PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (71 – 80)

PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (71 – 80)

Hạnh Tích Các Thánh - Mar 24/03/2014

“Ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt.10. 33) Các quan thấy không thể thuyết phuc được cha Phêrô Nguyễn Văn Tự nên quyết định làm án cha Phêrô Nguyễn Văn Tự án trảm quyết (chém đầu) và ông trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh án trảm quyết gửi về triều đình xin vua phê chuẩn.

PHẦN II: HẠNH TÍCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO (71 – 80)

Ngày 5 tháng 9

Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự

Linh mục ( 1796-1838)

Thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự sinh năm 1796 tại làng Ninh Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nay thuộc giáo phận Bùi Chu trong một gia đình ngoan đạo. Ngay từ nhỏ, Ngài được cha mẹ cho vào Nhà Chúa học tập và rèn luyện các nhân đức để sau này mong con mình trở thành linh mục đạo hạnh. Tính Ngài rất thật thà, chăm chỉ học hành, cần mẫn trong bổn phận được trao phó. Nhờ vậy mà Ngài được các bề trên lưu ý cách riêng. Bề trên rất ngạc nhiên thấy một cậu bé ngoan ngoãn, hiền lành lại trổi vượt các nhân đức hơn các bạn tu cùng lứa tuổi.Bề trên nhận định cậu Tự có thể.là một linh mục tốt sau này nên cho cậu học triết rồi thần học Khi  học xong chương trình triết và thần học thì bề trên gọi lên chịu chức linh mục.Năm 1826 thầy Phêrô Nguyễn Văn Tự thụ phong linh mục lúc 30 tuổi. Sau khi làm linh mục, Ngài xin gia nhập dòng Đa Minh rồi tới ngày 4 tháng 1 năm 1827, Ngài chính thức khấn ba lời khấn của Dòng trong tay cha bề trên Amandi Chiêu. Là một linh mục dòng, cha hoàn toàn phục tùng quyền các đấng bề trên. Bề trên trao phó cho bất cứ công việc gì, dù khó khăn, nặng nhọc thì Ngài cũng cúi đầu vâng lời một cách rất khiêm tốn. Trong suốt 12 năm phục vụ dân Chúa trong thiên chức linh mục, Ngài đã được từ anh em linh mục tới giáo dân nhìn nhận Ngài như một tấm gương rất tốt lành về lòng đạo đức và nhiệt thành. Cuộc đời Ngài nổi bật nhất là đời sống cầu nguyện. Ngài luôn kết hợp với Chúa và trên tay luôn có cỗ tràng hạt. Ngài rất yêu mến và năng quì cầu nguyện trước ảnh tượng Đức Mẹ. Khi dâng lễ thì Ngài sốt sắng, trang nghiêm và tâm hồn như bay bổng lên trời, nhất là khi truyền Mình Máu Thánh thì Ngài trịnh trọng như thu hết tâm trí vào bánh thánh và chén thánh, lúc đó trông Ngài siêu thoát lạ thường.

Năm 1838 , bề trên chỉ định Ngài đi coi  xứ Đức Trai cũng gọi là Kẻ Mốt, thuộc tỉnh Bắc Ninh, giữa lúc vua Minh Mạng

ra sắc dụ cấm đạo khắt khe nhất. Vì thế khi về nhận xứ, Ngài không dám làm việc công khai mà chỉ âm thầm lén lút làm việc mục vụ vào các buổi tối. Ngài không dám xuất hiện nên cứ phải lén lút nay nhà này mai nhà khác rất vất vả.. May mắn là trong xứ có môt viên chức tốt lành, tên Quang. Nhà ông này có vườn chuối và trầu khá lớn và rất rậm rạp. Ông nghĩ có thể đón rước cha xứ tới trú ẩn tại đó.Một hôm ông lén tới gặp cha Tự. Ông nói:

– “ Thưa Cha, tình thế khó khăn quá như thế này, con rất lo lắng cho tính mạng của cha. Cha cứ lưu động mãi như thế này thì sợ có ngày bại lộ. Vậy nếu cha đồng ý thì xin cha tới ấn lánh tại vườn chuối và trầu của con. Vườn vừa rộng lớn vừa rậm rạp khá kín đáo”

Nghe ông Quang dề nghị, cha đồng ý ngay, rồi ngay tối hôm đó, cha tới trú trong vườn chuối nhà ông Quang. Mỗi buổi sáng ông Quang canh gác để cha dâng lễ ngay trong khu vườn.Ngày này qua ngày khác cha Tự vẫn tiếp tục lo việc phục vụ Chúa qua bổn phận đã được trao phó. Cha rất sốt sắng chăm lo phần linh hồn cho giáo dân và tìm mọi cách để lo việc truyền giáo, mở mang Nước Chúa.

Nhưng tình thế bắt đạo mỗi ngày một gia tăng, quan quân đi xục xạo khắp nơi tìm bắt hết các đạo trưởng. Một hôm quan quân kéo nhau về bao vây làng Kẻ Mốt để bắt cha Tự. Khi biết tin, một vai anh em thanh niên đã nhanh chân đưa cha đi lánh tại nhà bà Thảo.Khi cha tới thì bà Thảo nói:

– “Thưa cha, con mời cha vào. Con thà chết chẳng thà bỏ cha”

Tại nhà bà Thảo, thầy Đa Minh Úy 26 tuổi là người đi sát với cha trong việc tông đồ. Thầy đã đích thân lo tu bổ xây cất nơi trú ẩn này. Thầy làm một lầu và một hầm. Thầy tính cha sẽ ở dưới hầm, còn thầy thì ở trên  Nếu lính có tới khám xét thì chỉ bắt được thầy, còn cha ở dưới hầm thì sẽ thoát nạn..

Nhưng quân lính khám xét thấy áo lễ và chén lễ của cha mà không thấy cha, nên bọn lính bắt một số dân đánh đập tra khảo, trong số đó có ông lang Ninh, vì yếu đòn quá nên đã khai ra chỗ cha đang ẩn trốn. Ông lang Ninh đến nhà gặp ông Quang, bàn chuyện nộp cha. Nhưng cả hai ông lại sợ mang tiếng với dân làng nên bày kế là ngày mai sẽ cho người giả vờ đem cha đi trốn ở làng Hương bên cạnh, có chỗ kín đáo và bảo đảm hơn, rồi báo cho lính biết chặn đường vây bắt.cha luôn.

Sáng hôm sau, đúng như kế hoạch, trên đường chạy trốn có cha Tự, thầy giảng Đa Minh Úy và một chú giúp lễ cùng đi tới nhà ông Loan thì bị quân lính vây bắt.Khi bắt được cha tạI nhà ông Loan bọn lính trói xiết cánh tay cha mạnh quá làm sai khớp xương rất đâu đớn. Họ diệu cha tới công trường làng, có ông Loan là trưởng làng vì thấy tay cha đã sai khớp lại chảy máu nữa nên ông cởi trói cho cha và nói với cha:

– “Cha à! Xin cha nộp sáu lạng bạc, bọn lính sẽ tha cho cha”.

Cha bĩnh tĩnh trả lời:

– “Trước kia tôi đã mất tiền cho khỏi bị bắt. Bây giờ Chúa đã thương cho tôi được tuyên xưng đạo Chúa. Xin các ông cứ nộp tôi cho các quan”.

Bọn phản bội biết cha.không bỏ tiền ra. Chúng lại trói cha và giải cha đem nộp cho các quan ở làng Sĩ An. Khi gặp cha, quan hỏi:

– “Cha đã bắt và trói ở đâu trong ba bốn ngày hôm nay?”

Cha trả lời:

– “Nếu không có ông Loan thì khi nào các ông mới bắt được tôi?”

Quan nghe cha nói, hiểu truyện và không nói gì thêm. Quan ra lệnh tất cả mọi người Công giáo phải bước qua Thánh Giá, người sau cùng là cha Nguyễn Văn Tự. Cha đứng nhìn con chiên lần lượt bước lên Thánh Giá mà lòng quặn đau. Cha tru lên khóc:

Xin Chúa và Đức Mẹ tha tội cho các con chiên của con”

Nói xong Ngài nghẹn ngào lau nước mắt. Nhưng an ủi cha là cha thấy thầy Úy và một vài người nữa không bước qua Thánh Giá. Sau cùng quan truyền:

– “Bây giờ đến lượt ông Nguyễn Văn Tự bước qua”.

Cha Tự không nói gì, im lặng đi tới Thánh Giá,  không bước qua mà lại ôm hôn kính Thánh Giá. Cha nói cách giõng giạc và lớn tiếng:

– “Tôi là linh mục, không bao giờ tôi bước qua Thánh Giá, vì Thánh Giá là dấu Chúa chọn để cứu chuộc nhân loại. Quan tha thì tôi về, bằng không thì tôi sẵn lòng chịu chết. Sẽ không bao giờ tôi phạm đến Chúa tôi thờ”.

Sau đó, quan cho giải cha về huyện Lương Tài quan ngỏ ý đòi cha nộp tiền thì tha. Nhưng cha cương quyết không nộp, quan lại cho giải về tỉnh Ninh Thái, tức thị xã Bắc Ninh ngày nay. Về tới nhà tù Bắc Ninh cha gặp lại thầy giảng Đa Minh Bùi Văn Úy. Hai cha con vui mừng được gần nhau để an ủi và khích lệ nhau. Cha Phệrô Nguyễn văn Tự hỏi thầy:

– “Con có muốn được tha thì cha sẽ khai con chỉ là người nấu cơm cho cha thôi, vì sự thực cũng là như thế”.

Thầy Bùi Văn Úy trả lời:

– “Thưa cha! Cha đừng khai như vậy. Con ước ao được theo cha, nếu phải chết cho Chúa, con xin sẵn sàng”.

Thế là hai cha con được giam chung với nhau trong một thời gian cho tới khi cha Phêrô Tự được phúc tử đạo trước thầy giảng Đa Minh Bùi Văn Úy.

Sáng hôm sau, quan cho mời cha tới phòng riêng, tiếp cha rất lịch sự, cho cha ngồi chiếu tử tế rồi hoà nhã hỏi cha về các Thừa sai vả đạo trưởng trong giáo phận. Cha cũng vui vẻ và lịch sự không kém trả lời quan về hai vị Giám mục và những linh mục đã bị bắt rồi. Quan nghe cha khai như thế thì tỏ ra hài lòng rồi quan lại đưa các đồ thờ phượng tịch thu như áo lễ, chén lễ, áo lễ và các đồ thờ yêu cầu cha cắt nghĩa. Cha lại được dịp cắt nghĩa và giảng đạo cho các quan nghe. Cha cũng bác bỏ những điều bịa đặt và cắt nghĩa xuyên tạc về các nghi thức phung tự trong đạo Công giáo. Các quan nghe xong, tỏ ra thông cảm với cha.

Một hôm ngồi trong tù, tình cờ cha thấy có một đống sách họ tịch thu của cha. Cha lấy một cuốn mở ra thì may mắn vô cùng, cha thấy ở ngay trang cuối có ghi tên một số người tín hữu, cha vội vàng tìm cách hủy ngay tên những người giáo dân này. Ở trong tù, lính canh gác cẩn mật lắm, rất khó có thể thực hiện ý định này được. Cha liền nghĩ ra kế xin họ cho cha chiếc chiếu, lấy cớ là chiếc chiếu cha nằm ẩm ướt hôi thối lại bị muỗi cắn qúa. Khi được chiếc chiếu, cha giả bộ nằm ngủ cuộn người trong chiếc chiếu rồi từ từ nhai nát những trang giấy này nuốt hết. Thế là kế hoạch thành công. Cha vui mừng vì chỉ sợ những giáo dân này còn yếu kém đức tin mà bị bắt thì họ sẽ bước quan Thánh Giá như bao tín hữu khác đã bị bắt và họ đã xếp hàng đứng lần lược bước lên Thánh Giá để bỏ đạo mà cha đã đau lòng chứng kiến hôm cha cùng bị bắt với họ.

Trong tù cha thường nói với thầy Đa Minh Úy, thầy Phaxicô Mậu và bốn giáo dân nữa là Giuse Cảnh, Tôma Đệ, Augus-tinô Mới và Stêphanô Vinh, sau này tất cả những người này đều được phúc tử đạo.ngày 19 tháng 12 năm 1839)  Cha nói. rằng:

– “Ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt.10. 33)

Các quan thấy không thể thuyết phuc được cha Phêrô Nguyễn Văn Tự nên quyết định làm án cha Phêrô Nguyễn Văn Tự án trảm quyết (chém đầu) và ông trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh án trảm quyết gửi về triều đình xin vua phê chuẩn, còn 5 người kia thì truyền đánh mỗi người 100 roi rồi phát lưu về Bình Định.

Sau nhiều ngày các quan chờ đợ bản án gửi về, thì ngày 7 tháng 8 triều đình gửi bản án trả lại. Nhưng vua truyền lệnh tra hỏi lại.cha Tự và những ngườI này.  Nếu những người này vui lòng bỏ đạo thì được ân xá. Nếu bướng bỉnh ngoan cố chống lại lệnh vua thì chém đầu hai vị trên còn những người kia thì xử giảo tất cả.

Hai ngày sau, các quan vâng lệnh vua lại cho lệnh dẫn  cả bảy người ra toà. Các quan ngọt ngào khuyên dụ bỏ đạo. Khuyên không được các quan lại doạ nạt. Các quan hỏi cha Phêrô Tự:

– “Này ông Tự, thực tình chúng tôi muốn tha ông. Vậy ông nghe chúng tôi bước lên Thánh Giá để được tha”

Cha Phêrô Tự khiêm tốn trả lời:

“Tôi cám ơn các quan về những hứa hẹn này. Nhưng tôi không thể bỏ Thiên Chúa của tôi để theo vua và các quan. Tôi không thể dày đạp lên ảnh của cha mẹ tôi cũng như ảnh vua thì làm sao tôi có thể dày đạp lên ảnh Thiên Chúa của tôi?” Tôi vui lòng chết vì Thiên Chúa của tôi”.

Nghe những lời đầy tâm huyết nhưng rất khẳng khái của cha. các quan biết không làm gì hơn được nên cho lệnh đưa Ngài về nhà ngục Sáu đó các quan cho biết là ngày 5 tháng 9 sẽ thi hành án lệnh của vua. Được tin, cha vui mừng nhờ một giáo dân mời cha Phương xứ Kẻ Roi vào thăm để giải tội cho Ngài. Hai ngài gặp nhau cảm động, an ủi và khích lệ nhau và hẹn gặp nhau trên Thiên Đàng, rồi cha Phương phải vội vã đi ngay vì sợ lính gác phát giác cha Phương là đạo trưởng..

Quan đầu tỉnh quyết định, sáng ngày 5 tháng 9 năm 1838, các quan giám sát và dội quân lý hình áp giải cha Phêrô Nguyễn Văn Tự và ông trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh ra pháp trường Đồi Xài Bông, Bắc Ninh để xử tử. Trên đường ra pháp trường, cha  phủ kín mũ áo dòng trên mầu để âm thầm cầu nguyện. Nhiều người theo sau muôn nhìn mặc cha nên xin lính đến xin cha kéo mũ áo dòng xuống để nhìn được mặt Ngài. Một ngườI được nhìn thấy bộ mặt tươi vui quả cảm của cha đã nói:

_ “Nhìn khuôn mặt đầy nhân ái, trẻ trung và cương nghị của Ngài. Tôi thương Ngài quá! Chết uổng quá!”

Một bà ngoại giáo thêm lời:

– “Ông ta giơ cao Thánh Giá để quảng cáo đạo ông ta”

Bà khác cướp lời:

– “Không phải thế đâu. Ông ta chết vì cây Thánh Giá đó mà!”

Chị Nga còn trẻ đi bên cạnh bà cụ già, thêm lời:

– “Một ngườ còn trẻ, đẹp trai, cao ráo như thế mà đem đi chết người ta. Mấy ông này ác thật”.

Mấy tên lính đi bên cạnh quay lạI doạ nạt:

– “Liệu lời mà nói. Không chừng phải chém đầu hết bây giờ”.

Nói chưa xong thì đoàn quân đã đi tới Đồi Xài Bông nơi đã hành quyết nhiều người. Nhưng không hiểu vì lý do gì quan giám sát lại ra lệnh dẫn cha về phía bên phải của đồi để xử cha tại đó. Cha quì cầu nguyện vài phút thì quân lý hình tới tháo gông và trói chặt cánh tay cha ra đàng sau.Trong khi trói cha thì có một ngườI tín hữu rất quí mến cha tên là Hải Thạc sau cũng được phúc tử đạo tới xin đặt một miếng gối lớn xin cho cha quì trên gối để khi bị chém thì máu sẽ đổ trên gối. Cha có một thân hình to con và cao ráo nên khi quì, cũng vẫn còn cao nên cha phảI cúi đầu thấp xuống để cho lý hình chém dễ dàng hơn.Khi chuẩn bị đã xong, quan giám sát noi lớn:

– “Hãy dùng một nhát gươm mà chén đầu ông ta một nhát rồi tung đầu lên cao cho mọi người thấy”

Quan nói xong thì ba hồi chiêng trống nổi lên, bầu trời bỗng tối sầm lại, sấm sét nổ rợn rùng. Tiếng chiêng cuối cùng, một tên lý hình vung cao chươm chém một nhát không đức cổ, anh phải chém nhát thứ hai cổ mới đứt rồi lý hình tung đầu Ngài lên cao. Nhiều người chứng kiến la lối ầm ĩ. Có tiếng kêu la:

– “Giêsu Maria! Xin đón nhận thầy cả Phêrô vào Thiên Đàng”.

Một sự lạ xẩy tới là khi đầu Ngài vừa rơi xuống đất thì một dàn chim đông vô kể từ đâu bỗng bay tới vây quanh xác Ngài. Một ông già đã lấy tấm khăn thấm máu Ngài thì thật lạ lùng, ông thấy ba tấm hình nổi trên chiếc khăn của ông. Một hình cha thánh Phêrô Nguyễn Văn Tự, một hình người lý hình đang vung gươm chém đầu Ngài và một hình pháp trường nơi xử trảm Ngài. Một chuyện la khác là có một em bé bị bệnh đau bao tử nhiều năm, uống nước hoà chút máu của Ngài, em đó khỏi bệnh ngay.Người ta còn ghi lạI rằng cậu Tham con quan Tuần giữ một miếng vải áo dòng của Cha, nhiều người xin chuộc lại. Nhưng cậu nói:

– “Từ khi tôi mang miếng vải này ma quỉ không dám quấy phá, cám dỗ tôi nữa, nên tôi không bán lại cho ai đâu”.

Một chuyện lạ khác, có một tên lính bị qủi nhập, hành hạ anh ta khổ lắm. Người ta lấy nước thánh rẩy trên anh, nhưng anh ta chỉ cười. Tới ông Loan nhớ là chiếc gươm chém đầu cha thánh Tự, ông còn giữ. Ông Loan lấy chiếc gươm đó áp vào cổ anh bị qủi ám, tức thì anh ta khỏi và nói được như bình thường. Ngay từ khi bị chém, cha thánh Tự đã làm nhiều phép lạ. Nhiều người gặp những sự khó khăn hay bệnh nạn, cầu xin với cha thánh Phêrô Tự đều được Chúa cho như ý.

Sau khi xử, quan ra lệnh phải chôn ngay tại đó, nhưng sau giáo hữu bỏ tiền mua chuộc để rước thi hài Ngài về an táng tại họ Nghĩa Vũ, huyện Yên Dũng, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Ngày 5 tháng 9

Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh

Trùm Họ và Lang Y  (1763-1838)

Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh năm 1763 dưới thời Chúa Trịnh Doanh tại làng Ván, tỉnh Bắc Giang. Ngay từ nhỏ, ông đã được may mắn sống với cha già Huy ở làng Thổ Hà, huyện Yên Việt và được cha dạy dỗ về đời sống đạo đức và tập luyện các nhân đức, nhất là đức hy sinh  Nhờ vậy mà ông đã được nhiều người nhìn nhận là hiền lành, hay thương giúp đỡ những người bệnh tật già yếu và sống rất đạo dức.

Khi tới tuổi lập gia đình, ông quen biết rồi sau kết bạn với một thiếu nữ Công giáo tại làng Thọ Bá. Hai người sống rất hạnh phúc bên nhau, cùng khuyến khích nhau thăng tiến đời sống đạo đức.trong gia đình  Nhờ sống với cha già Huy từ nhỏ cho nên cha đã truyền cho ông nghề làm thuốc, chữa được rất nhiều người bệnh, nhất là chữa miễn phí cho những người nghèo khó không có tiền bạc .Ông có một số thuốc gia truyền chuyên trị các thứ bệnh của phụ nữ và con nít. Nhờ vậy mà ông rửa tội được rất nhiều trẻ em trước khi chết. Ông có lòng chung, chuyên lo cho các việc trong xứ đạo, nhất là tìm mọi cách để giúp đỡ cha xứ về vấn đề tài chánh Vì sự hy sinh và quảng đại rất lớn nên mọi ngưòi trong giáo xứ Thổ Hà đều tin tưởng và quí trọng ông nên đã bầu ông làm trùm họ đạo. Một điểm rất nổi bật trong đời sống của ông là đời sống cầu nguyện. Ông không đi tu nhưng lại sống như các vị tu hành. Suốt ngày ông chỉ đọc kinh cầu nguyện. Có thể nói cầu nguyện là hơi thở của ông. Sáng tối và trong ngày, khi nào rảnh rỗi một chút là ông lần hạt Mân Côi dâng kính Đức Mẹ.

Một ngày kia trong làng có ông Hương Bích vì thấy ông được lòng mọi người nên sinh lòng ghen tương, đi tố cáo ông trùm Cảnh là người rất sùng đạo, hay chứa chấp và giúp đỡ các đạo trưởng. Ông trùm Cảnh không hay biết điều này nên có ngưòi mời ông tới chữa bệnh và rửa tội cho họ.  Trong lòng ông cũng biết trong lúc này mà đi rửa tội là rất nguy hiểm. Nhưng ông vẫn nhất quyết đi để cứu các  linh hồn. Trên đườn đi thì bất ngờ gặp quan quân kéo tới vây bắt ông lúc ông đã 75 tuổi. Họ bắt ông đeo gông rồi giải về tỉnh Bắc Ninh giam chung với cha Phêrô Nguyễn Văn Tự, thầy Đa Minh Úy, ba ông trùm khác và một giáo dân.

Bị giam trong ngục tù, nhiều lần đã già, tuổi cao nhưng Ngài vẫn bị đeo gông, xiềng xích tay chân, bị đánh đập và làm nhục nhã đủ điều. Ngày 12 tháng 7 quan lớn kêu tất cả những người đang giam tù ra toà. Quan dọa nạt, đánh đập tàn ác rồi bắt từng người phải bước qua Thánh Giá để được tha cho về. Mấy người cùng bị bắt với Ngài, vì sợ đòn và nhát gan quá nên đã lần lượt nghe lời khuyên dụ của các quan mà bước qua Thánh Giá để được tha. Còn lại bảy người là cha Phêrô Tự, ông trùm Giuse Cảnh, thầy Đa Minh Uý, thầy Mậu, ba thanh niên là Mới, Đệ, và Vinh. Quan thấy ông trùm Cảnh cao niên nên xếp ngang hàng với cha Phêrô Tự, còn hai thầy và ba thanh niên thì xếp vào chung với nhau, hy vọng trẻ tuổi thì dễ dàng chinh phục hơn

Lần khác, quan lại gọi ông Hoàng Lương Cảnh ra hầu toà,  các quan ngon ngọt khguyên dụ ông:

– “Này cụ già, năm nau cụ đã 75 tuổi rồi, chúng tôi không muốn làm khổ cụ, nhưng chỉ vỉ vâng lệnh vua mà thôi. Vậy giờ đây cụ nghe chung tôi mà bước lên Thánh Giá này thì cụ được về ngay thôi”.

Cụ trùm giõng giạc trả lời các quan:

– “:Bẩm lạy các quan, việc các quan tha cho tôi về thì tôi cám ơn các quan, còn việc bỏ đạo, bước qua Thánh Giá thì không thề được. Tôi đã giữ đạo từ nhỏ, nay các quan bảo bỏ thì đút khoát là không thể được, dù phải trăm ngàn sự đau đớn bởi đòn vọt và phải chết thì tôi xin sẵn lòng chịu hết. Bỏ đạo thì không”.

Các quan lại hỏi:

“Vậy ông đã chứa chấp các đạo trưởng thì nay các đạo trưởng ấy ở đâu?”

Ngài trả lời:

– “Tôi có giúp đỡ và đôi khi cho các ngài ở một hai ngày. Nhưng sau đó các ngài đi đâu và tới ở nhà ai thì tôi không biết

Các quan thấy cụ thật thà, nói năng chững chạc thì tỏ lòng trọng kính. Các quan lại hỏi cụ:

– “Này cụ già! Cụ đã thấy nhiều người bước qua Thánh Giá, trẻ cũng có mà cả những người già nữa cũng vậy. Rồi có cả những người bỏ đạo rồi đi tố cáo các linh mục nữa. Còn cụ, sao cụ cứng lòng thế. Cụ không sợ chết à?”

Ngài đáp lại:

– “Những người phản bội Chúa thì họ cũng có thể phản bội vua và các quan dễ dàng, không thể tin họ được. Còn những người đi tố cáo các linh mục thì cũng giống thằng Giuda xưa tham tiền đem bán thầy mình là Chúa Giêsu vậy. Thật đáng kinh bỉ”.

Các quan lại hỏi cụ:

– “Họ bắt Chúa rồi họ làm gỉ?

Cụ được dịp nói về Chúa cho các quan nghe:

– “Khi quan quân tới bắt Chúa thì Chúa hỏi họ: “Các anh đến bắt ai”. Họ thưa: Giêsu Nazareth. Chúa trả lời: “Chính tôi đây”. Chúa nói câu đó thì quan quân lính đều ngã xuống đất hết. Chúa lại cho họ đứng dậy và đưa tay cho họ trói lại. Họ bắt Chúa đeo xiềng xích cũng giống xiềng xích cha Tự đang mang đây”.

Nghe Ngài nói xong, các quan lại cho lính dẫn Ngài trở về ngục. Sau cuộc đối chất với các quan, ông trùm Cảnh cảm thấy mình vững tâm và can đảm hơn, không sợ chết, không sợ bị hành hạ thân xác nữa. Ông khích lệ và nhắc nhở anh em đọc kinh cầu nguyện. Ông rất thuộc kinh nên ông đọc rất nhiều kinh cho anh em nghe. Những người cùng bị giam chung với cha và với ông trùm Cảnh thì đều hăng hái, cương quyết và rất anh hùng trước mọi hình khổ.

Các quan biết ông trùm Cảnh và cha Tự thì không còn cách nào có thể thuyết phục được nên quyết định làm bản án gửi về triều đình. Nhưng trước khi làm bản án các quan lại gọi ông trùm Cảnh ra toà khuyên dụ lần cuối cùng. Trước mặt các quan, các quan hỏi ông:

– “Cụ Hoàng Lương Cảnh, chúng tôi đã đặt cây Thánh Giá trên mặt đất. Bây giờ chúng tôi yêu cầu cụ chỉ bước qua một lần thì chúng tôi tha cho cụ”.

Ông im lặng đi tới cây Thánh Giá, cung kính ôm Thánh Giá và trân trọng hôn rồi nói với các quan:

– “Xin các quan tha lỗi cho tôi, tôi không thể làm khác được.”

Sau đó cụ lẩm bẩm đọc kinh. Thấy cụ đọc kinh, các quan bảo cụ đọc to lên. Cụ liền đọc lớn tiếng:  “Lạy Chúa Giêsu là đàng ngay nẻo thật, xin Chúa thương ban bình an cho chúng con. Xin Chúa chỉ đàng dẫn lối cho chúng con đến cùng Chúa. Xin Chúa ban cho các vua chúa, quan quyền được bình an khoẻ mạnh. Xin Chúa giúp đỡ vua khôn ngoan biết thương dân trị nước”. Các quan ngạc nhiên khi nghe cụ đọc tới những câu khấn nguyện cho vua quan…”. Quan tổng đốc ngạc nhiên hỏi cụ:

– “Tại sao lại cầu nguyện cho vua quan là những người đang hành hạ mình như thế?”

Cụ bình tĩnh trả lời:

– “Chúa dậy chúng tôi phải yêu thương những người làm hại chúng tôi cơ mà!”

Quan thấy cụ già yếu thì tội nghiệp, quan khuyên dụ cụ hết lời. Nhưng cụ luôn giữ vững ý định, dù có phải chết thì cũng chiụ chết chứ dứt khoát không thể bỏ đạo, bỏ Chúa được. Cụ xin quan:

– “ Xin quan cứ làm án cho tôi như án cha Tự, được vậy thì tôi mừng vô cùng”.

Ngày 4 tháng 9 năm 1838, quan tỉnh Bắc Ninh nhận được bản án từ triều đình gửi về như sau:

-“Đạo trưởng Phêrô Nguyễn Văn Tự và đạo mục Giuse Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết ngay tức khắc”..

Khi được tin sẽ bị xử trảm, cha Tự và cụ trùm Cảnh vui mừng gĩa biệt các bạn tù và cầu chúc các bạn vững vàng, trung kiên với Chúa đến cùng. Viên cai ngục vì mến cụ trùm Cảnh ở tuổi già yếu, muốn mời cụ dùng một chén nước trà để lấy sức:Ông nói:

– “Này cụ, tôi thương mến cụ lắm. Nay biết tin cụ sắp phải hành quyết. Vậy tôi muốn mời cụ dùng với tôi môt ly nước trà đề lấy sức mạnh mà chiụ sự khó”.

Cụ vui vẻ cám ơn và nói:

– “Tôi xin hết lòng cám ơn ông. Giờ này tôi chẳng còn thiết ăn uống gì nữa, tôi chỉ mong theo chân cha tôi ra pháp trường chết để làm chứng cho Chúa thôi”.

Sáng ngày 5 tháng 9 năm 1838 cha Phêrô Nguyễn Văn Tự trong bộ áo dòng trắng còn cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh cũng khoác trên mình tấm áo dòng Ba Đa Minh bước vất vả vì tuổi già, theo sau cha Phêrô Tự tiến ra pháp trường. Cả hai đều vui tươi, miệng đọc kinh cầu nguyện. Cụ trùm Giuse Cảnh cổ vẫn đeo gông và tay thì cầm ảnh Chúa Giêsu mà cụ đã nâng niu suốt trong 2 tháng ở nhà tù vừa qua. Đi gần tới nơi xử, mấy người con cháu của cụ đi theo sau nói lớn:

– “Ba ơi, ông ơi! Chúng con thương ba, các cháu thương ông lắm. Lên Trời nhớ cầu nguyện cho chúng con, ba nhé!”

Ông quay lại nói nhỏ:

– “Bố xin Chúa chúc lành và ban thêm Đức Tin cho me và các con các cháu. Hãy sống đạo tốt lành. Bố chỉ mong thế thôi”.

Mấy tên lính đẩy cụ đi nhanh hơn và quát lớn cấm không ai được phép nói. Đi tới nơi xử, một giáo dân đã sắm hai chiếc gối lớn đặt chỗ xử, để khi chém thì máu tấm vào chiếc gối đó. Hai tôi tớ trung kiên của Chúa quì trên chiếc gối sót sắng cầu nguyện rồi ba hồi chiêng trống nổi lên, lý hình vung gươm thật cao chém một nhát, đầu cụ trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lìa khỏi cổ. Những người lương giáo xô nhau tới thấm máu và tranh nhau xé những tấm áo dòng, đem về chữa bệnh và trừ tà. Sau đó theo lệnh,  người ta phải chôn xác cụ ngay nơi bị xử. Đêm thứ hai mấy người lương ra đào lấy xác cụ và bán lại cho giáo dân làng Thổ Hà 36 quan để rước về an táng tại nhà thờ họ của mình.

Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã suy tôn Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900., và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.

 Ngày 17 tháng 9

Thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu

Linh mục (1756-11798) 

Thánh Emmanuel Nguyễn Văn Triệu sinh tại làng Kim Long, Phú Xuân , Huế thuộc tổng giáo phận Huế ngày nay. Cha của Ngài là ông Cai Nguyễn Văn Lương, một võ quan phò chúa Nguyễn. Trong một trận giao tranh ác nghiệt với quân Tây Sơn, ông đã tử trận. Cậu Triệu sớm mồ côi cha và được xếp vào số các nghĩa tử của các gia đình tử sĩ. Sau khi cha tử trận cậu sống với mẹ ở Thợ Đúc rồi năm 1771 cậu gia nhập quân đội lúc 15 tuổi  Năm 1774 anh Nguyễn Văn Triệu cùng các bạn đồng đội tiến chiếm được Phú Xuân Nhưng sau đó, quân Tây Sơn từ miền Nam tiến ra dánh chiếm được Phú Xuân năm 1786 thì vệ binh Nguyễn Văn Triệu theo chủ của mình là Trịnh Khải rút về Thăng Long. Thừa thắng xông lên, tháng 6 năm đó quân Tây Sơn lấy lý do phò Lê diệt Trịnh, hung hăng tiến quân đánh thẳng ra Bắc. Quân Tây Sơn mạnh như vũ bão, Trịnh Khải hốt hoảng mổ bụng tự tử. Vua Lê Cảnh Hưng qua đời, Lê Chiêu Thống lên ngôi. Miền Bắc lại xẩy ra cuộc nội chiến giữa hai phe phái Trịnh Lệ và Trịnh Bồng. Trước cảnh nồi da xáo thịt, anh em giết nhau này đã làm cho anh vệ binh Nguyễn Văn Triệu suy nghĩ và đưa tới một cuộc đổi đời toàn diện khiến nhiều người ngỡ ngàng khó hiểu., từ một anh vệ binh phò Lê diệt Trịnh tiến tới một linh mục của Chúa., để phục vụ tha nhân.

Năm 1786, bước vào tuổi 30 năm tròn, với 15 năm trong binh nghiệp. Anh vệ binh Nguyễn Văn Triệu xin giải ngũ và trở về đời sống dân sự. Anh sốt sắng đi tham dự thánh lễ hằng ngày và chăm chỉ đọc kinh sáng tối cầu xin Chúa cho biết ý Chúa trong việc định hướng cuộc đời. Anh may mắn gặp được một linh mục Thừa Sai dòng Chúa Giêsu. Làm việc truyền giáo ở Hà Nội. Anh nhận ngài làm cha linh hướng. Cha hướng dẫn và giúp anh lựa chọn hướng đi cho cuộc đời. Linh mục Thừa Sai này giới thiệu anh với Đức Giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài là Đức Cha Obelai Khâm. Đức Cha tiếp xúc với anh và thấy anh có một ước mong mạnh mẽ là muốn trở thành linh mục để phục vụ Chúa. Đức cha cho anh vào Chủng viện Trung Linh, học triết và Thần Học Khi đã hoàn tất chương trình triết và thần học năm 1793. Sau 7 năm tu luyện các nhân đức và trau dồi kiến thức, thầy  Emmanuel Nguyễn Văn Triệu được lãnh chức linh mục qua bàn tay Đức Cha Alphonsô Phê. Khi ấy Ngài đã 37 tuổi.

Chịu chức linh mục ở tuổi 37, cha Emmanuel Triệu đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm trong suốt 15 trong quân ngũ cũng như trong những năm học tập trong chủng viện, nhờ đó, sau khi lãnh chức linh mục, cha đã rất thành công trong sứ vụ linh mục, trong những công tác mục vụ đó đây, đâu đâu cha cũng gặt hái được những thành quả rất đáng khen ngợi. Đức Giám mục cũng như các đấng bề trên rất hài lòng về những thành quả trong đời mục vụ của Cha. Cha làm

việc gì cũng rất ngăn nắp, thứ tự và có phương pháp theo kiểu “nhà binh”. Đường lối phải rõ ràng, minh bạch nhưng cha lại biết dung hoà trong sự uyển chuyển rất dễ thương. Nhờ vậy mà những người cộng tác với cha, ai cũng cảm thấy rất thoải mái. Được như vậy, có lẽ một phần cũng nhờ sự khiêm tốn, vui vẻ, hài hoà của cha nữa.

Vào những năm 1792 tới 1802 dưới triều vua Cảnh Thịnh, tình hình chính trị trong nước dần dần trở nên sôi động. Nguyễn Ánh củng cố và tổ chức quân đội hùng mạnh  chiếm đóng tại Gia Định rồi cứ tới mùa mưa to gió lớn thì kéo quân ra đánh phá Huế Yểm trợ cho quân đội của Nguyễn Ánh có một số quân nhân của Pháp do sự móc nối của Đức cha Bá Đa Lộc. Vua Cảnh Thịnh biết được việc này thì sinh lòng ác cảm với Đức cha Bá  Đa Lộc rồi ghét luôn cả đạo Công Giáo. Nhưng rất may mắn là trong triều có quan Thượng Thư tên là Hồ Cung Điều là người Công Giáo, quan Thượng Điều trình bày lý lẽ và cắt nghĩa c