“Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở”, Lời Chúa rất là thấm thía ! Con hãy đối xử với mọi người khác nhau, kính trọnng từng tâm hồn. Đừng xem con người như một con số, một khối lượng, công là ra đáp số !
7. THÁNH HÓA GIA ĐÌNH
Ông bà ta cầu nguyện:
"Lại xin Đức Mẹ xuống ơn Giữ gìn cha mẹ nhà con yên hàn.
Xin cho nước trị dân an."
Mẹ có một gia đình, gọi là gia đình thánh, vì ở nơi tổ ấm Na-da-rét, thánh Giu-se, Đức Mẹ và Chúa Giê-su đã biến khung cảnh sống của mình làm nơi cư ngụ của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Ba mươi giáo dân nam nữ già trẻ, cũng hy sinh mạng sống trên nền Nhà Thờ La Vang, là chứng nhân cuộc sống gia đình thánh thiện của ông bà ta. Ngày nay, khủng hoảng gia đình không phải là việc của nước nào, xứ nào khác, nhưng đi vào xã hội Việt Nam chúng ta. Gia đình là thách đố lớn lao nhất của thời đại chúng ta. Chúng ta hãy biến gia đình trở nên mái ấm của nguyện cầu, và tình thương ở đó Mẹ Ma-ri-a là mẫu mực và là kẻ trung gian. Gia đình chúng ta phải là cái nôi sự sống và tình yêu được nuôi dưỡng, thăng tiến và ấp ủ.
"Xin cho nước trị dân an."
Tổ quốc là đại gia đình. Bốn chữ "Nước trị dân an" diễn tả quá đầy đủ. Nếu không có chính phủ tốt, không phát triển, không có công bình thì làm sao dân an được ! Mẹ La Vang, Mẹ đã đưa Chúa Ki-tô con Mẹ, vào dân nước chúng ta. Noi gương Mẹ, mỗi một Ki-tô hữu tận tâm yêu thương đồng bao mình, phát triển văn háo dân tộc, đóng góp sức lực của mình, dấn thân phục vụ công ích để thăng tiến cuộc sống người dân, tạo phú cường, thịnh vượng, và an vui cho cộng đồng xứ sở. Nhiều lần Đức Thánh Cha quả quyết: "Người Công Giáo Việt Nam là những công dân tốt, chung sức xây dựng tổ quốc." Đức Hồng Y R. Etchegaray giảng: "Anh chị em hãy hãnh diện làm người Công Giáo, làm người Việt Nam."
Gia đình, tế bào của Hội Thánh
– Đôi bạn đối với nhau, cũng như đối với con cái, sống tất cả tình yêu của Chúa Giê-su đối với mọi người.
– Tình yêu hôn nhân có sức rút từ quả tim con người tất cả can đảm, tin tưởng và quảng đại.
– Đòi hỏi biến đổi mà không yêu thương: làm cho bạn mình bất mãn – yêu thương mà không đòi hỏi biến đổi: hạ giá bạn mình.
– Tình yêu không mù quáng: thấy yếu đuối của người yêu và cố gắng gánh vác. Thấy khả năng của người yêu và tế nhị khơi dậy.
– Con hãy tin rằng: đời sống gia đình Công Giáo là một "lối tu đức" riêng biệt.
– Gia đình là tế bào của Hội Thánh, nói cách khác, là một Hội Thánh cỡ nhỏ (Ecclesiuncula) ở đó Chúa Giê-su hiện diện, sinh sống, chết, phục sinh cách mầu nhiệm trong các chi thể ( Đường Hy Vọng, trích chương 19 – Gia đình ).
Phát triển
– Phát triển không phải là chỉ cho ăn, cho mặc, cũng không phải chỉ phát cầy, phát cuốc, đào giếng đào mương. Phát triển là thăng tiến con người toàn diện, làm cho họ sống "xứng người" hơn.
– Món quà tuyệt hảo mà con có thể tặng người giúp việc con không phải là chiếc áo đẹp, đôi giầy tốt, cái đồng hồ quý, nhưng là tình người, tình anh em mà con âm thầm tặng cho họ qua các cử chỉ nhỏ nhặt suốt ngày.
– Đại họa không chỉ là đói khát, khốn khó của các dân tộc nghèo khó. Đại họa chính là sự vô ý thức của các dân tộc nô lệ và bóc lột ( Đường Hy Vọng, trích chương 25 – Phát Triển ).
Dấn thân
– Mức độ dấn thân: "thí mạng" như Chúa Giê-su.
– Con đừng nghĩ dấn thân là lao mình vao những hoạt động hăng say náo nhiệt. Con hãy hiểu nghĩa dấn thân sâu hơn. "Theo gương Chúa, yêu thương đến mức độ quên mình hoàn toàn vì người khác, để hiệp nhất với kẻ khác, hầu họ được phong phú và công việc Chúa nơi họ được thành công."
– Con có phải là hạng người Công Giáo ngoan đạo, sống quanh quẩn trong phòng thánh và con đã hóa nên "nửa thần, nửa thánh, nửa người" không ? Hãy theo Chúa Giê-su ? Thiên Chúa thật là người thật đến với trần gian. Xin con hãy "nhập tịch" làm người lại.
– Chúng ta dùng danh từ phân biệt đạo và đời, hồn và xác, nhưng các yếu tố ấy không thể tách rời nhau được, nó bó kết lẫn nhau trong lòng Con Chúa: Chỉ có một cuộc sống; chỉ có một lịch sử; đạo, đời, hồn, xác đều liên hệ một thiết ( Đ. Hy Vọng, trích chương 26 – Dấn Thân ).
8. ĐOÀN KẾT VÀ HIỆP NHẤT
Hãy sống chúc ngôn của Chúa Ki-tô: "Xin cho họ nên một" bằng cách cổ võ công lý, hòa bình và phát triển để xây dựng một xã hội nhân đạo hơn, bằng các kiên trì và thành tâm theo đuổi việc đối thoại giữa các tôn giáo.
Đoàn kết và hiệp nhất đòi hỏi hy sinh, quên mình, nâng tâm hồn mình lên để yêu nhiều hơn nữa, thực sự tha thứ, biết ơn và quảng đại. Chúa Giê-su đã dạy rằng: "Khi Con Người bị treo lên, thì mọi người được kéo lên cùng Ngài." Cơn thử thách của Giáo Hội, xã hội Việt Nam hôm nay đang bách hại tâm hồn con cái Việt Nam đó là hận thù chia rẽ. Chúng ta lắng nghe sứ điệp đoàn kết hiệp nhất của Đức Mẹ La Vang, Mẹ đã quy tụ mọi người lương giáo về nơi rừng núi ấy, để kiến tạo quê hương và canh tân Giáo Hội. Gương đoàn kết của người xưa là tấm bia không bao giờ mòn: bô lão các làng lân cận dâng hiến đất đai để xây đền thờ Bà bên Đạo.
"Dập dìu kẻ tới người lui,
Trong Nam ngoài Bắc mọi người giáo lương."
Bác ái, đồng phục của người Ki-tô hữu
– Sống huynh đệ rất đẹp, Chúa bảo: "Đâu có hai hay ba người hiệp nhau vì danh Thầy, có Thầy ở đó". Chúa biết khó nên Ngài đòi con số tối thiểu, Ngài không đòi hơn "hai hay ba".
– Chúa chỉ bắt các Tông Đồ mang một đồng phục rẻ tiền mà khó kiếm: "Người ta sẽ lấy dấu này mà biết các con là môn đệ Thầy: các con thương yêu nhau."
– Đâu có tình yêu thương, ở đó có Thiên Chúa; đâu có thù ghét ở đó có hỏa ngục.
– Lấy lý do giúp đỡ, khuyên bảo anh em, con dò chuyện bên này, đem nói bên kia, đó là bác ái tình báo.
– Con chủ trương phải đối thoại, nhưng con không chấp nhận ai nói trái ý con. Đó là "đối thoại có chương trình và giới hạn" hay nói đúng hơn: hai người độc thoại.
– Con không thiếu khuyết điểm. Sao con tức tối và tấn công khuyết điểm của anh em ?
– Con phải nói được cách thành thực rằng: "Tôi không xem ai là kẻ nghịch của tôi , kể cả những người căm thù tôi nhất, những người bắt bớ tôi, thề không đội trời chung với tôi. Tôi luôn xem họ là anh em tôi."
– "Nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở", Lời Chúa rất là thấm thía ! Con hãy đối xử với mọi người khác nhau, kính trọnng từng tâm hồn. Đừng xem con người như một con số, một khối lượng, công là ra đáp số !
– Đừng đê hèn nói xấu người vắng mặt. Hãy nói như lời con được ghi âm, hành động cử chỉ con như được chụp hình ( Đường Hy Vọng, trích chương 31 – Bác Ái ).
ĐHY Fx. Nguyễn Văn Thuận
(sưu tầm)