cùng xứ và là một gia trưởng tốt lành, thương vợ thương con, trung thành với đạo Chúa.
Để nuôi sống gia đình, Ngài làm nghề nông, trồng cấy chăm chỉ như bao người giáo dân trong làng, suốt ngày chỉ biết an vui với ruộng vườn tươi tốt.
Một hôm Ngài đã bị tố cáo là theo đạo Kitô nên đã bị bắt. Nhưng vì thương vợ thương con còn bé dại nên Ngài đã đưa tiền chuộc cho quan để không phải bước qua Thánh Giá và được tự do về với gia đình.
Nhưng sống trong cảnh yên ổn chẳng được bao lâu, tới thời kỳ vua Tự Đức ra lệnh phân sáp khốc liệt bắt mọi người theo đạo Gia-Tô phải bước qua Thánh Giá. Nhiều ngườ tín hữu vì khiếp sợ đã phải miễn cưỡng làm theo Nhưng người tín hữu nông dân trung kiên này cương quyết không chịu bước qua Thánh Giá. Quan nóng giận ra lệnh bắt trói giải về Phủ Xuân Trưòng, tỉnh Nam Định Trong thời gian bị giam tù, Ngài lo lắng cho gia đình vì sợ hãi rồi bỏ đạo nên Ngài đã trốn về nhà để trấn an và khuyến khích cha mẹ, anh em và vợ con hãy bền chí, trung thành với Chúa, rồi Ngài lại trở về nhà giam. Biết được sự việc đã xẩy ra, quan ra lệnh đóng gông, xiềng xích lại và giải Ngài tới nhà tù An Xá, huyện Đông Quan. Tại đây, Ngài bị đòn vọt, tra tấn, làm khổ nhục ghê sợ. Nhưng Ngài vẫn can đảm, vững vàng trong Đức Tin. Ngài ăn chay mỗi tuần 3 ngày để đền bù về các tội trước kia Ngài đã làm mất lòng Chúa và cầu nguyện cho mọi người trong gia đình bên tâm vững chí trung thành với đạo thánh Chúa..
Một hôm Ngài bị điệu ra toà, các quan khuyên dụ:
– Anh là người nhà quê, ít học nên dễ bị lừa đảo. Đạo Gia Tô là tà đạo nên vua mới ra lệnh cấm, vua sợ nhiều người bị cám dỗ làm lạc. Vậy anh hãy tuân lệnh vua buớc qua Thập Giá thì ta sẽ cho anh về với vợ con, làm ăn..
– Bẩm quan lớn! Đạo Gia Tô dạy thờ phượng Thiên Chúa là đạo thật, sao quan lớn lại nói là tà đạo?Thiên Chúa là Đấng tạo dựng trời đất muôn vật, Ngài là Thiên Chúa thật. Thờ phượng Ngài như cha mẹ mình thì là đạo thật chứ?
– Nhưng vua truyền cấm và những người theo đạo Gia Tô phải bước qua Thập Giá. Lệnh của vua, anh phải tuân theo.
– Tôi sẵn lòng tuân theo lệnh vua. Nhưng chỉ tuân theo những điều phải lẽ. Lệnh cấm theo đạo Gia Tô và không được thờ phượng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng trời đầt muôn vật thì ngàn lần tôi cũng không thể theo lệnh vua được. Dầu có phải chém đầu thì tôi cũng xin vui lòng chịu chém, còn việc bỏ đạo thì dứt khoát là không.
– À! Anh nông dân nhà quê này mà cũng lý sự, cứng lòng không nghe lời khuyên dụ của Ta. Thật là đáng tội, đáng chết.
– Vâng, xin quan lớn soi xét. Nếu quan lớn thương mà tha cho tôi về với gia đình, vợ con thì tôi muôn vàn đội ơn quan lớn. Bằng không thì xin quan lớn cứ thi hành mệnh lệnh của vua. Tôi xin sẵn sằng chịu chết vì dđ5o thánh Chúa tôi.
Quan thấy một anh nhà quê làm ruộng mà đối đáp thắng thắn, lý luận vững vàngclạị ăn nói lễ phép thì tỏ vẻ suy nghĩ rồi ra lệnh cho lính trả về nhà tù.
Lần sau cùng bị đem ra tra vấn, quan lại bắt Ngài bước lên ảnh tượng Chúa thì Ngài đã kính cẩn quì xuống cung kính thờ lạy và hôn Thánh Giá. Thái độ hiên ngang, trung kiên đó lại làm cho quan bực tức, quan liền cho lệnh đánh đòn nát da nát thịt và tuyên án chém đầu.
Sau tám tháng rưỡi tù tội đầy ải, chịu đòn vọt, tra tấn nhục nhã, ngày 22 tháng 5 năm 1862 Ngài đã hiên ngang theo đoàn quân hùng hậu tiến ra pháp trường An Triêm, Nam Định, nhận cái chết để lãnh triều thiên tử đạo trước sự chứng kiến anh dũng của mẹ và người vợ thân yêu , ngày 22 tháng 5 năm 1862. Trước khi bị chém đầu, Ngài quay về phía mẹ và vợ đứng chứng kiến, giơ tay cúi đầu chào giã biệt rồi quì xuống đất cầu nguyện ít phút và đưa cổ cho lý hình chém để lãnh nhận triều thiên tử đạo vinh quang.
Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 29 tháng 4 năm 1951 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Thánh Laurensô Ngôn
Lệnh đem trở lại nhà giam
Ít lâu tái diễn việc này trước đây
Bắt ông quá khoá lần này
Thánh Ngôn quì xuống hai tay nhẹ nhàng
Nâng hôn Thánh Giá, trổi vang:
Con tôn thờ Chúa Thiên Đàng quyên uy
Chúa ơi! Lạy Chúa chớ vì
Nghe theo người thế đạp đi trên Ngài
Quan rằng: thôi chẳng một hai
Ngươi không tuân lệnh ngày mai tử hình
Chém đầu một kiếp nhân sinh
Vì t&oc